Học tập theo phương pháp VAK
Chia sẻ bài viết này
0
(0)

Có bao giờ bạn “phát điên” vì gặp phải đứa mỗi khi học bài đều phải đọc to vanh vách, đi vòng qua vòng lại đến chóng mặt trong khi bạn cần sự im lặng để tập trung chưa?

Lúc đó vừa bực, vừa cáu rồi thầm nghĩ: “Bộ nó không im lặng được hay gì!!! Sao cứ phải mở miệng đọc mới chịu, sợ người ta không biết mình đang học bài à??”

Haizz….rồi nó có bỏ không? 

KHÔNG nó vẫn đọc rất chi là to!

Và rồi….

Mãi cho đến khi bạn được khai sáng bởi một khái niệm mang tên VAK – lúc ấy bạn mới hiểu: “Ồ hóa ra là vậy!!”

Rốt cuộc VAK “thần thánh” đến mức nào? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn sáng tỏ…

Mô hình học tập VAK là gì? Nghe tưởng lạ hóa ra quen!

VAK là một mô hình học tập do Walter Burke Barbe thiết kế và được phát triển hoàn thiện bởi Neil Fleming. Thuật ngữ VAK dường như còn khá mới lạ ở Việt Nam, tuy nhiên có lẽ trong học tập chúng ta đã vô tình áp dụng chúng mà không hề hay biết!

Tại sao lại nói như vậy? Chính vì VAK là chữ viết tắt của 3 phương pháp: VISUAL – AUDITORY – KINESTHETIC học tập  thông qua Hình ảnh – Âm thanh – Vận động.

Học tập theo phương pháp VAK
Mô hình học tập VAK

 

Có thể thấy đây là một phương pháp học có điểm khác biệt khá lớn so với cách học truyền thống. Việc áp dụng VAK sẽ mang đến hiệu quả tích cực:

  • Đối với người học: dễ tiếp thu, nhanh nắm bắt, ghi nhớ lâu và vận dụng tốt.
  • Đối với người dạy: hiểu để xây dựng chương trình học phù hợp, tiếp thêm động lực và tạo hứng thú cho người học.

Vậy cụ thể đặc trưng của từng phương pháp trong mô hình VAK được diễn đạt như thế nào? Cùng tìm hiểu qua phần tiếp theo để HIỂU ĐÚNGVẬN DỤNG PHÙ HỢP với mỗi người nhé!

Giải mã VAK bằng 3 phương pháp học đặc trưng

Để giải mã mô hình VAK, chúng ta cùng tìm hiểu lần lượt 3 phương pháp học sau đây. Và đừng quên để ý xem bản thân bạn đang nằm ở đâu trong 3 xu hướng này nhé! 

VAK hình ảnh làm tâm – Visual Learners

Visual Learners – phương pháp học tập bằng hình ảnh, tiếp thu nhanh, nhớ lâu nhờ ấn tượng màu sắc hay hình họa. 

Giả sử nếu sách giáo khoa đơn điệu khiến bạn nhàm chán và không có hứng học bài; nếu bạn dễ dàng bị thu hút bởi những quyển tạp chí sắc nét, những bức tranh hài hước,… thì có lẽ bạn thuộc tuýp Visual Learners.

Đặc tính của phương pháp học Visual Learners 

Như đã nói ở trên, người học theo xu hướng Visual sẽ có những đặc tính sau:

  • Có khả năng trực tiếp tiếp thu, lưu giữ thông tin chỉ bằng một mẫu hình ảnh như tranh vẽ, biểu đồ, phim ảnh, hình họa,…
  • Thói quen đánh dấu bằng màu sắc như bút dạ quang, mảng màu,.. hoặc ký hiệu đặc biệt tự sáng tạo ra.
  • Họ có thể ghi nhớ khuôn mặt của rất nhiều người (mặc dù không rõ tên) hay in dấu đặc điểm nhận dạng một người từ lần gặp đầu tiên.
  • Thông thường họ sẽ trầm tĩnh quan sát, tuy nhiên khi gặp hứng khởi họ sẽ rất chủ động, nắm bắt nhanh, nói nhanh đến nỗi bị mất chữ, ngắt đoạn.
VAK Visual Learners
VAK: Phương pháp học Visual Learners

Làm cách nào để vận dụng tốt Visual Learners? 

Để phát triển và vận dụng Visual Learners trong học tập, bạn có thể làm theo những tips sau:

  • Sử dụng giấy note, sticker, bút màu, in đậm, gạch chân hoặc bất kỳ điều gì để làm nổi bật mọi thứ quan trọng, điều này sẽ giúp bạn dễ dàng tìm kiếm và ghi nhớ thông tin nhanh hơn.
  • Tập tư duy bằng hình vẽ, hình minh họa thông qua sáng tạo mindmap, xây biểu đồ, thiết kế powerpoint/video bài học theo ý thích hoặc học qua phim ảnh, sách báo ấn tượng. 
  • Bạn nên ngồi phía trên lớp, cố gắng quan sát cử chỉ, nét mặt giáo viên khi giảng bài, điều này sẽ giúp bạn tập trung và tiếp thu dễ hơn thay vì ngồi cặm cụi ghi chép.
  • Hãy đi quan sát! – giả sử nếu bạn học kiến trúc, hãy quan sát những ngôi nhà vì nó không những thổi nguồn cảm hứng mà còn giúp bạn so sánh kiến thức sách vở với thực tế, từ đó bạn hiểu để nhớ lâu hơn.
  • Nếu quá nhàm chán với mô tả, hãy tập trung tìm hình ảnh, sau đó tự cảm nhận và soạn lại theo cách riêng của mình.
VAK Visual Learners phương pháp học
VAK: Vận dụng phương pháp học Visual Learners

VAK âm thanh làm gốc – Auditory Learners

Nhạy cảm với âm thanh là điều đầu tiên khi nói về người theo hệ Auditory. Những người này khác với nhóm Visual chuyên nhìn, họ chuyên nghe và từ lắng nghe để hiểu rồi ghi nhớ. Hiểu một cách đơn giản là lấy ÂM THANH LÀM GỐC. 

Auditory Learners – từ âm thanh đến trí nhớ

Để hình dung về cách học tập này, chúng ta cùng điểm qua một vài đặc trưng cơ bản của nhóm Auditory Learners này nhé:

  • Là người có xu hướng “niệm chú”, nói to lặp đi lặp lại để ghi nhớ.
  • Thường có khiếu kể chuyện, khả năng tự điều chỉnh giọng nói theo tiết tấu; khi ngồi hơi cúi về phía trước và đầu nghiêng về hướng đang phát ra tiếng động.
  • Họ dễ bị ảnh hưởng, mất tập trung bởi âm thanh xung quanh như tiếng nhạc, cuộc trò chuyện,…
  • Do nhạy cảm với âm thanh nên những người này có thể nhận biết giọng nói của người quen mà chưa cần nhìn thấy mặt họ.
VAK: Phương pháp học Auditory Learners
VAK: Phương pháp học Auditory Learners

Vận dụng tốt Auditory Learner để học tập hiệu quả hơn

Từ đặc trưng trên, chúng ta có thể áp dụng các cách sau đây để học tập hiệu quả hơn đối với nhóm Auditory Learners:

  • Đọc to văn bản với tần suất lặp lại nhiều lần kích thích thính giác hoạt động truyền thông tin tới não nhanh hơn, từ đó bạn có thể ghi nhớ tốt hơn.
  • Do chịu ảnh hưởng của âm thanh nên để tập trung bạn nên tìm một góc nào đó yên tĩnh, cách biệt với mọi tiếng ồn để không bị sao nhãng, gián đoạn việc học giữa chừng.
  • Có thể tính tới phương án dùng máy ghi âm để ghi lại bài giảng hoặc học qua nghe postcad, video thay vì hì hục ghi chép.
  • Vì âm thanh sẽ xuất hiện và kết thúc rất nhanh nên bạn sẽ cần một phương pháp ghi chú thích hợp để nhớ sâu, ví dụ như bộ ký hiệu tự sáng tạo. 
VAK: Vận dụng phương pháp Auditory Learners
VAK: Vận dụng phương pháp Auditory Learners

VAK vận động để ghi nhớ – Kinesthetic Learners

Mặc dù dựa vào chuyển động để ghi nhớ nhưng ở nhóm Kinesthetic Learners chuyển động này thuộc dạng tự vận động chứ không phải qua video hay phim ảnh. Tức là người học sẽ tiếp thu kiến thức tốt hơn khi đứng lên đi lòng vòng, sử dụng body language hay vừa tập thể dục kết hợp với nghe để học.

Kinesthetic Learners – ghi thông tin vào não nhờ vận động

Nếu bạn sở hữu những đặc điểm dưới đây thì có lẽ bạn thuộc nhóm Kinesthetic Learners:

  • Không thể ngồi yên một chỗ để học và chỉ có thể tập trung trong một thời gian ngắn.
  • Thường đi lòng vòng khi nghe điện thoại, lúc nói chuyện rất hay sử dụng ngôn ngữ cơ thể để diễn giải lời nói của chính mình.
  • Đa phần thuộc tuýp người năng động, yêu thích thể thao, ưu tiên thực hành hơn lý thuyết.
  • Có thể với bạn nghe nhạc không gây sao nhãng mà sẽ tăng thêm không khí cho việc học, khi đó bạn hoàn toàn có thể vừa nhún nhảy theo điệu nhạc vừa tiếp thu kiến thức nhanh hơn bình thường.
VAK: Phương pháp Kinesthetic Learners
VAK: Phương pháp Kinesthetic Learners

Tối ưu việc học bằng phương pháp Kinesthetic Learners cho tuýp người mê vận động 

Vậy đâu là chiến lược học tập tối ưu cho nhóm Kinesthetic Learners? Bạn có thể áp dụng những cách sau:

  • Tham gia vào các môn học mang tính thể thao như võ thuật, bơi lội, bóng rổ,… như vậy bạn vừa có thể học, vừa kết thêm bạn mới.
  • Xây dựng lý thuyết thành các trò chơi vận động như giải mật thư hay các tình huống kịch/giả lập, ở đó cả nhóm sẽ cùng nhau tranh luận, phối hợp để vừa học vừa chơi.
  • Đừng ngồi một chỗ khi học tập và làm việc mà hãy chia nhỏ thời gian tổng ra và ở giữa sẽ là khoảng nghỉ, lúc này bạn có thể đứng lên đi lòng vòng để lấy lại sự tập trung.
  • Học kiến thức mới qua âm thanh hoặc ôn lại kiến thức cũ trong đầu khi đang tập thể dục. 
  • Nên có những trò chơi như rubik, bánh cao su hay bất cứ thứ gì khiến tay bạn bận rộn và khi đó não sẽ có sự tập trung nhất định.
VAK: Vận dụng phương pháp Kinesthetic Learners
VAK: Vận dụng phương pháp Kinesthetic Learners

Áp dụng cả 3 phương pháp trong VAK, tại sao không?

VAK bao gồm 3 phương pháp học Visual – Auditory – Kinesthetic nhưng trên thực tế 3 phương pháp này không tách biệt hoàn toàn mà ngược lại được kết hợp một cách ngẫu nhiên.

Lấy ví dụ từ tình huống đầu bài viết: Học bài vừa đọc lớn tiếng, vừa đi lòng vòng – đó là sự pha trộn giữa A và K. Tức là nếu bạn có xu hướng phải đọc nhẩm thành tiếng để học thuộc thì khi cầm sách trên tay chân bạn sẽ vô thức bước đi, cứ như vậy âm thanh kết hợp với vận động giúp não bộ ghi nhớ nhanh hơn. 

Nói như vậy không có nghĩa bất kỳ ai cũng sẽ “tự nhiên” kết hợp hoặc sử dụng độc lập từng phương pháp trong VAK một cách hiệu quả được.

Đơn giản vì mỗi người sẽ có các loại TRÍ THÔNG MINH khác nhau, từ đó thích hợp với các phương pháp học khác nhau. Như trong cùng một bài toán chỉ cho ra một đáp án duy nhất, nhưng bạn nghe thầy A giảng rất nhiều lần đều không hiểu, qua cô B giảng lại hiểu. Khi đó có nghĩa là bạn phù hợp với cách diễn giải của cô B. 

Cần kết hợp 3 phương pháp học VAK
Kết hợp 3 phương pháp học VAK

“Đọc vị” bản thân để sử dụng VAK hiệu quả!

Như đã nói ở trên mỗi người sẽ phù hợp với một phương pháp học khác nhau. Để kiểm tra được độ “khớp” của bản thân có lẽ bạn phải THỬ rất nhiều lần và CHỜ để xem kết quả.

Tuy nhiên ngay khi bạn đã bỏ thời gian – công sức ra làm “thí nghiệm” thì bạn vẫn sẽ luôn cảm thấy ngờ ngợ, cảm giác mình giống chỗ này một chút, hợp chỗ kia một ít. Và rồi bạn cũng không hề chắc chắn nếu chọn phát triển theo một hướng nhất định mình sẽ thành công!

Vậy làm sao để xác định bản thân “hợp phong thủy” với “món” nào? Bài viết gợi ý một thuật ngữ khoa học mang tên SINH TRẮC VÂN TAY – chìa khóa giúp bạn hiểu rõ bản thân trước khi tìm đến bất kỳ phương pháp cải thiện việc học nào chứ không riêng gì VAK. 

inh trắc vân tay giải mã VAK
Dùng công nghệ sinh trắc vân tay để tìm chọn phương pháp học VAK phù hợp

Nếu bạn vẫn chưa biết sinh trắc vân tay là gì, đọc tiếp TẠI ĐÂY để tìm hiểu trước khi đưa ra quyết định tiếp theo nhé. Hãy nhớ rằng: “Không có phương pháp tốt nhất, chỉ có phương pháp phù hợp – Hiểu mình, tin mình để tiến tới!”

Vote sao cho CAD nhé!

Đánh giá hiện tại: 0 / 5. Số lượng 0

Hãy là người vote sao đầu tiên cho CAD!