Chia sẻ bài viết này
0
(0)

Nếu bạn đang:

  • Cảm thấy mơ hồ về định hướng tương lai
  • Luôn cảm thấy chán nản và mất động lực trong cuộc sống
  • Thắc mắc câu hỏi trong đầu:
  • Tôi là ai?
  • Đâu là hướng đi phù hợp với bản thân?
  • Làm cách nào tôi có thể đi tới định hướng phù hợp đó?

Với những biểu hiện trên, rất có thể bạn đang gặp khó khăn trong việc xác định định hướng sự nghiệp của bản thân trong tương lai.

Nội dung bài viết này sẽ giúp bạn hiểu về:

  • Định hướng sự nghiệp là gì?
  • Tại sao cần có định hướng sự nghiệp?
  • Ai là người đang cần định hướng?
  • Những sai lầm phổ biến trong định hướng?
  • Quy trình 3 bước giúp bạn xây dựng định hướng và phát triển sự nghiệp lâu dài, bền vững?

Bắt đầu nào!

 

Định hướng sự nghiệp là gì?

Định hướng sự nghiệp là gì?
Định hướng sự nghiệp là gì?

Định hướng sự nghiệp là quá trình xác định nghề nghiệp phù hợp với sở thích, năng lực, giá trị và mục tiêu của bản thân. Đây là một quá trình quan trọng giúp bạn đạt được thành công và hạnh phúc trong công việc.

Tại sao cần có định hướng sự nghiệp của riêng mình?

#1 Phát huy tối đa tiềm năng bản thân:

Khi bạn chọn đúng ngành nghề, bạn sẽ có cơ hội phát triển tối đa năng lực, sở thích và giá trị của bản thân.

Điều này giúp bạn đạt được hiệu quả cao, tạo ra giá trị cho doanh nghiệp và xã hội.

#2 Tiết kiệm thời gian và công sức:

Việc xác định rõ ràng định hướng sự nghiệp giúp bạn tránh lãng phí thời gian, công sức và tiền bạc cho những con đường không phù hợp khác.

Bạn sẽ tập trung vào những việc cần thiết để đạt được mục tiêu, từ đó rút ngắn thời gian bỏ ra.

#3 Tăng khả năng thành công:

Khi bạn có định hướng sự nghiệp rõ ràng, bạn sẽ có động lực và quyết tâm để theo đuổi mục tiêu hơn.

Bạn sẽ chủ động học hỏi, rèn luyện và phát triển bản thân để đáp ứng yêu cầu của công việc.

Nhờ đó, bạn sẽ có khả năng thành công cao hơn trong sự nghiệp của chính mình.

#4 Mang lại sự hài lòng và hạnh phúc:

Làm việc trong lĩnh vực phù hợp sẽ giúp bạn cảm thấy hứng thú, đam mê và có nhiều cơ hội học hỏi và phát triển hơn.

Mỗi ngày đi làm đều luôn cảm thấy hài lòng, hạnh phúc và vui vẻ hơn khi bản thân mình thực sự lựa chọn chứ không phải chỉ làm vì cơm áo, gạo tiền.

Từ đó, bạn sẽ có một cuộc sống cân bằng và bình an hơn.

#5 Sẵn sàng thích nghi với biến động của thị trường:

Thị trường lao động luôn thay đổi, do đó, việc định hướng sự nghiệp giúp bạn chuẩn bị tốt và kỹ lưỡng hơn cho những thay đổi này.

Bạn có khả năng thích ứng và phát triển trong công việc mới nếu cần phải luân chuyển hay công ty bị phá sản do biến động kinh tế.

Qua đó, bạn sẽ có một sự nghiệp bền vững và lâu dài hơn.

Ai là người đang cần định hướng sự nghiệp?

Định hướng sự nghiệp nên được thực hiện càng sớm càng tốt!
Định hướng sự nghiệp nên được thực hiện càng sớm càng tốt!

#1 Học sinh, sinh viên:

Học sinh THPT: đang phân vân lựa chọn ngành học, trường đại học phù hợp

Sinh viên đại học: nghi ngờ ngành học hiện tại, còn mơ hồ về hướng phát triển lâu dài cho bản thân

#2 Sinh viên vừa tốt nghiệp/người mới đi làm:

Đang tìm kiếm việc làm phù hợp

Mong muốn tìm hướng phát triển lâu dài, bền vững hơn.

#3 Người đi làm trên 2 năm:

Cảm thấy chán nản, mệt mỏi với công việc hiện tại.

Mong muốn thay đổi công việc hoặc thăng tiến sự nghiệp.

#4 Người thất nghiệp:

Muốn tìm kiếm một công việc mới phù hợp với bản thân.

Mong muốn thay đổi và bắt đầu lại với định hướng sự nghiệp mới.

6 sai lầm phổ biến khi xây dựng định hướng sự nghiệp?

Bạn đã mắc sai lầm nào dưới đây?
Bạn đã mắc cái nào trong 6 sai lầm dưới đây?

#1 Chọn định hướng sự nghiệp theo ý kiến của người khác:

Cha mẹ, bạn bè, thầy cô,… có thể đưa ra lời khuyên cho bạn nhưng cuối cùng bạn vẫn phải là người quyết định.

Việc lựa chọn định hướng sự nghiệp không phù hợp với bản thân sẽ dễ dẫn tới chán nản, bỏ cuộc và thất bại.

#2 Không đầu tư thời gian, công sức để tìm hiểu bản thân:

Hiểu rõ về năng lực, sở thích, giá trị, mục tiêu của bản thân là yếu tố quan trọng để giúp bạn tìm ra được định hướng phù hợp cho chính mình.

Nếu bỏ qua bước này, bạn sẽ dễ đưa ra lựa chọn một cách chủ quan và dẫn tới sai lầm.

#3 Chỉ dựa vào hứng thú, sở thích:

Sở thích, đam mê cũng là một yếu tố quan trọng nhưng không phải là duy nhất trong việc lựa chọn định hướng phù hợp với bản thân.

Cần cân nhắc thêm các yếu tố còn lại như năng lực, giá trị và mục tiêu để tìm ra định hướng phù hợp nhất.

#4 Không thực tế với thị trường lao động:

Chọn định hướng sự nghiệp không phù hợp với thị trường lao động hoặc yêu cầu quá cao ở bản thân, ở năng lực bản thân cũng dẫn tới thất bại.

Hãy tỉnh táo và thực tế, cân nhắc các tình huống phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh bản thân để tìm ra con đường có khả năng thành công cao hơn.

#5 Làm theo cảm tính và không có kế hoạch:

Khi đã có định hướng thì cũng phải cần thêm kế hoạch hành động cụ thể để đạt được mục tiêu.

Có hiểu và có kỹ năng xây dựng kế hoạch phù hợp như liệt kế các bước hành động, thời gian hay nguồn lực,…

#6 Dễ dàng bỏ cuộc:

Định hướng sự nghiệp là một quá trình lâu dài và cần nhiều sự kiên trì để liên tục thử nghiệm và rút ra bài học để khiến cho định hướng sự nghiệp càng ngày càng trở nên rõ ràng và thực tế hơn.

Sẽ luôn có khó khăn, thử thách và những việc ngoài kế hoạch đòi hỏi bạn phải vững vàng và không ngừng cố gắng, nỗ lực.

Làm thế nào để xây dựng định hướng và phát triển sự nghiệp một cách bền vững?

Có 3 bước để giúp bạn xây dựng định hướng và phát triển sự nghiệp một cách bền vững:

Bước 1: Hiểu bản thân

Hãy bắt đầu hành trình khám phá bản thân với 3 câu hỏi quan trọng:

  • Điều gì khiến bạn cảm thấy vui và hứng thú?
  • Suy ngẫm về những hoạt động, công việc khiến bạn say mê, tràn đầy năng lượng và niềm vui.
  • Ghi chép lại những khoảnh khắc bạn cảm thấy hứng khởi, tò mò và muốn khám phá.
  • Điều gì khiến bạn cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa?
  • Xác định giá trị cốt lõi, mục tiêu và sứ mệnh của bạn trong cuộc sống
  • Suy ngẫm về những điều bạn muốn cống hiến và tạo ra giá trị cho cuộc sống.
  • Điều gì khiến bạn cảm thấy tự tin vào bản thân?
  • Nhận diện điểm mạnh, yếu và tính cách độc đáo của bạn
  • Nhớ lại những thành công, lời khen ngợi và chê bai từ người khác.

Giao thoa của 3 yếu tố trên sẽ là kim chỉ nam dẫn dắt bạn đến với định hướng sự nghiệp phù hợp nhất với chính mình.

Hiểu bản thân là nấc thang đầu tiên đi đến định hướng sự nghiệp
Hiểu bản thân là nấc thang đầu tiên đi đến định hướng sự nghiệp

Bên cạnh việc nhìn nhận thông qua trải nghiệm, việc hiểu rõ bản chất thật sự của chính mình từ lúc sinh ra cũng là điều rất quan trọng:

  • Bạn có tính cách bẩm sinh gì?
  • Bạn có tiềm năng bẩm sinh ra sao?

Từ đó đối chiếu với trải nghiệm bạn sẽ biết bản thân còn những tiềm năng nào chưa được khai thác từ đó làm cơ sở để xây dựng kế hoạch rèn luyện và phát triển trong tương lai.

Bạn có thể tham khảo công cụ Sinh trắc vân tay để xác định chính xác tính cách và tiềm năng bẩm sinh của chính mình qua bài viết này.

Bước 2: Hiểu thị trường

Sau khi xác định định hướng sự nghiệp phù hợp, bạn cần tiếp tục hành trình bằng cách thâm nhập thị trường lao động để biến định hướng thành thực tế.

Có 3 yếu tố từ rộng đến sâu để các bạn có thể tìm hiểu thị trường:

  • Lĩnh vực, ngành:
  • Khám phá lĩnh vực hình thành, chu kỳ phát triển và giá trị của ngành trong xã hội
  • Nắm bắt xu hướng phát triển, tiềm năng và các rào cản của ngành.
  • Công ty trên thị trường:
  • Nghiên cứu các công ty đầu ngành, văn hóa doanh nghiệp và định hướng phát triển của họ.
  • Phân tích điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức của các công ty mục tiêu.
  • Cơ hội công việc: 
  • Tìm hiểu các vị trí tuyển dụng, yêu cầu công việc và mức thu nhập tương xứng.
  • Khám phá lối sống và môi trường làm việc của các vị trí bạn đang quan tâm

Lần lượt thực hiện 3 bước trên với từng định hướng sự nghiệp sẽ giúp bạn định vị và nhìn ra hướng phát triển phù hợp trong thực tế.

Bước 3: Xây dựng kế hoạch phát triển

Sau khi hoàn thành hai bước phía trên, bạn đã sở hữu một bức tranh về vị trí bản thân và định hướng sự nghiệp phù hợp mà bản thân đang muốn hướng tới.

Cuối cùng bạn đối chiếu nó với hiện trạng bản thân, từ đó xây dựng kế hoạch hành động cụ thể để học tập, rèn luyện và phát triển trong ̉̉̉̉̉6 tháng, 1 năm sắp tới.

Kế hoạch hành động cần bao gồm:

  1. Mục tiêu cụ thể: Xác định mục tiêu rõ ràng, đo lường được, khả thi, thực tế và có thời hạn.
  2. Hành động: Liệt kê các bước cần thiết để đạt mục tiêu.
  3. Thời gian: Xác định thời gian cụ thể cho từng bước hành động
  4. Nguồn lực: Xác định nguồn lực cần thiết để thực hiện
  5. Đánh giá và điều chỉnh: Đánh giá tiến độ thực hiện kế hoạch thường xuyên và điều chỉnh khi cần thiết.

Hoàn thành bản kế hoạch chỉ là sự khởi đầu. Điều quan trọng là bạn cần thực hiện một cách nghiêm túc, kiên trì và nỗ lực.

Sau khi thực hiện kế hoạch, hãy dành thời gian đánh giá điểm tốt, điểm chưa tốt và những điều có thể cải thiện trong lần xây dựng kế hoạch sau.

Lặp lại quy trình này liên tục sẽ giúp bạn phát triển sự nghiệp một cách bền vững, bất chấp những thay đổi của thị trường hay xã hội.

Để tìm hiểu thêm về việc chọn ngành, nghề phù hợp bạn có thể xem thêm video của anh Nguyễn Hữu Trí dưới đây nha:

Tới đây, hy vọng các bạn đã nhìn ra được vấn đề của mình và có được một vài hành động để cải thiện hướng phát triển sắp tới.

Nếu bạn vẫn cảm thấy băn khoăn hay cần được hiểu rõ và được hướng dẫn áp dụng chi tiết hơn để có được hướng phát triển cho mình, bạn có thể liên hệ với CAD qua các thông tin bên dưới để được hỗ trợ giải đáp thêm bạn nhé!

 

Trung tâm sinh trắc vân tay CAD được thành lập vào năm 2013 bởi anh Nguyễn Hữu TríCAD là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ scan và tư vấn ứng dụng sinh trắc vân tay hàng đầu tại Việt Nam với hơn 10 năm kinh nghiệm. Các dịch vụ mà CAD đang triển khai:

  1. Bài test chủng vân tay miễn phí.
  2. Dịch vụ tư vấn sinh trắc vân tay (có phí) dành cho: Phụ huynh và con trẻ, học sinhSinh viên, người đi làm.
  3. Dịch vụ tư vấn giải pháp dựa trên chủng tính cách.

Vote sao cho CAD nhé!

Đánh giá hiện tại: 0 / 5. Số lượng 0

Hãy là người vote sao đầu tiên cho CAD!