Sự khác biệt giữa lãnh đạo và quản lý là gì? KHẢ NĂNG LÃNH ĐẠO bắt nguồn từ những kỹ năng nào? Làm cách nào để rèn luyện năng lực lãnh đạo? Tất cả sẽ được đề cập đến trong bài viết dưới đây, cùng CAD tìm hiểu nhé!
Sự khác biệt giữa khả năng lãnh đạo và quản lý
Về khái niệm, khả năng lãnh đạo là toàn bộ năng lực, tư duy định hướng, dẫn dắt, truyền cảm hứng cho các thành viên trong nhóm hoặc tổ chức.
Trong khi đó quản lý sẽ phụ trách điều hành một khâu/bộ phận nào đó theo kế hoạch cụ thể hay kiểm soát dựa trên quy định chung. Vậy nên lãnh đạo là người hội tụ kinh nghiệm về bề rộng, còn quản lý là người thiên về chiều sâu.
Trong một tổ chức, người lãnh đạo cần có tầm nhìn chiến lược, tư duy dài hạn, từ đó trao quyền cho những người quản lý giám sát về mặt chuyên môn để đạt hiệu quả công việc tốt nhất.
Cũng chính vì vậy chúng ta có thể thấy trong một công ty chỉ có một Chủ tịch duy nhất còn Giám đốc sẽ chia theo từng chuyên môn bộ phận như tài chính, kinh doanh, marketing, nhân sự,…
Một điều quan trọng nữa khi nói về nhà lãnh đạo đó là họ sẽ định hình phong cách, văn hóa của cả một tập thể. Vì vậy người lãnh đạo giỏi phải là người kiên nhẫn, biết lắng nghe, đáng tin cậy, sáng tạo, tích cực, giỏi giao tiếp, giỏi xây dựng mối quan hệ, linh hoạt, sẵn sàng chấp nhận rủi ro, khả năng truyền đạt, cố vấn xuất sắc,…
Nhìn nhận về khả năng lãnh đạo
Để hiểu hơn về ứng dụng của khả năng lãnh đạo chúng ta hãy xem xét chúng ở các góc độ sau:
Khả năng lãnh đạo trong công việc
Ở góc độ điển hình này, minh chứng tốt nhất là bạn hãy nhìn vào những vị trí quản lý cấp cao trong công ty như giám đốc bộ phận, tổng giám đốc, chủ tịch,…. cách mà các Sếp đánh giá, giám sát, giao việc, xử lý vấn đề, giao tiếp với nội bộ, với đối tác, khách hàng chính là tổng hợp của khả năng lãnh đạo.
Bằng kinh nghiệm và quyền hạn của mình họ rất nhanh đưa ra những quy định với tầm nhìn tổng thể. Quy định đó được toàn bộ cấp dưới thực thi và tuân thủ dù có hay không sự giám sát từ chính người ban hành, đây được gọi là tầm ảnh hưởng của nhà lãnh đạo.
Hơn hết văn hóa công ty được xây dựng từ chính người lãnh đạo, nội bộ có đoàn kết hay không, tương lai phát triển theo hướng nào cũng được định hình từ cấp lãnh đạo.
Khả năng lãnh đạo trong học tập
Trong môi trường học tập bên cạnh ảnh hưởng từ người lãnh đạo là Hiệu trưởng, chính bản thân mỗi GVCN, lớp trưởng, trưởng nhóm cũng mang đặc quyền lãnh đạo từ việc quản lý đội nhóm.
Nhìn từ góc độ teamwork, các leader cũng cần tới khả năng lãnh đạo để đưa ra phương hướng giải quyết vấn đề và thuyết phục các thành viên nghe theo mình. Đó là điều cơ bản nhất về năng lực lãnh đạo được rèn giũa trên ghế nhà trường.
Sẽ ra sao nếu người lãnh đạo không có khả năng lãnh đạo?
Sẽ ra sao nếu bạn đang ở cấp quản lý nhưng không có hoặc yếu về khả năng lãnh đạo?
- Thứ nhất, các thành viên sẽ không nghe theo bạn vì bạn không chứng minh được năng lực và tầm ảnh hưởng.
- Thứ hai, bạn không nhận được sự tin phục của cấp dưới dành cho cấp trên vì họ luôn nghi ngờ về khả năng của bạn.
- Thứ ba, bạn chần chừ không đưa ra được quyết định kịp thời làm vụt mất cơ hội cho công ty và mất lòng tin với cấp dưới.
- Thứ tư, bạn thiếu kiên nhẫn, thiếu sự đồng cảm nên tự tạo khoảng cách với các bộ phận bên dưới, không hòa hợp được với nhân viên bạn càng khó tiếp cận để hiểu họ hơn.
- Thứ tư, bạn giao tiếp kém nên dễ gây hiểu lầm, gây mất lòng nội bộ lẫn ngoại giao bên ngoài.
- Thứ năm, bạn đặt ra những quy định không phù hợp với nguyện vọng và tình hình thực tế tạo nên một môi trường gò bó làm cho nhân viên không muốn gắn kết lâu dài với công ty…
Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng lãnh đạo
Khả năng lãnh đạo của một người được bắt nguồn từ những yếu tố hay kỹ năng nào? Cùng CAD phân tích nhé:
- Kỹ năng giao tiếp: đây là kỹ năng quan trọng hàng đầu giúp bạn kết nối, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với nội bộ, ngoại giao; hơn hết giao tiếp tốt giúp khả năng truyền đạt và cố vấn của bạn đạt hiệu quả tối ưu nhất.
- Uy tín cá nhân: khi bạn là lãnh đạo, uy tín của bạn gắn liền với uy tín của cả một tập thể và bạn cũng cần nhận được sự tín nhiệm từ các bộ phận/thành viên hội đồng để phát huy tốt nhất vai trò lãnh đạo của mình.
- Sự quyết đoán: yếu tố này giúp nhà lãnh đạo đưa ra quyết định nhanh chóng trong trường hợp cấp bách và để quyết đoán được bạn cần có tầm nhìn đủ rộng cùng bề dày kinh nghiệm; ngược lại sự chần chừ sẽ làm giảm vị thế của người lãnh đạo trong mắt cấp dưới, đối tác, khách hàng.
- Công bằng và chính trực: việc bạn không dám thừa nhận sai lầm của bản thân hoặc thiên vị cho một cá nhân hay bộ phận nào đó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh cá nhân của bạn trong mắt tất cả mọi người.
- Khả năng truyền cảm hứng: đây là điều khác biệt giữa người lãnh đạo và những người bình thường, khả năng truyền cảm hứng giúp bạn thu hút, giữ chân được nhân tài từ đó giúp cho tập thể ngày càng đi lên.
- Khả năng giải quyết vấn đề: điều này liên quan đến năng lực cá nhân cộng với phạm trù kinh nghiệm của người lãnh đạo, bạn càng đưa ra được nhiều hướng giải quyết đúng đắn, địa vị và sức ảnh hưởng của bạn càng được nâng lên.
Phương hướng rèn luyện khả năng lãnh đạo
Làm sao để rèn luyện khả năng lãnh đạo ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường? Liệu bản thân thực sự có năng lực lãnh đạo hay chỉ là một người bình thường? Trong phần này CAD sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời, chú ý theo dõi nhé:
Đo lường trước rèn luyện
Trước cả rèn luyện hay bất kì thử thách nào trên con đường trở thành nhà lãnh đạo tài ba, khả năng lãnh đạo bắt nguồn từ tính cách cá nhân.
Trong phần đầu bài viết mục khái niệm CAD đã nói qua về những tố chất cần có của một người lãnh đạo. Ngay tại đây, hãy dùng 1 phút để đưa ra chính xác những gì bạn có nếu so sánh với các tố chất kể trên.
Và sau 1 phút bạn vẫn chìm trong sự phân vân thì hãy dành chút thời gian tìm hiểu về phương pháp Sinh trắc vân tay với khả năng:
- Chỉ ra ĐIỂM ĐẶC BIỆT trong TÍNH CÁCH và TIỀM NĂNG não bộ của bạn
- Phân tích điểm mạnh bẩm sinh – điểm yếu cố hữu – ƯU THẾ CẠNH TRANH trong công việc
- Chỉ ra PHƯƠNG PHÁP làm việc theo đúng SỞ TRƯỜNG
- Nêu ra chỉ số cụ thể của từng loại trí thông minh bạn đang sở hữu
- Đưa ra gợi ý về CÔNG VIỆC PHÙ HỢP NHẤT VỚI BẠN theo đúng năng lực
Để được tư vấn kỹ hơn về phương pháp này, bạn vui lòng truy cập TẠI ĐÂY.
Kết quả sinh trắc vân tay sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện nhất về năng lực bản thân. Đặc biệt sử dụng dịch vụ sinh trắc tại CAD bạn sẽ nhận được hỗ trợ tư vấn chi tiết về hướng phát triển đúng theo điểm mạnh; bên cạnh đó các chuyên viên cũng sẽ đưa ra lời khuyên giúp bạn khắc phục được điểm yếu trong khả năng.
Cách rèn luyện cá nhân phát triển năng lực lãnh đạo
Tiếp theo đây CAD sẽ gợi ý cho bạn một vài cách rèn luyện cá nhân để phát triển khả năng lãnh đạo toàn diện nhé:
- Xây dựng tư duy phản biện bằng cách nhìn nhận vấn đề trên nhiều góc độ, đặt bản thân trên nhiều phương diện và liên tục đưa ra câu hỏi song song với việc tìm kiếm câu trả lời.
- Rèn luyện khả năng lắng nghe bằng cách tập trung ánh mắt vào đối phương, cố gắng không chen ngang và duy trì cuộc trò chuyện.
- Đưa ra các sáng kiến với quan điểm rõ ràng để tranh thủ sự ủng hộ của mọi người; điều này giúp cho bạn rèn luyện khả năng truyền cảm hứng.
- Tự đặt ra quy định, nguyên tắc với bản thân và tuân theo nó, hãy làm gương trước khi muốn người khác nghe theo mình.
- Học cách giữ bình tĩnh và giải quyết xung đột bằng thái độ trung thực, thẳng thắn; để làm được điều này bạn cần khả năng lắng nghe và óc phân tích vấn đề một cách nhạy bén.
- Rèn luyện năng lực chuyên môn vững chắc và cố gắng tìm cơ hội trải nghiệm để rèn giũa tư duy, tầm nhìn lĩnh vực tốt nhất có thể….
CAD xin phép khép lại bài viết về khả năng lãnh đạo của mình tại đây. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay phản biện nào về năng lực lãnh đạo hãy để lại bình luận bên dưới, đội ngũ CAD rất vui nếu được trao đổi cùng bạn.
Cuối cùng đừng quên đánh giá sao trước khi thoát trang nhé. Chúc mọi điều thuận lợi sẽ đến với bạn!