Chia sẻ bài viết này
0
(0)

Cuộc sống ngày càng phát triển, năng lực trở thành điều kiện bắt buộc cho những công việc, học tập, thậm chí là phải có trong đời sống thường nhật.

Trong ứng tuyển, chắc hẳn ai cũng sẽ bị ám ảnh câu hỏi kiểu “bạn biết những gì và bạn có thể làm những gì cho công ty”. Đó là năng lực.

“Năng lực” chỉ có 7 ký tự. Nhưng giá trị của nó thì không dễ để có thể cân, đo, đong, đếm được. Nó là yếu tố quyết định cho sự thành bại của một con người trong công việc, và cả trong cuộc sống.

Năng lực là gì?

Năng lực là tập hợp các yếu tố bao gồm kỹ năng, kiến thức, khả năng và cả cách đối mặt, ứng xử của một người khi giải quyết một công việc hay một tình huống cụ thể nào đó trong cuộc sống. Mức độ của năng lực cũng sẽ thể hiện mức độ hiệu quả/ hoàn thiện công việc khi bạn đối mặt với chúng.

Ngoài ra, theo các nhà tâm lý học, năng lực chính là các đặc điểm và những thuộc tính tâm lý của một người, phù hợp với các yêu cầu công việc cụ thể, để đảm bảo hiệu quả làm việc được tốt hơn.

Năng lực hình thành từ cuộc sống hằng ngày, từ nhỏ đến lớn, từ môi trường gia đình, nhà trường rồi đến xã hội. Đó là quá trình học hỏi liên tục và vận dụng chúng trong thực tế. Để trợ giúp cho quá trình này, các thế mạnh bẩm sinh có thể giúp bạn, chúng được đo lường thông qua các chỉ số thông minh. Nhưng điều quan trọng vẫn là đến từ sự rèn luyện, thì khi đó mới có thể phát triển và ngày càng hoàn thiện hơn.

Năng lực của một người được biểu hiện chủ yếu trên 4 phương diện: trong thực hiện công việc, quản lý công việc, xử lý tình huống bất ngờ, và xây dựng môi trường làm việc.

Năng lực của cá nhân gồm 2 loại chính

Theo các nhà tâm lý học, năng lực được chia thành 2 loại:

  • Năng lực chung: đề cập đến các khả năng xử lý các vấn đề mang tính chất “phổ thông”, phổ biến ở mọi nơi, mà hầu như ai cũng phải có, ở một mức độ nào đó.
  • Năng lực chuyên môn: được ứng dụng ở các hoạt động mang tính chuyên môn, đặc trưng, riêng biệt cao. Do đó, năng lực chuyên môn thường được hình thành ở trên trường học, hoặc do những nơi yêu cầu trực tiếp đào tạo, để phù hợp hơn với những yêu cầu công việc đặc trưng.

Chẳng hạn, như khi bạn giải một bài toán. Đối với một bài toán cộng trừ nhân chia, thì chúng ta cần năng lực chung. Nhưng tìm ra cách giải khác hoặc làm những bài toán khó hơn thì cần đến năng lực chuyên môn.

Nói vậy, chắc hẳn các bạn cũng đã hiểu, hai loại năng lực này không hoàn toàn tách bạch nhau. Mà chúng là dựa vào nhau và cùng nhau phát triển. Năng lực chuyên môn dựa vào nền tảng là năng lực chung để đi sâu vào giải quyết vấn đề mang tính “chuyên môn”. Còn năng lực chung thì dựa vào năng lực chuyên môn để ngày càng thuần thục và phát triển hơn.

Mặt khác, trên phương diện của một nhà quản lý doanh nghiệp thì năng lực cũng được chia 2 loại, bao gồm phần nổi (có thể thấy được thông qua quan sát, quá trình phỏng vấn), phần chìm (còn tiềm ẩn, sẽ được phát hiện dần dần trong quá trình làm việc).

Đặc điểm

  • Không phải đến từ bẩm sinh. Mà đến từ giáo dục, đào tạo trong môi trường làm việc.
  • Năng lực giúp cho quá trình học hỏi, tiếp thu và vận dụng các kiến thức, kỹ năng được học hiệu quả và nhanh chóng hơn.
  • Năng lực là khác nhau ở mỗi người, tuỳ vào đặc điểm tâm lý của từng người khác nhau.
  • Là điều kiện bắt buộc phải có để xử lý công việc. Người có năng lực sẽ có hiệu quả xử lý công việc cao hơn so với những người khác. Từ đó mở rộng cơ hội làm việc.

Năng lực cốt lõi là gì?

Năng lực cốt lỗi (Core competencies) để chỉ sự thành thạo trong chuyên môn và những kỹ năng chủ yếu của một doanh nghiệp trong lĩnh vực chính của mình, thể hiện được sự cạnh tranh so với đối thủ.

Ý nghĩa:

  • Thể hiện sự cạnh tranh và tính khác biệt
  • Được hình thành từ rèn luyện trong quá trình học tập và tích luỹ dần dần

Năng lực cốt lõi được đánh giá thông qua 4 tiêu chí:

  • Mang lại giá trị
  • Tính hiếm
  • Khó bắt chước
  • Không thể thay thế được

Cách nâng cao năng lực

Năng lực của một tổ chức hoặc của cá nhân đều đến từ sự rèn luyện thường xuyên của chính cá nhân đó trong một khoảng thời gian dài để có thể thấy được kết quả rõ rệt. Tuy nhiên, việc luyện tập không nên dừng lại.

Sau đây, chính là một vài cách có thể giúp bạn nâng cao năng lực của chính mình. Nhớ đọc hết chúng nha!

Lập kế hoạch rõ ràng

Một kế hoạch cụ thể cho từng ngày, từng tháng sẽ là giải pháp hiệu quả cho những ngày “không biết làm gì”. Kế hoạch cho những deadlines, cho những buổi đi học, đi làm, cho những buổi tập thể dục thể thao,…

Việc lập kế hoạch sẽ cực kỳ có ích cho bạn:

  • Không bỏ sót việc cần làm
  • Thực hiện công việc sớm hơn hạn
  • Biết được thời gian trống để có thể lên kế hoạch cho những việc cải thiện bản thân
  • Suy nghĩ trở nên mạch lạc hơn

Tập thể dục, thể thao

Việc tập thể dục không phải chỉ để rèn luyện cơ thể đâu. Nó còn có nhiều lợi ích khác:

  • Tinh thần tốt hơn sau những áp lực, mệt mỏi từ công việc, học tập
  • Năng động hơn, suy nghĩ tích cực hơn
  • Có thời gian lắng nghe chính bản thân mình

Khi tập thể dục, bạn sẽ có thời gian dành cho chính mình, sắp xếp lại các suy nghĩ, khiến nó trở nên đầy đủ và logic hơn. Chỉ đơn giản là vài phút đi bộ thả lỏng, hay chạy bộ, yoga,… đều được. Cố gắng dành ra một ít thời gian cho chúng

Xem thêm3 cách lắng nghe bản thân

Cố gắng thực hiện kế hoạch đề ra

Bạn có thể viết ra hàng ngàn kế hoạch cho tương lai. Nhưng điều quan trọng là bạn cần thực hiện được chúng. Điều đó giúp bạn rèn luyện tính kỷ luật trong công việc, tránh việc học tập, rèn luyện bị đứt đoạn. Nhờ đó, năng lực của bạn cũng được rèn luyện thường xuyên và ngày càng nâng cao.

Những mục tiêu bạn đặt trong kế hoạch, đừng lãng quên chúng. Cố gắng theo đuổi chúng. Khi bạn đã đặt ra được mục tiêu cho mình, hãy cho mình một lộ trình cụ thể, những việc cần làm để thực hiện chúng. Trong quá trình này, bạn sẽ nhận ra bạn đã gặt hái được rất nhiều, bao gồm cả năng lực của cá nhân bạn.

Tìm kiếm niềm đam mê của chính mình

Chúng ta không thể thực hiện tốt một công việc mà không hề có niềm đam mê nào với chúng. Đúng không nào? Do đó, hãy đi tìm xem niềm đam mê của bạn ở đâu.

Niềm đam mê trong việc mình làm có thể khiến bạn cố gắng làm hết sức mình, nhưng không phải do bị ép buộc mà là bạn thật sự muốn làm vậy. Không ngừng rèn luyện bản thân để trở nên thật nổi bật trong công việc đam mê của mình. Và đó cũng chính là chìa khoá cho quá trình nâng cao năng lực bản thân.

Tổng kết

Năng lực là một yếu tố rất cần thiết trong cuộc sống. Nó là điều kiện bắt buộc cho các công việc mà chúng ta làm hằng ngày, từ việc học đến trong đời sống hằng ngày. Năng lực của một người có thể nâng cao nhờ quá trình mài giũa liên tục, không ngừng nghỉ. Cho nên, hãy lựa chọn cho mình một phương pháp phù hợp để tôi luyện chúng và sử dụng chúng như một công cụ đắc lực trong công việc và cả cuộc sống.

Đây là một quá trình không ngắn, cũng không đơn giản. Đừng bỏ cuộc !

Vote sao cho CAD nhé!

Đánh giá hiện tại: 0 / 5. Số lượng 0

Hãy là người vote sao đầu tiên cho CAD!