Mất định hướng nghề nghiệp không còn là một vấn đề quá xa lạ đối với nhiều người, đặt biệt là với người trẻ. Tuy nhiên, hậu quả của nó cũng rất đáng lo ngại. Đó là cảm giác hoang mang, lo lắng và chán nản với việc làm ở hiện tại. Nếu bạn đang cảm thấy mình đang mất định hướng nghề nghiệp, thì tốt nhất bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác có thể là sếp, anh chị đi trước hay một chuyên gia.
Trong quá trình CAD trò chuyện với những bạn bị mất định hướng nghề nghiệp, điểm chung của sự thay đổi là khi bạn ấy hiểu rõ về bản thân về điểm mạnh – yếu và thay đổi suy nghĩ về chính mình. Để hiểu rõ hơn thì chúng ta hãy cùng đọc qua câu chuyện của Linh Võ – bạn vừa tìm ra con đường mới trong ngành đào tạo. Rất có thể câu chuyện này sẽ giúp bạn thêm vài hướng đi mới cho vấn đề của mình đó.
Cảm giác khi ở trong tình trạng mất định hướng nghề nghiệp
Trước đây, khi còn làm ở công ty cũ, mình thường xuyên bị trễ deadline.
Khi nhận một công việc sếp giao, mình không có một chút cảm hứng nào để hoàn hoàn thành việc đó một cách gọn gàng dù biết cần phải nỗ lực, phải cống hiến hết mình để đạt kết quả tốt.
Lúc mới chuyển lên vị trí nhân sự là tầm năm 2015, thì khoảng 6 năm sau đó mình bắt đầu có tình trạng tương tự như trên và càng ngày càng bị trễ nhiều hơn. Đến nỗi mà các bạn trong team lúc nào cũng hỏi mình duy nhất về một vấn đề, đó là “Deadline của Linh khi nào xong?”.
Lúc đó, mình rất băn khoăn:
“Tại sao rõ ràng nhân sự là công việc mình rất yêu thích mà mình lại để xảy ra sự cố liên tục như vậy? Liệu mình có thực sự hợp với nhân sự không?”.
Tuy nhiên Linh cũng là một người khá đa nhiệm, nhưng việc này cũng khiến Linh băn khoăn nhiều…
Linh nhận ra là trong quá trình làm về nhân sự, Linh làm được rất nhiều cái.
Ví dụ như bây giờ cho Linh làm MC Linh cũng làm được, kêu Linh chỉnh sửa video để đăng lên trên mạng hoặc là làm tư liệu, tài liệu cho bộ phận của mình Linh cũng làm được.
Thì một câu hỏi lớn ở đây đó là:
“Mình làm được nhiều thứ quá thì bây giờ mình giỏi cái gì nhất?”
Đó là đỉnh điểm khiến Linh buộc phải đi giải quyết vấn đề mất định hướng nghề nghiệp của mình.
Linh không có câu trả lời cho băn khoăn đó, vậy nên, Linh quyết định nghỉ việc và cho mình khoảng thời gian để bình tâm, hiểu thật rõ bản thân trước khi bắt đầu một hành trình mới, vì như vậy sẽ giúp Linh đỡ tốn thời gian sai rồi lại sửa.
Đó là lý do mà đầu năm nay, Linh làm Sinh trắc vân tay tại trung tâm của anh Nguyễn Hữu Trí.
Hành trình Linh tìm thấy định hướng mới
Lối mở cho vấn đề mất định hướng nghề nghiệp
Linh trò chuyện cùng tư vấn viên rất vui vẻ, bạn nhận ra sự thích nhiều thứ của mình không phải là một điều tiêu cực.
Bạn tư vấn cho Linh cũng rất là dễ thương.Bạn nói rằng chủng tính cách của Linh có thể đa nhiệm. Và mình cũng thuộc nhóm đa tiềm năng.Cho nên, việc mình thích và làm được nhiều thứ là chuyện hoàn toàn bình thường.Quan trọng là mình cần sắp xếp những thứ tự ưu tiên về mục tiêu và sau đó mình sẽ nhìn vào những thứ tự ưu tiên đó để phát triển nghề nghiệp. Thì mình sẽ chia nhỏ từng chặng đường để mà đạt được cái mong muốn của mình.
Về lâu dài, mình sẽ trở thành một trainer chuyên về bên nhân sự. Bên cạnh đó, một mảng kiến thức mà Linh cũng đang nghiên cứu là về life coach. Linh cũng sẽ tận dụng và phát triển thêm cái đó vì Coaching sẽ là một phần hỗ trợ rất lớn cho con đường sự nghiệp về đào tạo của Linh sau này.Khi đã vạch ra được lộ trình rõ ràng như vậy, mình rất tự tin và không còn khó chịu hay lăn tăn gì về “sự thích nhiều thứ” của mình nữa .
Bên cạnh đó, cũng có một cái vui là hồi trước mình làm nhân sự, bây giờ mình cũng muốn tìm cách để làm nhân sự, nhưng đi chuyên hơn về đào tạo thôi.Thì thật ra là tính chất công việc không khác quá nhiều nhưng do lần này, mình rõ cái mình muốn, cái mình có tiềm năng nên mình đang có rất nhiều động lực, khát khao. Từ đó, mình chủ động điều chỉnh những thứ mình có thể ảnh hưởng được để cho nó phù hợp hơn, để mình sớm có được công việc như ý.Còn tất nhiên là mình mới tư vấn Sinh trắc xong chưa bao lâu hết nên kết quả cũng chưa lớn. Tuy nhiên, cái chính là mình bắt đầu thay đổi trạng thái, không còn bị mông lung, thậm chí nghi ngờ mình, tự ti như khoảng thời gian trước nữa.
Phần kết
Nhìn ở một góc nhìn khác thì vấn đề mất định hướng nghề nghiệp lại là một điều kiện cần thiết cho sự thay đổi để bản thân mình lựa chọn nghiêm túc hơn cho sự nghiệp của mình. Cho nên, lời khuyên của CAD là bạn hãy bình tĩnh đi qua nó, cũng hãy làm những gì cần làm để giải quyết. Nhưng cũng nhớ là trạng thái mất định hướng nghề nghiệp này là một điều cần thiết cho sự phát triển của bạn đó. Cám ơn bạn đã theo dõi đến đây nha.
Dành cho bạn nào muốn biết rõ hơn về phương pháp sinh trắc vân tay mà Linh đã thực hiện thì hãy truy cập vào đây để tìm hiểu thêm.
Ngoài ra bạn có thể xem đầy đủ phần chia sẻ của Phụng với CAD ở video này:
Linh chia sẽ cùng tư vấn viên của CAD