5 điều cần biết để phát triển sự nghiệp một cách bền vững
Chia sẻ bài viết này
0
(0)

Bạn cảm thấy công việc lặp đi lặp lại, nhàm chán? Không thấy cơ hội thăng tiến nào trong công ty? Nhìn bạn bè liên tục phát triển còn bản thân thì dậm chân tại chỗ? Mỗi ngày đi làm đều chán nản, mất động lực?

Nếu đây đang là những lo lắng của bạn, có thể bạn đang gặp khó khăn trong việc tìm ra hướng phát triển sự nghiệp cho chính mình.

Bài viết này sẽ giúp bạn:

  • Hiểu rõ “Phát triển sự nghiệp” là gì?
  • Nhìn thấy bản thân trong các giai đoạn trên con đường phát triển sự nghiệp.
  • Chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến con đường sự nghiệp.
  • Tầm quan trọng của việc nâng cao kỹ năng
  • Hướng dẫn cách phát triển sự nghiệp bền vững.

Hãy cùng khám phá và tìm ra câu trả lời cho chính mình!

Phát triển sự nghiệp là gì?

Phát triển sự nghiệp là quá trình học tập, rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm, phát triển bản thân trong suốt cuộc đời nhằm đạt được những mục tiêu sự nghiệp mà bản thân mong muốn.

Rõ ràng về con đường phát triển sự nghiệp giúp bạn tiết kiệm thời gian!
Rõ ràng về con đường phát triển sự nghiệp giúp bạn tiết kiệm thời gian!

Các giai đoạn trên con đường phát triển sự nghiệp:

Dựa trên lý thuyết phát triển của tác giả Donald E. Super (1910 – 1994), một người có sức ảnh hưởng mạnh mẽ trong lĩnh vực phát triển nghề nghiệp tại Mỹ. Vào năm 1957, ông đã đề xuất mô hình Phát triển nghề nghiệp theo các giai đoạn cuộc đời và liên tục bổ sung vào các năm 1963, 1970, 1980 và gần nhất 1990.

Theo mô hình này, cuộc đời con người sẽ trải qua 5 giai đoạn phát triển:

  • Giai đoạn Phát triển (mới sinh đến 14 tuổi): đây là giai đoạn mỗi cá nhân tập trung vào việc phát triển khái niệm bản thân và bắt đầu tìm hiểu về thế giới nghề nghiệp,…
  • Giai đoạn Khám phá (15 – 24 tuổi): là giai đoạn mỗi cá nhân trải nghiệm nghề nghiệp khác nhau thông qua các lớp học, hoạt động câu lạc bộ, công việc bán thời gian,… để khám phá sở thích, khả năng và dần tìm ra hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân.
  • Giai đoạn Thiết lập (25 – 44 tuổi): đây là giai đoạn bắt đầu tập trung phát triển để giúp bản thân vững vàng và ổn định trong công việc, quan tâm tới sự thăng tiến và đề bạt trong công việc
  • Giai đoạn Duy trì (45 – 64 tuổi): đây là giai đoạn duy trì công việc, cân bằng cuộc sống và bắt đầu chuẩn bị cho giai đoạn về hưu.
  • Giai đoạn Suy giảm (65 tuổi trở lên): đây là giai đoạn cá nhân chậm lại, nghỉ hưu và quan tâm tới giải trí, làm từ thiện và các hoạt động cộng đồng.

Việc xác định được bản thân đang ở đâu trong các giai đoạn này sẽ giúp bạn đặt cho mình những mong muốn và kỳ vọng phù hợp.

Mỗi giai đoạn sự nghiệp đều cần có một định hướng rõ ràng, nếu bạn chưa có định hướng sự nghiệp lâu dài thì hãy tìm hiểu thêm ở bài viết này nha.

Những yếu tố ảnh hưởng đến con đường phát triển sự nghiệp?

Con đường phát triển sự nghiệp của mỗi cá nhân là một hành trình độc đáo được ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố đan xen nhau.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới quá trình phát triển bản thân
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới quá trình phát triển bản thân

1. Yếu tố cá nhân:

    • Sở thích và năng khiếu: Hiểu được những gì bạn yêu thích và có khả năng làm tốt sẽ giúp bạn tự tin lựa chọn hướng phát triển phù hợp cho chính mình
    • Kỹ năng và kiến thức: Liên tục trao dõi kỹ năng và kiến thức chuyên môn sẽ giúp bạn tăng sự cạnh tranh và tỷ lệ thành công trong công việc.
    • Mục tiêu cá nhân và giá trị: Xác định rõ mục tiêu và giá trị sẽ tạo động lực thúc đẩy bạn nỗ lực hơn mỗi ngày trên hướng phát triển mà mình đã lựa chọn
    • Tính cách và thái độ: thái độ tích cực cùng một tính cách phù hợp với lĩnh vực lựa chọn sẽ giúp bạn hòa nhập và phát triển nhanh hơn.

2. Yếu tố bên ngoài:

    • Thị trường nghề nghiệp, công ty: nhu cầu tuyển dụng, thu nhập phù hợp,… sẽ cần phù hợp với hoàn cảnh của mỗi cá nhân.
    • Mạng lưới mối quan hệ chuyên nghiệp: tập hợp các những người cùng năng lực hoặc biết năng lực của bạn sẽ giúp mở ra được nhiều cơ hội hợp tác và phát triển.
    • Công nghệ và xu hướng: nắm bắt và cập nhật công nghệ mới cũng gia tăng sự cạnh tranh và ngược lại.
    • Kinh tế và xã hội: biến động kinh tế và xã hội dù tốt hay xấu cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới con đường phát triển sự nghiệp của mỗi cá nhân.

Tại sao cần nâng cao các kỹ năng phát triển sự nghiệp?

Phát triển bản thân là mài dũa bản thân mình không ngừng!
Phát triển bản thân là mài dũa bản thân mình không ngừng!

1. Nâng cao năng lực cạnh tranh và cơ hội thăng tiến:

    • Thị trường lao động ngày càng cạnh tranh, việc sở hữu các kỹ năng liên tục phát triển bản thân trong công việc, sự nghiệp sẽ giúp bạn nổi bật hơn các ứng viên khác khi tuyển dụng.
    • Việc phát triển kỹ năng chuyên môn công việc cũng giúp bạn hoàn thành công việc nhanh hơn, đáp ứng yêu cầu tốt hơn để có thể nhận được nhiều vai trò trách nhiệm và cơ hội thăng tiến hơn.

2. Mở rộng cơ hội nghề nghiệp:

Nâng cao khả năng phát triển công việc, sự nghiệp sẽ giúp bạn nhanh chóng thích nghi với thị trường và cập nhật xu hướng từ đó dễ dàng điều chỉnh hay luân chuyển các vị trí trong lĩnh vực đang theo đuổi tạo cơ hội phát triển đa dạng hơn và lên cao hơn trong ngành.

3. Tăng mức lương và thu nhập:

Bạn dễ dàng đàm phán và thỏa thuận mức lương dựa trên sự liên tục phát triển bản thân trong ngành và đóng góp giá trị cho công ty và doanh nghiệp.

4. Tăng sự tự tin và hài lòng trong công việc:

Hoàn thành công việc nhanh chóng, giao tiếp vui vẻ và thoải mái với đồng nghiệp, cấp trên, nhìn thấy sự phát triển bản thân mỗi ngày là thứ giúp bạn luôn tự tin và hài lòng với bản thân.

Khám phá cách nâng cấp kỹ năng phát triển bản thân trong kỷ nguyên AI tại bài viết này.

Làm thế nào để phát triển sự nghiệp một cách bền vững?

Có 3 bước để giúp bạn phát triển sự nghiệp một cách bền vững:

Bước 1: Hiểu bản thân

Hãy bắt đầu hành trình khám phá bản thân với 3 câu hỏi quan trọng:

1. Điều gì khiến bạn cảm thấy vui và hứng thú?

  • Suy ngẫm về những hoạt động, công việc khiến bạn say mê, tràn đầy năng lượng và niềm vui.
  • Ghi chép lại những khoảnh khắc bạn cảm thấy hứng khởi, tò mò và muốn khám phá.

2. Điều gì khiến bạn cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa?

  • Xác định giá trị cốt lõi, mục tiêu và sứ mệnh của bạn trong cuộc sống
  • Suy ngẫm về những điều bạn muốn cống hiến và tạo ra giá trị cho cuộc sống.

3. Điều gì khiến bạn cảm thấy tự tin vào bản thân?

  • Nhận diện điểm mạnh, yếu và tính cách độc đáo của bạn
  • Nhớ lại những thành công, lời khen ngợi và chê bai từ người khác.

Giao thoa của 3 yếu tố trên sẽ là kim chỉ nam dẫn dắt bạn đến với con đường phát triển sự nghiệp phù hợp nhất với chính mình.

Bên cạnh việc nhìn nhận thông qua trải nghiệm, việc hiểu rõ bản chất thật sự của chính mình từ lúc sinh ra cũng là điều rất quan trọng:

  • Bạn có tính cách bẩm sinh gì?
  • Bạn có tiềm năng bẩm sinh ra sao?

Từ đó đối chiếu với trải nghiệm bạn sẽ biết bản thân còn những tiềm năng nào chưa được khai thác từ đó làm cơ sở để xây dựng kế hoạch rèn luyện và phát triển trong tương lai.

Bạn có thể tham khảo công cụ Sinh trắc vân tay để xác định chính xác tính cách và tiềm năng bẩm sinh của chính mình qua đây.

Phát triển bản thân là một hành trình
Phát triển bản thân là một hành trình!

Bước 2: Hiểu thị trường

Sau khi xác định định hướng sự nghiệp phù hợp, bạn cần tiếp tục hành trình bằng cách thâm nhập thị trường lao động để biến định hướng thành thực tế.

Có 3 yếu tố từ rộng đến sâu để các bạn có thể tìm hiểu thị trường:

1. Lĩnh vực, ngành:

  • Khám phá lĩnh vực hình thành, chu kỳ phát triển và giá trị của ngành trong xã hội
  • Nắm bắt xu hướng phát triển, tiềm năng và các rào cản của ngành.

2. Công ty trên thị trường:

  • Nghiên cứu các công ty đầu ngành, văn hóa doanh nghiệp và định hướng phát triển của họ.
  • Phân tích điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức của các công ty mục tiêu.

3. Cơ hội công việc: 

  • Tìm hiểu các vị trí tuyển dụng, yêu cầu công việc và mức thu nhập tương xứng.
  • Khám phá lối sống và môi trường làm việc của các vị trí bạn đang quan tâm

Lần lượt thực hiện 3 bước trên với từng định hướng sự nghiệp sẽ giúp bạn định vị và nhìn ra hướng phát triển sự nghiệp phù hợp trong thực tế.

Khám phá thêm “3 bước lập kế hoạch phát triển sự nghiệp giúp bạn tăng động lực” tại đây nha.

Bước 3: Xây dựng kế hoạch phát triển

Sau khi hoàn thành hai bước phía trên, bạn đã sở hữu một bức tranh về vị trí bản thân và định hướng sự nghiệp phù hợp mà bản thân đang muốn hướng tới.

Cuối cùng bạn đối chiếu nó với hiện trạng bản thân, từ đó xây dựng kế hoạch hành động cụ thể để học tập, rèn luyện và phát triển trong ̉̉̉̉̉6 tháng, 1 năm sắp tới.

Kế hoạch hành động cần bao gồm:

  • Mục tiêu cụ thể: Xác định mục tiêu rõ ràng, đo lường được, khả thi, thực tế và có thời hạn.
  • Hành động: Liệt kê các bước cần thiết để đạt mục tiêu.
  • Thời gian: Xác định thời gian cụ thể cho từng bước hành động
  • Nguồn lực: Xác định nguồn lực cần thiết để thực hiện
  • Đánh giá và điều chỉnh: Đánh giá tiến độ thực hiện kế hoạch thường xuyên và điều chỉnh khi cần thiết.

Hoàn thành bản kế hoạch chỉ là sự khởi đầu. Điều quan trọng là bạn cần thực hiện một cách nghiêm túc, kiên trì và nỗ lực.

Sau khi thực hiện kế hoạch, hãy dành thời gian đánh giá điểm tốt, điểm chưa tốt và những điều có thể cải thiện trong lần xây dựng kế hoạch sau.

Lặp lại quy trình này liên tục sẽ giúp bạn phát triển sự nghiệp một cách bền vững, bất chấp những thay đổi của thị trường hay xã hội.

Tới đây, hy vọng các bạn đã nhìn ra được vấn đề của mình và có được một vài hành động để cải thiện hướng phát triển sắp tới.

Nếu bạn vẫn cảm thấy băn khoăn hay cần được hiểu rõ và được hướng dẫn áp dụng chi tiết hơn để có được hướng phát triển cho mình, bạn có thể liên hệ với CAD qua các đường link ở bên dưới để được hỗ trợ giải đáp thêm bạn nhé!

Xem theo một số lời khuyên về phát triển sự nghiệp của anh Nguyễn Hữu Trí ở video này nha:

Trung tâm sinh trắc vân tay CAD được thành lập vào năm 2013 bởi anh Nguyễn Hữu TríCAD là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ scan và tư vấn ứng dụng sinh trắc vân tay hàng đầu tại Việt Nam với hơn 10 năm kinh nghiệm. Các dịch vụ mà CAD đang triển khai:

  1. Bài test chủng vân tay miễn phí.
  2. Dịch vụ tư vấn sinh trắc vân tay (có phí) dành cho: Phụ huynh và con trẻ, học sinhSinh viên, người đi làm.
  3. Dịch vụ tư vấn giải pháp dựa trên chủng tính cách.

Vote sao cho CAD nhé!

Đánh giá hiện tại: 0 / 5. Số lượng 0

Hãy là người vote sao đầu tiên cho CAD!

NHỮNG NỘI DUNG TƯƠNG TỰ