Sự mông lung, những câu hỏi luẩn quẩn như “chọn ngành này thì có hợp không ta?”, “chọn ngành này có tương lai không??”… là những thử thách rất phổ biến mà những bạn đang trong giai đoạn chọn ngành, định hướng nghề nghiệp phải đối mặt.
Bài viết này sẽ không hướng dẫn bạn cách chọn ngành sao cho đúng vì CAD nghĩ rất khó để có một công thức chung cho tất cả mọi người trong vấn đề này. Thay vào đó CAD sẽ kể cho bạn nghe một câu chuyện thực tế của một bạn trẻ tên là Hải. Bạn đã mông lung, không biết chọn ngành nào và bây giờ bạn đang rất tự tin với lựa chọn của mình hiện tại.
Vậy điều gì đã làm Hải thay đổi? Hãy cùng CAD đọc hết câu chuyện này nhé!
Chặng hành trình chọn ngành của Hồng Hải.
Câu chuyện của bạn Nguyễn Hồng Hải.
Bạn tên là Nguyễn Hồng Hải, 18 tuổi. Hải vừa mới hoàn thành kì thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023. Thử thách của Hải trước khi gặp CAD đó là sự mông lung và mối băn khoăn thường trực giữa nhiều ngành nghề và bạn không chắc chắn về một phía nào cả.
Tìm giải pháp chọn ngành, định hướng nghề nghiệp cho bản thân.
Theo chia sẻ của Hải, sự phân vân trong việc chọn ngành đã xuất hiện hồi bạn học lớp 10. Lúc đó bạn có hơi thích thích 3 ngành đó là Nhạc sĩ, Quản trị nhân sự và Tâm lý học. Ban đầu Hải hơi thiên về tâm lý học nhưng khi nhìn lại thì thấy ngành này ở Việt Nam chưa có nhiều nhu cầu nên nghĩ là chưa có tương lai lắm. Sau đó Hải thử thực hiện bài kiểm tra DISC để có thêm gợi ý… kết quả bài kiểm tra hướng bạn tới ngành Quản trị nhân sự, tuy nhiên sau khi hỏi một số anh chị quen biết thì Hải cảm nhận không phù hợp lắm vì ngành học đó còn khá mới đối với bạn.
Với lựa chọn cuối cùng là Nhạc sĩ, Hải mạo muội kể với CAD:
Khi đó, em thấy rất hứng thú vì lớp 10 em đã đi hát trong trường và em cũng nghe nhạc nhiều nữa, em thấy mình rất thích những giai điệu đó. Chỉ là khi nghĩ về tương lai xa em cũng hơi lo lắng “rồi mình sẽ sáng tác nhạc cho ai?”, “Theo âm nhạc thì có mạo hiểm quả không?”, “Cái này là thế mạnh hay chỉ là sở thích nhất thời thôi??”… Sau đó em rơi vào hoang mang luôn vì không còn ngành nào mà em chọn được hết…
Sau đó Hải lại đi tìm thêm giải pháp định hướng nghề nghiệp khác và lúc đó bạn lần đầu biết tới anh Nguyễn Hữu Trí và chương trình tư vấn sinh trắc vân tay CAD. Sự kiện này được cho là bước ngoặt cho chặng hành trình 1 năm trải nghiệm và chọn ngành của Hải sau này.
Chọn ngành là một hành trình!
Chọn ngành là một hành trình chứ không phải một quyết định ngay lập tức.
Sau khi thực hiện sinh trắc vân tay, Hải được tư vấn viên của CAD tư vấn về cách định hướng và chọn ngành học dựa vào kết quả sinh trắc vân tay của mình. Theo kết quả sinh trắc Hải biết mình có thế mạnh nhiều nhất ở trí thông minh tương tác, sau đó là trí thông minh về nội tâm, thứ ba là trí thông minh tự nhiên và cuối cùng là trí thông minh vận động. Dựa vào đó mà CAD gợi ý cho bạn thử tập trung vào 4 khía cạnh này nhiều hơn.
Suốt một năm sau khi sinh trắc, Hải bắt đầu thử đi ra ngoài nhiều hơn để quan sát thế mạnh tương tác của mình, khác rất nhiều so với lúc trước, khi đó bạn thường chỉ quanh quẩn ở nhà và có rất ít bạn bè. Và Hải chia sẻ thêm về cách mà bạn trải nghiệm trí thông minh vận động nhiều hơn trước, thử các môn nhảy hay các môn thể thao như chạy bộ, bơi lội…
Trong lúc em vận động, em thấy rất là vui, giống như thứ đó đúng là dành cho mình vậy!
Sau khi biết mình có trí thông minh nội tâm, Hải thử viết nhật ký nhiều hơn thay vì lưu giữ trong đầu, bạn tìm cách kết nối với bản thân nhiều hơn để biết xem điều mình muốn gì, điều mình thích là gì… và đây là điều khiến bạn ngạc nhiên:
Điều khiến em bất ngờ nhất: trí thông minh tương tác lại là thế mạnh lớn nhất của em trong khi trước giờ em vẫn nghĩ em là người hướng nội và mặc nhiên là không có giao tiếp với con người giỏi như là hướng ngoại.
Bên cạnh việc Hải hiểu về bản thân mình nhiều hơn thì dựa vào kết quả phân tích bán cầu não, bạn cũng khoanh vùng được những hướng đi sắp tới của mình để trải nghiệm và lựa chọn ngành học.
Em khoanh vùng được Marketing và Tâm lý học là hai hướng em thấy là có tiềm năng. Sau đó em xoáy sâu và tìm hiểu rất kỹ. Thay vì nghiên cứu tài liệu, em thử tìm kiếm các cơ hội việc làm, thực tập sinh tại một số vị trí liên quan với hai ngành đó.
Sau một năm làm sinh trắc vân tay…
“Cho đến hiện tại em thấy mình khá tự tin và đã lựa chọn cho mình hai ngành mà mình thấy rất phù hợp với sở thích và thế mạnh của mình, đó là Marketing và Tâm lý học. Mặc dù hiện tại chưa có kết quả trúng tuyển nhưng em nghĩ việc lựa chọn ngành bây giờ khá thoải mái với em vì em thấy chọn ngành nào học thì mình cũng thấy hài lòng cả!”
Đó là chặng đường tìm kiếm, thử nghiệm của Hải để chọn ngành học mà mình thấy phù hợp. Nếu chọn một điều duy nhất mà chúng ta có thể học được qua câu chuyện này thì CAD nghĩ đó là tinh thần dám hành động để kiếm chứng năng lực bẩm sinh của Hải. Thay vì như nhiều người, họ tìm tới một giải pháp định hướng nghề nghiệp nào đó và tin ngay vào khuyến nghị của chuyên gia để lựa chọn thay vì xem nó như lời gợi ý và kiểm chứng lại…
Bởi vì cuối cùng, chỉ có chính mình mới thực sự biết điều gì phù hợp với mình thôi đúng không!?
Hi vọng bài viết này sẽ cho bạn một góc nhìn mới về vấn đề của mình. Để xem thêm những câu chuyện thú vị khác thì bạn hãy truy cập tại đây nhé!
Dành cho bạn nào muốn biết rõ hơn về phương pháp sinh trắc vân tay mà Hải đã thực hiện thì hãy truy cập vào đây để tìm hiểu nha. Xin cảm ơn!
Ngoài ra bạn có thể xem đầy đủ phần chia sẻ của Hồng Hải với CAD ở video dưới đây nha:
Video chia sẻ của bạn Nguyễn Hồng Hải.