Chia sẻ bài viết này
0
(0)

Bạn có hay xem hạn sử dụng trên các bao bì thực phẩm không?

1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm hay thậm chí 3-5 năm… tất cả đều nhờ vào một thứ gọi là “chất bảo quản”

Nhưng làm cách nào người ta biết được loại thực phẩm A chỉ bảo quản an toàn tối đa trong 2 tháng, thực phẩm B tận 3 năm mới hết “đát”???

Tiếp tục, nếu bạn là fan của nước ngọt có ga thì phải biết hàng năm Cocacola, Pepsi, Mirinda, 7up, Revive, Mountain Dew,… đều cho ra mắt sản phẩm mới với hương vị độc lạ hơn bao giờ hết. Đằng sau sự thành công đó là cả một đội ngũ nghiên cứu thị trường, tâm lý khách hàng, hành vi người dùng, khẩu vị, calorie, dinh dưỡng,…

…Ủa, khoan! STOP!

Đây không phải là bài viết về “định hướng nghề nghiệp” hả? Sao từ nãy tới giờ cứ như phân tích đồ ăn trong siêu thị vậy? Có lộn hông ta?

Ây za! Bình tĩnh nào^^

Nếu bạn đang thắc mắc tại sao từ đầu tới giờ CAD lại đề cập đến “hạn sử dụng”, “dinh dưỡng”, “an toàn thực phẩm”, thì…. tất cả là để giúp các bạn dễ hình dung nhất về NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM chúng ta sắp nói tới đây!

Cụ thể ra sao đọc tiếp phần sau sẽ rõ^^

Học ngành Công nghệ thực phẩm
Học ngành Công nghệ thực phẩm

Vì sao phát triển ngành Công nghệ thực phẩm?

“Ăn là để sống” hay “Sống là để ăn” chung quy thì vẫn là “Phải ăn mới sống được!” – đó là tầm quan trọng cốt yếu của thực phẩm với con người.

Bên cạnh các loại công cụ, thực phẩm là thứ mà con người luôn quan tâm đầu tư cả về số lẫn chất lượng.

Hơn hết việc ứng dụng khoa học công nghệ vào mọi lĩnh vực của đời sống đã là điều hiển nhiên và thực phẩm cũng không ngoại lệ! Vì nhu cầu chúng ta cần bảo quản, lưu trữ, kiểm định chất lượng, chú trọng dinh dưỡng,… ngày càng cao đặc biệt ở các nước phát triển.

Đó là lý do ngành Công nghệ thực phẩm ra đời.

Phát triển ngành Công nghệ thực phẩm ở Việt Nam
Phát triển ngành Công nghệ thực phẩm

Quay lại với Việt Nam, chúng ta xuất phát điểm là một nước nông nghiệp và cho tới thời điểm hiện tại nông nghiệp vẫn đóng góp phần phần lớn vào tỷ trọng kinh tế với kim ngạch xuất khẩu đạt 48,6 tỷ USD trong năm 2021 (Theo Chinhphu.vn).

Tuy nhiên việc xây dựng thương hiệu nông sản vẫn còn quá nhiều bất cập đến từ việc chất lượng sản phẩm chưa đạt chuẩn. Không chỉ ở các nước phát triển, ngay Việt Nam người dân cũng đang dần quan tâm đến chất lượng thực phẩm và nhu cầu sử dụng nông sản sạch, thực phẩm chất lượng cao ngày càng gia tăng. 

Tất cả những điều này là tổng hợp những vấn đề mà ngành công nghiệp thực phẩm cần nghiên cứu, thế nên ngành học này được đánh giá là bền vững với giá trị cao ở hiện tại và tương lai. 

Bên cạnh đó, Hiệp định Thương mại tự do EU- Việt Nam (EVFTA) thông qua vào đầu tháng 2/2020 đã trực tiếp mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp chế biến thực phẩm thâm nhập vào các thị trường tiềm năng tại nước ngoài.

Vì vậy ngành Công nghệ thực phẩm không chỉ lợi thế trên “sân nhà” mà đích đến của nó sớm đã vươn ra ngoài lãnh thổ Việt Nam.

Nhu cầu thị trường ngành công nghệ thực phẩm

Hàng năm Vinamilk, Acecook, Vissan, Masan,… đều cho ra đời những mẫu sản phẩm mới được quảng cáo là tốt cho sức khỏe người, hàm lượng dinh dưỡng cao, nguồn gốc nguyên liệu sạch,… Hàng trăm triệu sản phẩm được tiêu thụ tại Việt Nam và xuất khẩu đi đến các nước trên khắp thế giới.

Điều gì khiến người tiêu dùng đón nhận những sản phẩm như vậy? Đó chính là thành quả nghiên cứu của bộ phận công nghệ thực phẩm ở mỗi tập đoàn kinh doanh thực phẩm. 

Thị trường ngày càng cạnh tranh bởi nhu cầu người dùng chóng thay đổi, đòi hỏi nhiều thứ hơn. Tất cả đặt ra câu hỏi về chất xám nhân lực hay nói dễ hiểu hơn là họ đang rất cần nhân lực chất lượng cao để tạo ra sản phẩm đủ sức cạnh tranh với đối thủ.

Giá trị ngành Công nghệ thực phẩm
Giá trị ngành Công nghệ thực phẩm

Chưa kể các viện nghiên cứu, trường học chuyên môn, cơ quan quản lý thực phẩm đang thiếu hụt các chuyên gia về công nghệ thực phẩm cho các khâu phát triển sản phẩm mới, tạo nguồn nguyên liệu cho dược-hóa phẩm, kiểm định chất lượng,…

Vậy nên xét trên cả hai phương diện về tiềm năng thị trường và nhu cầu nhân lực thì ngành công nghiệp thực phẩm là một ngành học rất đáng để đầu tư ở thời điểm hiện tại.

Học chuyên ngành Công nghệ thực phẩm

Ngành Công nghệ thực phẩm là ngành học cung cấp những kiến thức nền tảng đến chuyên sâu về hóa-sinh học ứng dụng trong lĩnh vực chế biến, bảo quản thực phẩm, nghiên cứu thực phẩm/nguyên liệu thực phẩm mới. Các bạn sẽ được học từ quy trình sản xuất, phân tích đánh giá chất lượng cho đến đo lường nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. 

Học ngành Công nghệ thực phẩm bạn vừa có kiến thức chuyên môn, tư duy nghiên cứu, vừa có kiến thức quản lý cùng các kỹ năng phân tích vấn đề từ nhiều góc độ giúp cho người học có thể tự tin làm việc cho các tập đoàn thực phẩm lớn, các viện nghiên cứu hay đi du học chuyên ngành lên bậc cao hơn. 

Ngành Công nghệ thực phẩm là ngành học kết hợp giữa kiến thức công nghệ và thực phẩm. Làm sao để người học ứng dụng khoa học công nghệ vào việc nghiên cứu thúc đẩy ngành thực phẩm một mặt đáp ứng nhu cầu của dân chúng, mặt khác không hoặc ít làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. 

Ngành Công nghệ thực phẩm là gì?
Ngành Công nghệ thực phẩm là gì?

Học ngành công nghệ thực phẩm ra trường làm nghề gì?

Nghề nghiệp trong ngành Công nghệ thực phẩm rất đa dạng, nó bao gồm tất cả công việc xoay quanh thực phẩm và chế biến thực phẩm. Chung quy nằm gọn ở 4 nhóm nghề chính:

  • Nhân viên kỹ thuật: phụ trách kỹ thuật dây chuyền chế biến, bảo quản, kiểm định thực phẩm, hệ thống phân phối và tiếp thị sản phẩm (liên quan đến việc vận hành máy móc, ứng dụng công nghệ).
  • Chuyên viên nghiên cứu: nghiên cứu nguyên liệu mới do các loại thực-dược phẩm, phát triển thực phẩm mới dựa trên nhu cầu của người dùng, nghiên cứu cải thiện kỹ thuật chế biến/đóng gói/bảo quản,… (những người thuần nghiên cứu này thường làm việc trong các viện nghiên cứu tư nhân/chính phủ/phi chính phủ và được trả lương rất cao).
  • Chuyên viên tư vấn: tư vấn về dinh dưỡng, các quy định và luật thực phẩm (đa phần sẽ làm việc cho cơ quan Nhà nước).
  • Chuyên viên kiểm định: phụ trách kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất hoặc thuộc về cơ quan Nhà nước đi kiểm định thực phẩm doanh nghiệp.
Ngành Công nghệ thực phẩm là làm nghề gì?
Ngành Công nghệ thực phẩm là làm nghề gì?

Ngoài ra khi Tốt nghiệp ngành công nghệ thực phẩm các bạn có thể tiếp tục học lên Thạc sĩ, Tiến sĩ chuyên ngành Khoa học & Công nghệ thực phẩm tại Việt Nam hoặc các trường Đại học nước ngoài. Hướng đi này phù hợp với những người có định hướng nghiên cứu lâu dài hoặc trở thành Giảng viên. 

Những điều cần biết trước khi theo học ngành Công nghệ thực phẩm

Thực sự mà nói so với ngành marketing, kinh tế, logistic, luật,… thì ngành Công nghệ thực phẩm còn khá mới lạ trong mắt của nhiều bạn trẻ ngưỡng 18. Và bạn có để ý không, trong hàng trăm kết quả về từ khóa “công nghệ thực phẩm” trên Google thì gần như không tìm thấy MẶT TRÁI của ngành học này.

Đồng ý là công nghệ thực phẩm có thị trường tiềm năng, mang lại lợi ích rất lớn cho xã hội, ý nghĩa bền vững,… nhưng làm gì có chuyện hoàn hảo đến vậy! 

Nếu thực sự quan tâm đến ngành học này bạn nhất định phải đọc kỹ phần tiếp theo vì nó sẽ phơi bày rất nhiều sự thật về ngành Công nghệ thực phẩm!

Thực tế khó khăn chỉ có dân trong ngành mới biết

Chuẩn bị tinh thần nào:

Những khó khăn khi học ngành Công nghệ thực phẩm
Những khó khăn khi học ngành Công nghệ thực phẩm
  1. Kẻ cuồng nghiên cứu: bạn đọc đúng rồi đó, đây chính xác là các mác mà rất nhiều người đặt cho những sinh viên vùi đầu vào thí nghiệm và thí nghiệm. Nếu chôn chân đủ lâu trong phòng nghiên cứu rất có khả năng bạn sẽ mất kết nối với xã hội, dần ít nói hơn, khó tiếp cận hơn.
  2. Thử nghiệm đến tuyệt vọng: trong hàng trăm thậm chí là hàng ngàn lần thử nghiệm tạo ra thực phẩm, công nghệ chế biến/bảo quản mới thì xác suất thành công của nó là rất nhỏ. Thiết nghĩ những người không bỏ cuộc phải kiên nhẫn và quyết tâm đến mức nào!
  3. Tự làm chuột bạch: học ngành công nghệ thực phẩm bạn sẽ có cơ hội sáng tạo ra thực phẩm mới như rượu, nước trái cây, siro,… và tự mình thưởng thức nó. Sau đó nếu phải gọi cứu thương thì là lỗi của bạn!
  4. Chán, quá chán: không những chôn chân trong phòng nghiên cứu bạn còn phải lặp đi lặp lại một thao tác thí nghiệm mỗi ngày cho đúng quy trình – phải chăng còn chưa đủ chán?
  5. Áp lực cực to: bạn tưởng tưởng mỗi ngày được ngồi điều chế chất mới trong sự hứng khởi thì đó là quyền của bạn. Nhưng CAD nhắc cho bạn nhớ trên đầu là deadline, bên cạnh đứa bạn đã thực nghiệm thành công còn bạn vẫn đang bể lên bể xuống, đi làm thì đối thủ đã ra sản phẩm mới còn team bạn thì chưa… sương sương nhiêu đó thôi!
  6. Tiếng Anh chuyên ngành chưa bao giờ là dễ: đám từ vựng “siêu to khổng lồ – khó nhai khó nuốt” dễ dàng đá bạn ra chuồng gà với tổng điểm 4.9 và thế là RỚT MÔN. 

Nhiêu đây chưa hết đâu… liên hệ ngay với các anh chị trong ngành để biết thêm chi tiết. Nếu cần!

Tố chất cần có ở một người học ngành Công nghệ thực phẩm

Từ thực tế kể trên, CAD sẽ chỉ ra cho bạn những tố chất cần có ở một người học công nghệ thực phẩm. Đọc thật kỹ để xem năng lực của mình có đủ sức “chống chịu” với ngành này không nhé:

  • Cẩn thận, tỉ mỉ và kiên nhẫn: đây là yếu tố quan trọng nhất đối với những ai theo “nghiệp” nghiên cứu, sai một ml mọi thứ sẽ khác bọt liền!
  • Yêu phân tích, mê nghiên cứu: đam mê là điều cốt yếu giúp bạn không bỏ cuộc vì áp lực hay bất cứ khó khăn nào ở phía trước.
  • Hứng thú với thực phẩm: điều này sẽ tạo động lực cho bạn cố gắng nghiên cứu ra sản phẩm mới mỗi ngày.
  • Tư duy sáng tạo: để tạo ra sản phẩm mới trong ngành công nghệ thực phẩm chắc chắn bạn phải là người dám nghĩ-dám làm-dám thử.
  • Nhạy bén: việc nắm bắt tâm lý người tiêu dùng, hàng vi khách hàng, xu hướng thị trường cần sự nhạy bén và linh hoạt, ngành công nghệ thực phẩm không chỉ chăm chăm vào nghiên cứu sản phẩm mà còn đòi hỏi bạn phải có tư duy quản lý, khả năng nắm bắt thị hiếu.
  • Khả năng chịu áp lực cao: như đã nói ở trên, ngoại deadline còn có quá nhiều thứ gây áp lực trong khi học công nghệ thực phẩm nên bạn cần có một tinh thần đủ vững trước khi bắt đầu nhé.

Trong trường hợp bạn có hứng thú hoặc không với ngành Công nghệ thực phẩm nhưng vẫn muốn tìm cách nào đó để tạo ra sự yêu thích và đam mê nó thì video này là dành cho bạn, hãy xem thử và tích lại năng lượng nhé:

Bạn có phù hợp để học ngành Công nghệ thực phẩm?

Làm sao để biết bạn thực sự phù hợp với ngành Công nghệ thực phẩm? Chỉ với niềm đam mê ăn uống liệu có đủ? Bạn chưa từng phải ngồi nghiên cứu nên không biết chắc “sức chịu đựng” của mình tới đâu?… Có quá nhiều do dự và mơ hồ trước cánh cửa chọn ngành.

CAD sẽ gợi ý cho bạn một vài giải pháp tối ưu nhất nhé:

Tự tham khảo: như việc bạn đọc bài viết này, bạn có thể mở thanh tìm kiếm của Google search tất cả mọi thứ về tố chất cần có của người học ngành Công nghệ thực phẩm và tự xem xét bản thân mình có phù hợp hay không. Cách này miễn phí nhưng tốn thời gian và nguồn thì bất tận!

Ứng dụng khoa học: nếu bản thân bạn cảm thấy quá hoang mang trong việc tự đánh giá bản thân có hợp hay không với ngành công nghệ thực phẩm thì CAD giới thiệu đến bạn một phương pháp mang tên Sinh Trắc Vân Tay với khả năng giúp chúng ta:

  • Khai phá bản thân: tìm ra được ĐIỂM ĐẶC BIỆT của TÍNH CÁCH và TIỀM NĂNG não bộ
  • Giúp các bạn KHÁM PHÁ NHANH HƠN điểm mạnh bẩm sinh – điểm yếu cố hữu – ƯU THẾ CẠNH TRANH trong công việc
  • Tìm ra cho mình PHƯƠNG PHÁP làm việc theo đúng SỞ TRƯỜNG
  • Khám phá về 8 loại hình thông minh và biết mình sở hữu loại nào
  • Nắm bắt thiên hướng phát triển ngành nghề theo đúng tiềm năng và sở thích, tìm ra CÔNG VIỆC PHÙ HỢP NHẤT VỚI BẠN

Để được tư vấn kỹ hơn về phương pháp này, bạn vui lòng truy cập TẠI ĐÂY.

Nếu vẫn còn nhiều phân vân về cách chọn nghề nghiệp chuẩn thì có thể tham khảo video sau nhé:

Giá trị thật sự khi học ngành Công nghệ thực phẩm

Một điều tối quan trọng khi chọn học ngành công nghệ thực phẩm là bạn phải hiểu được giá trị của bằng cấp không nằm ở trình độ văn bằng mà nằm ở việc bạn vận dụng kiến thức, kỹ năng có được vào công việc và tạo ra thành quả như thế nào – đó mới là cái mà nhà tuyển dụng cần ở ứng viên! 

Xem ngay video này để hiểu đúng về giá trị thực sự của việc bỏ 3-5 năm ra học chuyên sâu về một ngành nhé:

Xây dựng sự nghiệp trong ngành Công nghệ thực phẩm 

Tiếp đến sau khi đã hiểu đúng giá trị của mình bạn sẽ phải bắt đầu lên kế hoạch “Làm sao để thăng tiến?”

Đối với một bài viết về định hướng nghề nghiệp cho học sinh lớp 12 thì nói đến hai chữ “thăng tiến” nghe có vẻ xa vời nhưng bạn có biết không nếu chúng ta bắt đầu việc học với mục tiêu nghề nghiệp cụ thể thì bạn sẽ có một hướng đi hoàn toàn khác so với việc “cân xong” giáo trình như bao sinh viên khác.

Vì vậy hãy kiên nhẫn xem hết video sau, chí ít nó sẽ giúp bạn hình dung được lộ trình thăng tiến sau khi ra trường và bản thân lên kế hoạch chuẩn bị ngay thời điển hiện tại:

CAD hy vọng những thông tin hướng nghiệp về ngành Công nghệ thực phẩm trên sẽ giúp ích cho quá trình lựa chọn nghề nghiệp của bạn.

Và như thông lệ đừng quên đánh giá sao cho bài viết này và để lại nhận xét, góp ý hay bất cứ mong muốn nào của bạn về ngành học khác, CAD rất vui nếu được giải đáp thắc mắc của bạn.

Chúc tất cả những ai đọc được bài viết này đều sẽ gặp được nhiều thuận lợi!

Vote sao cho CAD nhé!

Đánh giá hiện tại: 0 / 5. Số lượng 0

Hãy là người vote sao đầu tiên cho CAD!