Chia sẻ bài viết này
5
(1)

NGÀNH DỊCH VỤ bao gồm những nhóm ngành nào? Tố chất cần có ở một người học và làm việc trong ngành dịch vụ là gì? Cùng CAD tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Kỷ nguyên ngành dịch vụ

Bên cạnh nông-công nghiệp, dịch vụ phát triển ngày càng mạnh mẽ để đáp ứng kịp thời nhu cầu đa dạng của con người từ vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe đến đời sống thường nhật.

Sức hút của ngành dịch vụ không chỉ ở mức cầu khủng mà còn nhờ vào mức lương-hoa hồng cao ngất! Vậy nên từ khóa “ngành dịch vụ” nghiễm nhiên nắm giữ thứ hạng cao trong bảng chọn các ngành học sau Tốt nghiệp THPT của các bạn trẻ vào thời điểm hiện tại.

Những chuyến du lịch sang chảnh, khách sạn cao cấp bậc nhất, dịch vụ vận chuyển siêu tốc, ứng dụng smarthome, sức mạnh truyền thông,…. tất cả những điều tuyệt vời này điều nằm trong khối ngành dịch vụ. Và nếu bạn để ý, mỗi người trong chúng ta đều đang bị bao quanh bởi dịch vụ!

Ngành dịch vụ chiếm tỷ trong cao trong nền kinh tế
Ngành dịch vụ chiếm tỷ trong cao trong nền kinh tế

Các ngành dịch vụ phát triển ở Việt Nam theo ngành học

Dưới đây CAD sẽ đưa ra cho bạn một số ngành học về dịch vụ đang “làm mưa làm gió” tại Việt Nam:

Ngành Du lịch & Lữ hành

Bên cạnh nhu cầu ăn uống, du lịch gần như là điều không thể thiếu trong xã hội hiện nay. Đặc biệt ở một số quốc gia như Thái Lan, Nhật Bản, Pháp, Ý,… du lịch còn là một trong những ngành kinh tế quan trọng mang lại nguồn ngoại tệ khổng lồ.

Ngay ở Việt Nam, Nhà nước đã liên tục ban hành nhiều chính sách để kích cầu du lịch nội địa, tạo điều kiện phát triển các điểm-khu-đô thị du lịch sầm uất. Tất cả mang đến một tương lai đầy tiềm năng cho ngành du lịch & lữ hành.

Đặc biệt ngành học này hiện đang được đưa vào giảng dạy ở hầu hết các trường Đại học, Cao đẳng trong và ngoài nước với số lượng tuyển sinh không hề nhỏ. 

Học ngành du lịch & lữ hành bạn sẽ có đầy đủ những kiến thức nền tảng về lịch sử-văn hóa-địa lý, xây dựng tour tuyến, kỹ năng điều hành-hướng dẫn tour, marketing,… Nhờ vậy các bạn có thể ứng tuyển vào các vị trí trong một công ty du lịch như tư vấn, marketing, điều hành, hướng dẫn viên, booker,… 

Nhóm ngành dịch vụ #1: Ngành Du lịch & Lữ hành
Nhóm ngành dịch vụ #1: Ngành Du lịch & Lữ hành

Ngành Quản trị nhà hàng – khách sạn

Nhà hàng, khách sạn là mắt xích không thể thiếu trong ngành du lịch. Hai ngành học này có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau và gần như nếu bạn học 1 trong 2 ngành thì sẽ đều được cung cấp một phần kiến thức của ngành còn lại. 

Học ngành quản trị nhà hàng-khách sạn bạn được trang bị kiến thức về thị trường, kinh tế, nhập-xuất trang thiết bị/nguyên vật liệu, quản trị nhân sự, marketing, đánh giá/kiểm định chất lượng, thanh toán, phục vụ,….

Sau khi ra trường bạn sẽ có thể ứng tuyển vào các vị trí từ lễ tân, phục vụ, quản lý, hành chính,… trong các nhà hàng và khách sạn.

Nhóm ngành dịch vụ #2: Ngành Nhà hàng - Khách sạn
Nhóm ngành dịch vụ #2: Ngành Nhà hàng – Khách sạn

Ngành Công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin hay còn gọi là IT cũng là một phần của ngành dịch vụ. Ngành học này bao gồm nhiều ngách như lập trình, IoT, an ninh mạng, quản trị hệ thống, AI,… tất cả đều hướng tới số hóa tạo ra tiện ích vượt bậc cho xã hội.

Đặc biệt IT đang là một trong những ngành hot trend vì sức hút giới trẻ và mức lương khủng khiến cho các ngành học truyền thống phải ngước nhìn. 

Để hiểu rõ hơn về ngành học này bạn có thể tìm hiểu thêm TẠI ĐÂY.

Nhóm ngành dịch vụ #3: Ngành Công nghệ thông tin (IT)
Nhóm ngành dịch vụ #3: Ngành Công nghệ thông tin (IT)

Ngành Tài chính ngân hàng

Nếu bạn nghĩ học ngành tài chính ngân hàng là sẽ chỉ làm việc ở các ngân hàng thì đó chắc chắn là điều sai lầm. Tài chính – Ngân hàng – Kế toán là bộ 3 quyền lực tại các công ty tư nhân và cả những tập đoàn lĩnh vực tài chính. 

Học ngành này sẽ cho bạn cái nhìn mới mẻ về thị trường dưới lăng kính tài chính. Bạn sẽ được học về tài sản, vốn, khoản vay, thanh toán, đầu tư,… Và những kiến thức này mang đến cho bạn các chức vụ tương xứng ở các ngân hàng, công ty bảo hiểm, chứng khoán, tài chính,…. 

Nhóm ngành dịch vụ #4: Ngành Tài chính ngân hàng
Nhóm ngành dịch vụ #4: Ngành Tài chính ngân hàng

Ngành Marketing

Bất cứ sản phẩm, hình tượng nào muốn nổi lên như một hiện tượng hay cắm rễ sâu sắc trong lòng khách hàng thì đều cần đến marketing. Marketing bao gồm tất cả những thủ thuật, cách thức lôi kéo sự chú ý của người dùng đến sản phẩm, sau đó tạo động lực để họ chọn tin, chọn sử dụng hàng hóa/dịch vụ. 

Song song với công nghệ thông tin, ngành marketing hiện đang là xu hướng của giới trẻ. Nếu bạn hứng thú với những mẫu quảng cáo, mong muốn tạo content chất lượng trên đa kênh, khao khát đánh bóng tên tuổi nhãn hàng, đam mê xây dựng sức ảnh hưởng thương hiệu,… thì đã đến lúc bạn cần tìm hiểu cặn kẽ về ngành marketing TẠI ĐÂY

Nhóm ngành dịch vụ #5: Ngành Marketing
Nhóm ngành dịch vụ #5: Ngành Marketing

Ngoài 5 ngành học nổi trội trên, nhắc đến dịch vụ chúng ta còn có những lựa chọn như ngành quản lý thể thao, tổ chức sự kiện, đồ họa, nghệ thuật sân khấu, chăm sóc sức khỏe, làm đẹp,….

3 tiêu chí chọn ngành nghề chuẩn

Đến đây CAD phải xin lỗi vì đã lỡ làm bạn bị LÚ bởi đưa ra quá nhiều ngành nghề trong chuỗi dịch vụ. 

Vậy làm sao để chọn được ngành học phù hợp với bản thân? Có tiêu chí nào để sàng lọc hay không? Chọn điều mình thích hay thứ xã hội cần?… Xem ngay video sau bạn sẽ rõ:

Chắp cánh đam mê ngành dịch vụ

Sau khi xem xong video trên có lẽ bạn đã tính nhẩm ra cho mình một ngành học phù hợp. Tuy nhiên bạn vẫn sẽ băn khoăn thôi nếu như đó là ngành học không như dự tính ban đầu hoặc kể cả khi bạn đã ấn tượng với nó nhưng không thực sự hào hứng để tìm hiểu về nó.

Vậy nên bạn đã thiếu mất một thứ quan trọng để bắt đầu, đó là ĐAM MÊ! 

Tố chất cần có ở một người học và làm ngành dịch vụ

Đến đây vừa vặn là lúc CAD cho bạn thấy những tố chất cần có ở một người học và làm việc trong ngành dịch vụ nói chung. Hãy tự so sánh với bản thân mình và phấn đấu để phát triển tốt nhất trong lĩnh vực này nhé:

  • Hòa nhã, thân thiện: thái độ là điều quan trọng nhất của một người làm dịch vụ, nó đứng trước cả năng lực chuyên môn; vậy nên nếu bạn là người dễ biểu hiện sự khó chịu, nóng giận ra bên ngoài thì hãy “cài số ze” với ngành học này đi thôi. 
  • Trí thông minh tương tác: nằm trong 8 loại trí thông minh của con người, thông minh tương tác sẽ cho bạn khả năng giao tiếp, hòa nhập, nắm bắt tình huống tốt – đây cũng là điều kiện cần trong ngành dịch vụ.
  • Trí thông minh logic: bên cạnh thông minh tương tác, thông minh logic sẽ giúp bạn có bộ não nhạy bén với các con số, tình huống, sự kiện, lập luận,… 
  • Khả năng tự học: dịch vụ luôn thay đổi và phát triển mỗi ngày nên chắc chắn những kiến thức trong sách vở khó lòng bắt kịp thời đại; vậy nên học ngành dịch vụ bạn cần phải có tinh thần tự học, tự trải nghiệm để tích lũy kinh nghiệm, kiến thức. 
  • Chăm chỉ, cần cù: cần cù bù thông minh, nếu không có thiên phú hơn người thì hãy dùng siêng năng để bù đắp; nỗ lực rèn luyện không ngừng giúp bạn vững kiến thức và biết cách vận dụng chúng vào thực tế. 
Bạn có thực sự phù hợp để học ngành dịch vụ?
Bạn có thực sự phù hợp để học ngành dịch vụ?

Đại học hay Cao đẳng? Lối đi nào cho ngành dịch vụ

Nếu bạn đã xác định được rõ ngành học của mình thì bước tiếp theo sẽ là chọn trường. Môi trường ảnh hưởng rất lớn đến quá trình học tập và phát triển tư duy của chúng ta.

Có không ít bạn muốn chọn trường tốt, trường top nhưng không nhìn vào năng lực bản thân và ngộ nhận giá trị của bằng cấp phụ thuộc vào trường học.

Thực hư ra sao? Xem ngay video sau để “khai sáng” về việc chọn ĐẠI HỌC hay CAO ĐẲNG nhé:

Bạn là ai trong ngành dịch vụ? 

“Bản thân bạn có những gì? Bạn định vị mình như thế nào?” 

Nếu ngay lập tức bạn đưa ra được mọi thứ mà bạn có về điểm mạnh, điểm yếu, tiềm năng kèm minh chứng về nó. Bạn không cần đọc tiếp phần này nữa vì bạn đã biết bước tiếp theo cần làm gì rồi. Vì vậy hãy cứ bước đi bằng tất cả niềm tin của mình nhé!

Làm gì để biết bản thân phù hợp học ngành dịch vụ?
Làm gì để biết bản thân phù hợp học ngành dịch vụ?

Còn trong trường hợp bạn chậm nhiều giây, loay hoay nhiều phút mà vẫn ậm ờ thì hãy nhanh chóng tìm ngay cho mình cách nào đó để định vị bản thân đi thôi!

Vì thực sự bạn đang không hiểu chính mình và đường phía trước sẽ trở nên rất mịt mờ. Tới đây CAD sẽ gợi ý cho bạn một phương pháp mang tên Sinh Trắc Học Vân Tay với khả năng giúp chúng ta: 

  • Khai phá bản thân: tìm ra được ĐIỂM ĐẶC BIỆT của TÍNH CÁCH và TIỀM NĂNG não bộ
  • Giúp các bạn KHÁM PHÁ NHANH HƠN điểm mạnh bẩm sinh – điểm yếu cố hữu – ƯU THẾ CẠNH TRANH trong công việc
  • Tìm ra cho mình PHƯƠNG PHÁP làm việc theo đúng SỞ TRƯỜNG
  • Khám phá về 8 loại hình thông minh và biết mình sở hữu loại nào
  • Nắm bắt thiên hướng phát triển ngành nghề theo đúng tiềm năng và sở thích, tìm ra CÔNG VIỆC PHÙ HỢP NHẤT VỚI BẠN

Để được tư vấn kỹ hơn về phương pháp này, bạn vui lòng truy cập TẠI ĐÂY.

Nấc thang ngành dịch vụ sau khi ra trường

Đầu tiên CAD phải nhắc nhở bạn rằng quá trình thăng tiến cũng như chức vụ ở mỗi ngành nghề, mỗi công ty là khác nhau. Video dưới đây sẽ giúp bạn nhìn thấy khái quát những nấc thang cơ bản trong thăng tiến.

Hãy lấy đó làm mục tiêu học tập và tương lai bạn đứng ở vị trí nào sẽ tùy thuộc vào năng lực bản thân.

Kết thúc bài viết ở đây, CAD hy vọng rằng những thông tin trên đủ để bạn hiểu tổng quan về nhóm ngành dịch vụ nói chung. Với mỗi ngành học cụ thể các bạn có thể tham khảo kỹ hơn trong mục Định hướng nghề nghiệp của CAD. Chúc các bạn chọn được đúng ngành đúng nghề – sống đúng đam mê nhé!

Như thường lệ đừng quên đánh giá sao và để lại bình luận về ngành học mà mình muốn tìm hiểu hoặc bất cứ mong muốn nào để CAD có thể hỗ trợ bạn. 

Vote sao cho CAD nhé!

Đánh giá hiện tại: 5 / 5. Số lượng 1

Hãy là người vote sao đầu tiên cho CAD!

NHỮNG NỘI DUNG TƯƠNG TỰ