sai lầm cần tránh nếu bạn muốn chuyển ngành, thay đổi nghề nghiệp
Chia sẻ bài viết này
5
(1)

Trong thị trường việc làm ngày càng năng động, việc chuyển ngành, thay đổi nghề nghiệp của một người không phải là một hiện tượng hiếm nữa. Thế giới cho phép mỗi người phát triển theo nguyện vọng cá nhân của mình.

Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi này đồng nghĩa với việc bước ra khỏi vùng thoải mái và nắm lấy những điều chưa biết. Cho nên trong bài viết này CAD sẽ chia sẻ cho bạn một câu chuyện tương tự, bạn sẽ có thêm góc nhìn và tránh đi những sai lầm phổ biến trước khi chuyển ngành làm việc.

Chuyển việc là một quyết định quan trọng.

Về Ngân…

Mình là Trang Thu Ngân. Mình đến Pháp sống và làm việc từ năm 2019 cho đến nay. Mình từng làm logistics, hiện đã chuyển sang làm trợ lý bán hàng cho giám đốc. Hiện tại đang muốn chuyển ngành làm việc nhưng lại chưa biết bắt đầu từ đâu.

Lý do phổ biến khiến nhiều người muốn chuyển ngành nghề làm việc.

Câu chuyện được ghi lại sau cuộc trò chuyện giữa tư vấn viên của CAD và Ngân. Những chia sẻ này sẽ được biên tập lại giúp bạn dễ theo dõi và dễ hiểu hơn. “Chị Ngân có thể chia sẻ về lý do vì sao mà mình lại tìm đến sinh trắc vân tay được không ạ?” Tư vấn viên hỏi:
Từ lúc ở Pháp mình chỉ làm những công việc mình tìm được thôi, trước giờ mình chưa bao giờ nghĩ về ý nghĩa công việc. Từ lúc thay đổi công việc và môi trường nên mình thường cảm thấy băn khoăn về công việc hiện tại.
Đó là một cảm giác chán chán, muốn đổi nhưng cũng nghĩ đi lại “làm cái này có ổn hay không”, “hay mình nghỉ việc làm lại tổ chức sự kiện giống như hồi ở Việt Nam.”
Mình cảm thấy khá rối vì để làm về tổ chức sự kiện thì lại cảm thấy khó tìm việc và tiếp tục làm thì cũng không xong…
Nên mình bị luẩn quẩn trong mớ suy nghĩ như vậy mà không chia sẻ với ai được.
Một lần mình nghe podcast của anh Nguyễn Hữu Trí khoản 1-2 tháng và mình biết tới sinh trắc vân tay. Thế là đầu năm nay mình quyết định thử đi làm xem như thế nào!
Lắng nghe chính mình
Chán nản là lý do phổ biến khiến nhiều người chuyển việc

Không tìm kiếm sự trợ giúp – Sai lầm số 1 trong chuyển ngành nghề làm việc

Khi được hỏi về những kết quả nhận được sau buổi tư vấn, điều đầu tiên mà Ngân nhận ra đó là việc tự mình suy nghĩ luẩn quẩn quá lâu, khiến bản thân mệt mỏi và không hành động được gì.
Băn khoăn về vấn đề công việc đã lâu, có lúc mình cũng sợ bị trầm cảm. Giờ nhìn lại cảm thấy việc tự ôm nỗi lo lắng mà không hành động thì thực sự rất nguy hiểm. Lúc đó mình càng cảm thấy ghét công việc của mình nhiều hơn.
Sau khi tư vấn Dũng (tư vấn viên) khuyến khích mình hãy tập viết nhật ký hoặc đọc sách để mình không bị nghĩ luẩn quẩn nữa.
nhiều người nhìn về 1 hướng
Nhiều cái đầu suy nghĩ vấn tốt hơn 1 cái đầu.

Sai lầm số 2 trong chuyển ngành nghề làm việc: thiếu thông tin khách quan

Dường như đây cũng là hệ quả nếu bạn mắc sai lầm số 1, thiếu thông tin về ngành mới muốn chuyển hoặc đánh giá sai ngành nghề hiện tại đều dẫn đến một quyết định sai lầm.
“Kết quả của chuyện định hướng nghề nghiệp, chuyển việc của chị đang như thế nào?” tư vấn viên hỏi:
Mình sẽ không chuyển việc nữa, vì mình đã không nghĩ thoáng hơn về công việc hiện tại. Sau tư vấn, mình thấy mình vẫn còn cơ hội để phát triển trong công việc hiện tại, nó vẫn nuôi sống mình và mình có thể tập trung làm tốt hơn hơn nữa.
Nhìn lại, mình cảm thấy mình bị kẹt trong suy nghĩ quá nhiều vì thực sự khách quan hơn thì công việc hiện tại cũng không quá tệ, mình cũng không quá ghét.
Còn việc mới thì mình hoàn toàn có thể dành thời gian còn lại để khám phá trước, nếu vẫn còn muốn chuyển thì mình sẽ chuyển sau khi đã hiểu nó hơn.
Sau cùng giá trị mà sinh trắc vân tay mang lại cho Ngân cũng giúp cô ấy cải thiện rất nhiều khía cách khác trong cuộc sống.
Sau tư vấn mình biết mình là chủng Whorl.
Mình được Dũng (chuyên viên tư vấn) giúp mình hiểu rõ hơn về những quyết định của mình.
Ví dụ: mình thường cảm thấy sợ mất lòng người khác.
Sau khi biết cái đó thì mình cũng biết cách để ứng xử sao cho phù hợp trong đời sống thường ngày.
Mình cũng hiểu mình là kiểu người chủ động đề xuất kế hoạch, cách làm để làm theo cách mình muốn làm chứ nếu mình bị người khác áp đặt thì mình cũng làm nhưng mình thấy không thoải mái.
Mình cũng cải thiện về cách mình làm việc với đồng nghiệp, lúc trước mình hay bị kiểu nghĩ ngợi “người này có ý gì vậy ta” “mình làm vầy thì có được hay không?”… giờ mình thấy thoải mái hơn không còn overthinking như trước nữa.

Tư vấn ứng dụng sinh trắc vân tay là một điểm đặc biệt của CAD

Qua câu chuyện thực tế của Ngân, CAD rút ra 2 sai lầm phổ biến trong việc chuyển ngành, thay đổi nghề nghiệp như trên. Cuối cùng, điều quan trọng là trước khi quyết định thay đổi nghề nghiệp thì đừng để cảm xúc quyết định, chậm lại và tìm thêm góc nhìn khác từ những người đi trước. Hãy tìm hiểu thật chắc chắn trước khi quyết định “quay xe” nhé. Chúc bạn thành công

Trung tâm sinh trắc vân tay CAD được thành lập vào năm 2013 bởi anh Nguyễn Hữu TríCAD là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ scan và tư vấn ứng dụng sinh trắc vân tay hàng đầu tại Việt Nam với hơn 10 năm kinh nghiệm. Các dịch vụ mà CAD đang triển khai:

  1. Bài test chủng vân tay miễn phí.
  2. Dịch vụ tư vấn sinh trắc vân tay (có phí) dành cho: Phụ huynh và con trẻ, học sinhSinh viên, người đi làm.
  3. Dịch vụ tư vấn giải pháp dựa trên chủng tính cách.

Vote sao cho CAD nhé!

Đánh giá hiện tại: 5 / 5. Số lượng 1

Hãy là người vote sao đầu tiên cho CAD!

NHỮNG NỘI DUNG TƯƠNG TỰ