Vận động thô là gì?
Khái niệm
Vận động thô là quá trình phối hợp và phát triển của các nhóm cơ lớn trên cơ thể. Vận động thô gồm các hoạt động cụ thể như đi, chạy, nhảy, lăn, trườn, bò, leo,….
Một điều đặc biệt là vận động thô sẽ phát triển trước vận động tinh. Hay nói cách khác, vận động thô là bước nền cho các vận động tinh phát triển.
Các cột mốc phát triển
- 18 tháng tuổi: Tự đi lại, đi lùi, bắt đầu biết chạy, tự xúc thìa để ăn, mặc, cởi quần áo khi được bố mẹ giúp đỡ
- 2 tuổi: Biết đá bóng về phía trước, tự bám tay vịn để đi lên và xuống cầu thang, bắt đầu chạy nhanh, tự trèo lên và xuống, biết xếp một số miếng ghép đơn giản lại với nhau.
- 3 tuổi: có thể leo trèo, chạy nhảy thành thạo, đi lên và xuống cấu thang giỏi hơn, bắt đầu tập đi xe đạp ba bánh hoặc xe đạp có 2 bánh phụ trợ
Các cột mốc này có thể không đúng với một số trẻ nhưng sẽ không sai lệch quá nhiều.
Cách rèn luyện vận động thô
- Tập thể thao: Hãy tập cho trẻ thói quen luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, điều này khiến trẻ cảm thấy hứng thú hơn với việc rèn luyện thể chất. Một số hoạt động phù hợp có thể là bắt bóng bằng hai tay, nhảy lò cò hoặc leo trèo cầu thang,…
- Chơi các trò chơi vận động: một vài trò chơi có thể thu hút sự chú ý của trẻ có thể là đuổi bắt, trốn tìm hoặc nhảy dây,…Những hoạt động này có thể giúp trẻ rèn luyện được khả năng làm việc nhóm, sự quan sát, cũng như khả năng phán đoán, đánh giá cũng tốt hơn
- Làm việc nhà: các bạn có thể suy nghĩ một vài hoạt động nhẹ nhàng tại nhà, tiêu biểu là làm việc nhà. Điều này có thể giúp trẻ phát triển các kỹ năng vận động thô, cũng như độc lập hơn, và gắn kết tình đoàn kết giữa các thành viên trong gia đình của bạn hơn.
Xem thêm: VAK định hình phong cách học hiệu quả
Vận động tinh là gì?
Khái niệm
Vận động tinh là sự phối hợp và điều khiển các bộ phận ngón tay, bàn tay. Vận động tinh có được từ những hoạt động như việc chơi các bộ đồ chơi nghệ thuật,… từ đó hình thành nên các hoạt động như cầm, nắm, xoay, vặn,… hay các hoạt động mang tính “tỉ mỉ” cao hơn liên quan đến viết, vẽ, hoặc xây dựng,…
Một vài kỹ năng vận động tinh mà trẻ cần được phát triển:
- Khum bàn tay và mở các ngón tay:
Cần sự phối hợp của lòng bàn tay và các ngón tay để có thể linh hoạt chuyển động và thực hiện một vài thao tác khác. Hành động này là bước đầu cho cho các hoạt động đòi hỏi yêu cầu sự tỉ mỉ khác như viết, cầm, nắm, cởi quần áo,…
- Sử dụng hai tay:
Để thuận tiện hơn thì trẻ cần được rèn luyện kỹ năng sử dụng đồng thời cả hai bàn tay.
- Sử dụng kéo:
Hành động sử dụng kéo cần sự phối hợp của tay, mắt, và độ mạnh mà chúng ta tác động lên kéo, để cắt được đúng yêu cầu của mình.
Một số mốc phát triển
- Từ 0 đến 3 tháng tuổi: Có thể thực hiện các động tác đơn giản như đặt tay lên miệng
- Từ 3 đến 6 tháng tuổi: Nắm, chuyển đồ vật từ tay này sang tay khác
- Từ 6 đến 9 tháng tuổi: Vỗ tay, bốc đồ ăn cho vào miệng, chụm các ngón tay, lấy đồ bằng cả hai tay
- Từ 9 đến 12 tháng tuổi: Cầm đồ chơi bằng một tay, sử dụng một ngón tay cái và ngón trỏ để chỉ đồ vật
- Từ 1 đến 2 tuổi: Xếp chồng vật này lên vật khác, vẽ nguệch ngoạc trên giấy, dùng muỗng múc đồ ăn
- Từ 2 đến 3 tuổi: Biết vặn nắm cửa, rửa tay, sử dụng muỗng đúng cách, xâu hạt to thành chuỗi, tháo nắp đồ chơi đơn giản
- Từ 3 đến 4 tuổi: Biết cởi và cài nút quần áo, dùng kéo cắt giấy, vẽ ngôi nhà và các hình ít chi tiết khác
- Từ 5 đến 7 tuổi: Tô màu cũng ít vượt ra ngoài giới hạn, theo mẫu có sẵn, khả năng ghi nhớ cũng phát triển hơn
Tuy nhiên, với các trẻ phát triển sớm, có thể không đúng với các mốc trên, nhưng chỉ sai lệch một chút.
Xem thêm: 3 loại năng khiếu cần biết
Cách rèn luyện vận động tinh
Sự phát triển cũng như mức độ phát triển của kỹ năng vận động tinh tuỳ thuộc vào từng độ tuổi khác nhau. Dưới đây là một số cách giúp trẻ rèn luyện:
- Tập phản xạ: Đưa đồ vật yêu thích đến gần trẻ ở khoảng cách phù hợp với tầm với của trẻ, khuyến khích trẻ tự cầm nắm đồ ăn và ăn, trong giai đoạn bắt đầu ăn dặm
- Phát triển vận động tinh trong cuộc sống: Cùng trẻ chơi các trò chơi như vẽ bút màu, nặn đất sét,… hoặc cho phép trẻ tham gia chuẩn bị cho bữa ăn như đổ, khuấy, trộn,…,
- Dạy trẻ cầm bút bằng ngón tay: khuyến khích trẻ sử dụng hai ngón tay để lấy đồ vật ra khỏi hộp,…
Tuỳ vào sự phát triển của trẻ cùng với các cột mốc phát triển ở trên mà các bạn có thể tự xây dựng cho mình các hoạt động để rèn luyện cho con mình.
Tổng kết
Vận động là một lĩnh vực quan trọng trong quá trình lớn lên và phát triển của một người. Vận động được hình thành từ lúc còn nhỏ và dần dần phát triển hơn từ quá trình sống và học tập của trẻ.
Các cột mốc đánh dấu sự tiến bộ và phát triển của rẻ là không cố định và tuỳ thuộc vào từng trẻ khác nhau. Tuy nhiên chúng cũng sẽ không sai khác quá nhiều. Và các bậc phụ huynh cần xây dựng một kế hoạch rèn luyện phù hợp với con mình, để hỗ trợ trẻ được rèn luyện một cách phù hợp và hiệu quả.
Xem thêm: Bí ẩn 5 loại giác quan của con người