Bạn cảm thấy mất phương hướng trong cuộc sống.
Bạn vẫn đi làm nhưng lại không cảm thấy niềm vui.
Bạn chán nản và không có động lực để phát triển bản thân.
Rất có khả năng bạn đang rơi vào trạng thái mất định hướng sự nghiệp. Điều này khiến bạn cảm thấy mông lung, mơ hồ về tương lai. Bạn muốn thoát ra khỏi tình trang này nhưng không biết bắt đầu từ đâu.
Nội dung bài viết này sẽ giúp bạn:
- Hiểu như thế nào là mất định hướng sự nghiệp?
- Tại sao bạn lại mất định hướng?
- Những điều bạn nên làm khi mất định hướng trong công việc?
- Phương pháp giúp bạn thoát ra khỏi trạng thái mất định hướng này?
Hãy đọc và tìm ra câu trả lời cho chính mình, bạn nhé!
Mất định hướng sự nghiệp là gì?
Mất định hướng sự nghiệp là trạng thái cảm xúc tiêu cực khiến bạn:
- Cảm giác buồn bã, lo lắng hoặc tức giận thường xuyên khi ai đó nhắc về công việc, sự nghiệp.
- Mất hứng thú với công việc thậm chí là các hoạt động mà bản thân từng yêu thích.
- Khó tập trung hoàn thành tốt công việc và thiếu quyết đoán trong việc ra các quyết định.
- Hay thức khuya suy nghĩ nhiều và ăn uống không điều độ.
- Rút lui khỏi các hoạt động xã hội và né tránh giao tiếp với người khác.
Bạn chỉ muốn dành thời gian một mình với nhiều những câu hỏi và hoài nghi về bản thân, công việc, sự nghiệp phía trước.
Tại sao chúng ta mất định hướng?
Việc mất phương hướng trong công việc, sự nghiệp thường xuất phát từ nhiều lý do khác nhau:
1. Tự ti về bản thân:
Có thể bạn vừa trải qua những khó khăn trong công việc như: thất nghiệp, bị giảm lương, bị sếp la, so sánh mình với bạn bè đồng trang lứa,… Từ đó bạn cảm thấy hoài nghi về chính mình, trong đầu xuất hiện nhiều câu hỏi:
- Tôi có tính cách gì? Liệu những điều họ nói có đúng là tính xấu của tôi? Tôi có những tính cách gì tốt đẹp không?
- Tôi không biết mình thích gì? Không biết mình sẽ đóng góp được giá trị gì cho xã hội?
- Tôi có điểm mạnh, điểm yếu gì? Tôi làm tốt công việc này thực sự là vì năng lực hay là do may mắn?
2. Nỗi sợ giao tiếp
Bạn cảm thấy mình là người ít chia sẻ, ít thể hiện và tạo dựng mối quan hệ tốt trong cuộc sống, điều này cũng sẽ khiến bạn bị mất định hướng sự nghiệp vì:
- Khó hòa nhập với môi trường làm việc khiến bạn gặp khó khăn trong việc trao đổi với sếp, đồng nghiệp từ đó khiến bạn khó phát triển, khó phối hợp và mắc kẹt trong công việc của chính mình.
- Không có mối quan hệ xã hội nhiều khiến bạn bị hạn chế cơ hội, bạn muốn nghỉ công ty hiện tại nhưng cũng không tự tin để ứng tuyển công ty khác.
- Đôi lúc bạn cũng khó giao tiếp với gia đình dẫn tới thiếu sự ủng hộ và đồng hành từ gia đình trong sự phát triển sự nghiệp bạn mong muốn.
3. Mơ hồ định hướng dẫn tới không dám lựa chọn:
Trải qua một số khó khăn và thử thách trong công việc, bạn nghi ngờ về định hướng của chính mình. Bạn xuất hiện những thắc mắc:
- Định hướng hiện tại có thực sự phù hợp với mình không?
- Nên phát triển tiếp tục với nghề này hay chuyển sang nghề khác?
- Có nên phát triển nghề tay trái không?
- Có nên khởi nghiệp, kinh doanh không?
Với vô số phương hướng, mỗi cái đều có cơ hội và thách thức khác nhau. Bạn hoang mang và không biết đâu là hướng đi phù hợp nhất với chính mình.
Video dưới đây của anh Nguyễn Hữu Trí cũng sẽ cho bạn nhiều góc nhìn về vấn đề mất định hướng:
5 điều bạn nên làm khi mất định hướng trong công việc
Việc mất định hướng sự nghiệp thật ra không hoàn toàn là điều xấu hay tệ hại mà đó là một trải nghiệm, một chặng đường bất cứ ai cũng phải trải qua, có người mất định hướng khi:
- Đang chọn ngành học đại học
- Chọn công việc khi vừa mới ra trường
- Mất phương hướng ở tuổi 30
…
Tùy vào hoàn cảnh và trải nghiệm cá nhân mà bất cứ ai cũng phải trải qua tối thiểu một lần mất định hướng sự nghiệp.
Vì vậy bạn đừng quá lo lắng mà hãy thực hiện một số việc sau:
#1 Dành thời gian cho bản thân:
Hãy xem đây là cơ hội để bạn kết nối lại với chính mình, làm những điều bạn yêu thích mà đã lâu bạn chưa làm, viết nhật ký,…
#2 Hạn chế tiếp xúc với mạng xã hội:
Bạn đang trong giai đoạn mông lung và cần xác định phương hướng, việc thường xuyên lướt mạng xã hội sẽ dễ khiến bạn tự ti, so sánh mình với những người khác và ảnh hưởng tới cảm xúc và tâm trạng của chính mình
#3 Trò chuyện với một vài người bạn yêu quý, tin tưởng:
Hãy chia sẻ họ nỗi lo lắng và suy tư của bản thân, có thể họ sẽ giúp được bạn hoặc ít ra họ sẽ giúp bạn nhẹ lòng hơn để bình an trong hành trình tìm kiếm lại định hướng cho chính mình.
#4 Rèn luyện thể chất:
Hãy chơi lại một số môn thể thao bạn yêu thích hoặc học một vài môn thể thao mới, việc này sẽ giúp bạn có năng lượng tích cực, thoải mái từ đó vững vàng để đối diện với thử thách, khó khăn.
#5 Tìm kiếm sự hỗ trợ từ chuyên gia:
Hãy tìm kiếm một người có chuyên môn và kinh nghiệm trong việc tư vấn định hướng để được hỗ trợ và hiểu rõ tình trạng bạn đang gặp phải xuất phát từ đâu. Bạn sẽ có được giải pháp phù hợp và hiệu quả hơn để vượt qua tình trạng này.
4 bước giúp bạn thoát khỏi trạng thái mất định hướng
Sẽ có 4 bước cơ bản giúp bạn thoát khỏi tình trạng này:
Bước 1: tự nhìn nhận bản thân để xác định nguyên nhân
Hãy dành thời gian tự nhìn nhận lại bản thân trên các khía cạnh trong cuộc sống để từ đó xác định được nguyên nhân cốt lõi dẫn tới tình trạng trên:
- Khía cạnh kết nối với chính mình (khó khăn cá nhân): bạn có đang cảm thấy hài lòng về mức độ kết nối với bản thân? Bạn có khúc mắc hay tự ti gì về chính mình ở hiện tại?
Hãy liệt kê ra tất cả những tự ti, khúc mắc mà bạn có thể nhận ra.
Ví dụ: Bạn cảm thấy bản thân luôn trì hoãn trong cả công việc và cuộc sống thường ngày, bạn hay để “nước tới chân mới nhảy”, có thể đó cũng là một nguyên nhân khiến bạn không có kết quả tốt trong công việc khiến bạn hoài nghi về định hướng sự nghiệp hiện tại.
- Khía cạnh kết nối với người khác (khó khăn giao tiếp): bạn có cảm thấy hài lòng về các mối quan hệ hiện tại? Bạn có nỗi sợ giao tiếp nào không?
Tương tự hãy liệt kê ra tất cả những thứ bạn nhìn thấy về mình.
Ví dụ: Bạn là nữ, bạn sợ giao tiếp với người khác giới nhưng lại đang làm trong một công ty toàn là nam. Điều này có khi chính là vấn đề dẫn tới việc bạn không đạt được kết quả công việc chẳng hạn….
- Khía cạnh định hướng công việc: bạn cảm thấy không hài lòng về công việc hiện tại ở điểm nào?
Ví dụ: Công việc không đáp ứng được về tài chính bạn mong muốn dẫn tới bạn hoang mang chẳng hạn,…
Cuối cùng, bạn tổng hợp lại các khó khăn để tìm ra đâu ra nguyên nhân cốt lõi để từ đó tìm kiếm giải pháp phù hợp để cải thiện.
Bước 2: thấu hiểu bản thân:
Sau khi đã xác định nguyên nhân, việc tiếp theo bạn cần thấu hiểu lại chính mình. Hãy dành thời gian suy ngẫm lại những trải nghiệm trong quá khứ và trả lời những câu hỏi:
- Tôi có những tính cách gì? Mọi người hay nói gì về tính cách của tôi?
- Tôi có điểm mạnh, điểm yếu gì? Tôi có thể làm giỏi nhất việc gì? làm tệ nhất việc gì?
- Đâu là định hướng nghề nghiệp phù hợp với chính mình?
Qua việc thấu hiểu này, bạn sẽ từ từ nhận diện được bản thân, biết mình khác gì với mọi người, đâu là điều mình có thể tự tin, đâu là điều mình cần lưu ý cải thiện. Việc này giúp bạn bình an và tự tin hơn.
Việc thấu hiểu bản thân theo cách trên sẽ cần bạn phải là người trải nghiệm nhiều và có kỹ năng tự nhìn nhận khá tốt thì mới có thể trả lời chính xác những câu hỏi trên. Còn lại bạn có thể tham khảo thêm một số công cụ giúp bạn thấu hiểu bản thân như: MBTI, DISC, Sinh trắc học vân tay,…
Nếu bạn tò mò về công cụ Sinh trắc học vân tay và làm thế nào để công cụ này giúp bạn hiểu được chính mình thì có thể tham khảo trang này.
Bước 3: lý giải nguyên nhân và tìm giải pháp:
Dựa trên sự thấu hiểu đó, bạn quay về nhìn nhận lại các nguyên nhân ở bước 1 bạn sẽ lý giải được các nguyên nhân và có các giải pháp tương ứng để tháo gỡ nó.
Ví dụ: Nếu nguyên nhân của bạn đến từ nỗi sợ giao tiếp, lo lắng khi tiếp xúc với người lạ từ đó hạn chế con đường phát triển sự nghiệp của bạn. Bạn hiểu được bản thân mình là người có tính cách hơi hướng nội và không thích giao tiếp nhưng lại sẵn sàng cởi mở nếu có mục tiêu xuất phát từ lợi ích của bản thân. Từ đó giải pháp ở đây chính là bạn cần xác định rõ mục tiêu mở rộng mối quan hệ sẽ giúp gì cho lợi ích của bạn thì từ đó khó khăn tự khắc sẽ được giải quyết.
Cứ như vậy bạn sẽ tổng hợp ra được các giải pháp và những việc cần làm để cải thiện các khó khăn khiến bạn mất định hướng.
Khi các khó khăn được tháo gỡ bạn sẽ xác định được định hướng sự nghiệp của chính mình.
Bước 3: xây dựng kế hoạch hành động
Cuối cùng, dựa trên các giải pháp bạn lên kế hoạch hành động trong 1 tháng, 3 tháng,.. tùy vào hoàn cảnh và nhu cầu của bạn. Từ đó tập trung hành động và thay đổi để đi tới được định hướng phù hợp nhất với bạn.
Phương pháp này cũng là cách CAD sử dụng để hỗ trợ cho các Học viên bị mất định hướng trong 10 năm qua.
Vì vậy, bạn cứ tự tin để áp dụng và tìm ra định hướng sự nghiệp phù hợp cho chính mình. Nếu bạn gặp khó khăn gì trong quá trình áp dụng, hãy liên hệ với CAD qua tin nhắn hoặc các chương trình bên dưới để được hỗ trợ thêm bạn nhé!
Hy vọng bài viết này hữu ích và giúp được bạn có câu trả lời và tháo gỡ được khó khăn để tìm ra định hướng sự nghiệp phù hợp nhất với bản thân!
Trung tâm sinh trắc vân tay CAD được thành lập vào năm 2013 bởi anh Nguyễn Hữu Trí. CAD là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ scan và tư vấn ứng dụng sinh trắc vân tay hàng đầu tại Việt Nam với hơn 10 năm kinh nghiệm. Các dịch vụ mà CAD đang triển khai:
- Bài test chủng vân tay miễn phí.
- Dịch vụ tư vấn sinh trắc vân tay (có phí) dành cho: Phụ huynh và con trẻ, học sinh, Sinh viên, người đi làm.
- Dịch vụ tư vấn giải pháp dựa trên chủng tính cách.