[2024] 3 bước xây dựng thái độ làm việc tích cực để phát triển sự nghiệp
Chia sẻ bài viết này
0
(0)

“Thái độ quan trọng hơn trình độ. Cần có thái độ làm việc tốt, tích cực thì mới thành công được!”

Chắc hẳn các bạn sẽ cảm thấy khá quen với những lời khuyên tương tự như trên. Nhưng sự thật có phải vậy không?

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu về:

  • Thái độ làm việc là gì?
  • Như thế nào là thái độ làm việc tích cực?
  • Thái độ quan trọng hơn trình độ hiểu thế nào cho đúng?
  • Tại sao một người lại có thái độ làm việc tích cực hay tiêu cực?
  • Cách xây dựng một thái độ làm việc tích cực?

Cùng đọc bài viết và có câu trả lời rõ ràng cho chính mình, bạn nhé!

Thái độ làm việc và thái độ làm việc tích cực

Cùng CAD tìm hiểu về 2 khái niệm cơ bản này nha.

Thái độ và thái độ tích cực trong công việc?
Thái độ và thái độ tích cực trong công việc?

Thái độ làm việc là gì?

Thái độ làm việc là cách nhìn nhận, đánh giá và hành xử của một người đối với công việc mà họ đang làm. Nó sẽ ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả và sự thành công của mỗi cá nhân trong công việc đó.

Nếu bạn có thái độ làm việc tích cực sẽ dễ dàng được tin tưởng và nhiều người yêu mến. Ngược lại với thái độ làm việc tiêu cực sẽ dễ gặp khó khăn trong công việc và không được sếp, đồng nghiệp đánh giá cao.

Như thế nào là thái độ làm việc tích cực và tiêu cực?

Thái độ làm việc tích cực thường được mọi người nhìn nhận là người:

  • Luôn có tinh thần hăng hái, nhiệt tình, sẵn sàng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
  • Có tinh thần trách nhiệm cao, chủ động trong công việc.
  • Tự tin vào khả năng của bản thân, luôn tìm tòi, học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn.
  • Có ý thức hợp tác, đoàn kết với đồng nghiệp.
  • Biết ơn và trân trọng cơ hội được làm việc.

Ngược lại với đó là thái độ làm việc tiêu cực:

  • Lười biếng, thiếu trách nhiệm, thường xuyên trễ hạn, làm việc qua loa.
  • Hay than vãn, phàn nàn, đổ lỗi cho người khác.
  • Thiếu tinh thần hợp tác, hay ganh đua, đố kỵ với đồng nghiệp.
  • Không biết ơn và trân trọng cơ hội được làm việc.

“Thái độ quan trọng hơn trình độ” hiểu thế nào cho đúng?

Thái độ và trình độ là 2 mảnh ghép trong sự thành công sự nghiệp
Thái độ và trình độ là 2 mảnh ghép trong sự thành công sự nghiệp

Thái độ ở đây được hiểu là thái độ của bản thân với công việc và thái độ đối với việc hợp tác và phối hợp với môi trường.

  • Thái độ đối với công việc: sự cầu thị, ham học hỏi, vượt khó khăn và liên tục nâng cấp kiến thức, kỹ năng chuyên môn để đáp ứng tốt nhất cho yêu cầu công việc và các nhiệm vụ được giao.
  • Thái độ với môi trường làm việc: thể hiện ở cách thức hợp tác, phối hợp cùng làm việc để hướng tới mục tiêu chung của tổ chức. Bên cạnh đó là việc tạo mối quan hệ thoải mái tốt đẹp cùng đồng nghiệp và các mối quan hệ liên quan.

Còn trình độ được hiểu là trình độ chuyên môn bao gồm: kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm từ đó giúp bạn có thể hoàn thành công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Như vậy nếu nhìn mọi thứ một cách khách quan hơn thì cả 2 yếu tố này đều quan trọng và cần thiết cho sự phát triển và thăng tiến trong công việc, sự nghiệp của chính bạn. 

Tại sao một người lại có thái độ làm việc tích cực hay tiêu cực?

Nhìn nhận sâu hơn trong khía cạnh cá nhân mỗi người, thái độ làm việc tích cực hay tiêu cực thật ra chỉ là biểu hiện của việc bạn có đang thấu hiểu bản thân và có một định hướng sự nghiệp rõ ràng hay không?

Đôi khi ta thấy mình như đứa trẻ lạc đường
Đôi khi ta thấy mình như đứa trẻ lạc đường

Chưa hiểu bản thân

Nếu một người thực sự thấu hiểu bản thân họ sẽ luôn nhìn nhận, đối chiếu lại với chính mình để hiểu xem nguyên nhân nào khiến bản thân có thái độ làm việc tiêu cực từ đó có hướng giải quyết phù hợp để thay đổi thái độ một cách sâu sắc và bền vững hơn không chỉ trong công việc hiện tại mà có thể cho cả các công việc khác trong tương lai.

Ví dụ: Bạn được sếp đánh giá về thái độ làm việc gần đây có phần hơi thiếu trách nhiệm và hoàn thành không tốt những nhiệm vụ được giao. 

Nếu một người chưa hiểu bản thân họ có thể không chấp nhận hoặc khó chịu thậm chí tiêu cực nhưng nếu một người đã thấu hiểu bản thân thì sẽ bình tĩnh hỏi sâu hơn về đánh giá đó đến từ hành động nào của mình để rồi sau đó bạn nhận ra nguyên nhân đến từ việc bạn đang bị quá tải công việc (quá nhiều deadline, quá nhiều vai trò,…).

Khi đó bạn sẽ chủ động nhận lỗi và quay về cân bằng lại các vai trò, cắt giảm bớt những việc chưa hiệu quả để từ đó hoàn thành những trách nhiệm được giao và lại được đánh giá là một cá nhân có thái độ làm việc tích cực chẳng hạn.

Chưa có định hướng sự nghiệp rõ ràng

Bên cạnh việc hiểu bản thân, bạn cũng cần có một định hướng phát triển sự nghiệp rõ ràng, bạn hiểu rõ công việc hiện tại sẽ đóng góp vai trò như thế nào trong định hướng lâu dài của bản thân. 

Mỗi ngày đi làm nỗ lực cố gắng không phải chỉ để kiếm tiền mà còn để thực hiện được giấc mơ sự nghiệp như mình mong muốn bạn sẽ cảm thấy vui và hạnh phúc với công việc. Khi đó bạn sẽ luôn tràn đầy năng lượng, sự nỗ lực và cống hiến hết mình cho công việc sẽ tạo ra thái độ làm việc tích cực. 

Ngược lại khi bạn mơ hồ về định hướng sự nghiệp, mỗi ngày đi làm của bạn chỉ là để kiếm tiền, việc nào kiếm được nhiều tiền thì làm, ít tiền thì nghỉ.

Từ đó dẫn tới sự tạm bợ trong công việc và khiến cho thái độ làm việc của bạn sẽ dễ bị rơi vào tiêu cực và chán nản nếu công việc gặp khó khăn, công ty gặp vấn đề hoặc hay “đứng núi này trông núi nọ” dẫn tới không được mọi người nhìn nhận và đánh giá cao.

Cách xây dựng một thái độ làm việc tích cực

Sẽ có 3 bước cơ bản giúp bạn rèn luyện được một thái độ làm việc tích cực trong công việc hiện tại của chính mình:

Hiểu bản thân để đặt ra mục tiêu đúng
Hiểu bản thân để đặt ra mục tiêu đúng

Tìm cách để thấu hiểu chính xác bản thân

Việc thấu hiểu bản thân đòi hỏi bạn phải dành thời gian chiêm nghiệm lại những việc xảy ra trong quá khứ: những công việc cũ, những lần tiếp xúc với mọi người xung quanh, những lời đánh giá hay nhận xét của mọi người để từ đó giúp bạn trả lời câu hỏi:

  • Tôi là ai? Tôi có những nét tính cách đặc trưng gì?
  • Tôi có năng lực: điểm mạnh, điểm yếu gì?

Bên cạnh việc tự nhìn nhận bản thân, bạn cũng có thể sử dụng một số công cụ hỗ trợ thấu hiểu như các bộ câu hỏi dẫn dắt, trắc nghiệm tính cách (MBTI, DISC,…) để kết hợp nhìn nhận. 

Hoặc bạn cũng có thể sử dụng tới công cụ hiện đại hơn như công nghệ Sinh trắc học vân tay, một công cụ giúp bạn hiểu tính cách và tiềm năng bẩm sinh qua sự tương quan giữa não bộ và vân tay từ đó đối chiếu với trải nghiệm sống bạn sẽ có một cách nhìn nhận chính xác và khách quan hơn về con người mình. 

Bạn có thể tìm hiểu thêm về Sinh trắc vân tay và cách ứng dụng đó qua bài viết này.

Khi đã thấu hiểu bản thân, bạn sẽ nhìn nhận và thấu hiểu sâu sắc từng thái độ làm việc tích cực hay tiêu cực mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng,… của chính mình và có thể có giải pháp điều chỉnh lại khi bạn mong muốn.

Định hướng sự nghiệp cho bản thân

Đây sẽ là kim chỉ nam trong công việc của bạn, là thứ giúp bạn có động lực làm việc mỗi ngày. Việc xác định được định hướng sự nghiệp phù hợp với mỗi người sẽ dựa trên 3 yếu tố chính:

  • Định hướng phù hợp với sở thích và mong muốn cá nhân?
  • Định hướng phù hợp với năng lực cá nhân?
  • Định hướng phù hợp với cơ hội và nhu cầu thị trường?

Việc thấu hiểu bản thân cũng phần nào hỗ trợ bạn trong việc xác định hướng sự nghiệp phù hợp với chính mình.

Bạn có thể xem thêm nội dung của bài viết hướng dẫn chi tiết các bước xác định định hướng sự nghiệp tại bài viết này.

Xây dựng mục tiêu và kế hoạch phát triển

Thông qua định hướng sự nghiệp bạn bắt đầu liên hệ với công việc hiện tại và xây dựng mục tiêu và kế hoạch phát triển trong 3 – 6 tháng, 6 – 1 năm từ đó giúp bạn rõ ràng và chủ động hơn trong công việc.

Mục tiêu và kế hoạch hành động cần bao gồm:

  1. Mục tiêu cụ thể: Xác định mục tiêu rõ ràng, đo lường được, khả thi, thực tế và có thời hạn.
  2. Hành động: Liệt kê các bước cần thiết để đạt mục tiêu.
  3. Thời gian: Xác định thời gian cụ thể cho từng bước hành động
  4. Nguồn lực: Xác định nguồn lực cần thiết để thực hiện
  5. Đánh giá và điều chỉnh: Đánh giá tiến độ thực hiện kế hoạch thường xuyên và điều chỉnh khi cần thiết.

Thông qua các bước trên, bạn sẽ có một sự nhìn nhận rõ ràng về công việc và vai trò của nó trong con đường phát triển tương lai của bạn từ đó giúp bạn có thái độ và tinh thần làm việc nghiêm túc, tích cực hơn. Bạn có thể bổ sung thêm việc học một số kỹ năng để gia tăng thái độ làm việc tích cực như: 7 thói quen của sự hiệu quả,…

Hy vọng nội dung bài viết sẽ hữu ích với các bạn. Nếu bạn nào có băn khoăn hay gặp một số khó khăn trong việc áp dụng để thấu hiểu bản thân, xác định mục tiêu và định hướng có thể liên hệ thêm với CAD qua tín nhắn hoặc fanpage để được hỗ trợ bạn nhé!

Trung tâm sinh trắc vân tay CAD được thành lập vào năm 2013 bởi anh Nguyễn Hữu TríCAD là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ scan và tư vấn ứng dụng sinh trắc vân tay hàng đầu tại Việt Nam với hơn 10 năm kinh nghiệm. Các dịch vụ mà CAD đang triển khai:

  1. Bài test chủng vân tay miễn phí.
  2. Dịch vụ tư vấn sinh trắc vân tay (có phí) dành cho: Phụ huynh và con trẻ, học sinhSinh viên, người đi làm.
  3. Dịch vụ tư vấn giải pháp dựa trên chủng tính cách.

Vote sao cho CAD nhé!

Đánh giá hiện tại: 0 / 5. Số lượng 0

Hãy là người vote sao đầu tiên cho CAD!

NHỮNG NỘI DUNG TƯƠNG TỰ