[2024] Nâng cấp kỹ năng phát triển bản thân trong kỷ nguyên AI
Chia sẻ bài viết này
0
(0)

Có phải bạn đang loay hoay với trăn trở:

  • Muốn bản thân phát triển hơn nữa nhưng không biết bắt đầu từ đâu?
  • Nên học thêm kỹ năng phát triển bản thân như thế nào cho hiệu quả?

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu về:

  • Phát triển bản thân là gì?
  • Kỹ năng phát triển bản thân quan trọng trong thế kỷ 21?
  • Những sai lầm thường gặp khi phát triển bản thân?
  • Cách phát triển bản thân hiệu quả?

Hãy đồng hành cùng nhau và tìm ra câu trả lời cho chính mình nhé!

Phát triển bản thân là gì? 

Phát triển bản thân là một quá trình liên tục cải thiện chính mình thông qua các hoạt động học tập để năng cao kiến thức, trau dồi các kỹ năng mềm, rèn luyện thể chất và tinh thần… từ đó hoàn thiện bản thân và có một cuộc sống thành công và hạnh phúc hơn.

Phát triển bản thân không chỉ nằm ở trí tuệ mà còn là thể chất và tinh thần.
Phát triển bản thân không chỉ nằm ở trí tuệ mà còn là thể chất và tinh thần.

Kỹ năng phát triển bản thân là gì?

Kỹ năng phát triển bản thân là tập hợp của nhiều kỹ năng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển liên tục của mỗi cá nhân như:

  • Kỹ năng tư duy, phản biện
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề
  • Kỹ năng giao tiếp
  • Kỹ năng ngoại ngữ, tin học
  • ….

Top 4 kỹ năng phát triển bản thân quan trọng nhất trong kỷ nguyên AI

Dựa trên các nghiên cứu và thống kê khoa học, một số kỹ năng phát triển bản thân quan trọng cần được rèn luyện trong kỷ nguyên AI ở thế kỷ 21:

  1. Tư duy phản biện và giải quyết vấn đề:
    Báo cáo kỹ năng thế kỷ 21 của diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) năm 2019 đã đánh giá đây là 1 trong 3 kỹ năng hàng đầu của người lao động tương lai. Cùng với đó, khảo sát trên Linkedin năm 2020, 92% nhà tuyển dụng đánh giá cao ứng viên có kỹ năng này.
  2. Khả năng thích ứng và học tập:
    Theo nghiên cứu của Đại học Oxford năm 2019 đã dự đoán 45% công việc hiện tại có thể bị tự động hóa trong 20 năm tới, đòi hỏi người lao động cần có khả năng học hỏi, thích ứng phải nhanh chóng hơn nữa với những kiến thức và kỹ năng mới.
  3. Giao tiếp và làm việc nhóm:
    Theo nghiên cứu của Đại học Harvard năm 2020, kỹ năng này xem là then chốt trong một thị trường phẳng, hội nhập sắp tới khi môi trường làm việc trở nên đa dạng và phức tạp.
  4. Sáng tạo và đổi mới:
    Theo nghiên cứu của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) năm 2021 thì đổi mới, sáng tạo là động lực chính và là kỹ năng hàng đầu trong thời đại số.
Công nghệ phát triển nhanh chóng khiến các kỹ năng cần thiết cũng thay đổi theo.
Công nghệ phát triển nhanh chóng khiến các kỹ năng cần thiết cũng thay đổi theo.

*Nguồn tài liệu tham khảo: https://www.weforum.org/agenda/2020/10/top-10-work-skills-of-tomorrow-how-long-it-takes-to-learn-them/

Ngoài ra sẽ còn nhiều kỹ năng khác như trí tuệ cảm xúc, kỹ năng kỹ thuật số, khả năng lãnh đạo cũng đóng những vai trò quan trọng. Tuy nhiên, việc lựa chọn kỹ năng nào để rèn luyện và phát triển cũng cần phải phù hợp với mỗi cá nhân.

Tại sao chúng ta cần có kỹ năng phát triển bản thân?

Không có một lý do cứng nhắc hay quá rõ ràng về việc tại sao phải phát triển bản thân vì việc phát triển bản thân sẽ dựa trên những mục tiêu và mong muốn của mỗi cá nhân ở những thời điểm phù hợp. Nếu tổng hợp lại thì có thể sẽ có những lý do chính và quan trọng như sau:

  1. Giúp bạn khám phá bản thân: việc phát triển bản thân luôn phải bắt đầu từ việc bạn hiểu rõ mình là ai? hiểu mình có điểm mạnh, điểm yếu gì? vì vậy quá trình phát triển bản thân luôn đi cùng với sự thấu hiểu và giúp bạn kết nối với bản thân một cách sâu sắc hơn.
  2. Giúp bạn định hướng tương lai: phát triển bản thân luôn cần đích đến phù hợp, bạn phải biết mình muốn tới đâu thì việc phát triển mới có ý nghĩa. Nếu chỉ đơn thuần là phát triển theo số đông, theo trào lưu thì thường sẽ không bền vững và thậm chí lãng phí thời gian, tiền bạc và nguồn lực của chính bạn.
  3. Bắt kịp xu hướng và không bị đào thải: việc liên tục phát triển bản thân sẽ không ngừng học hỏi, nâng cấp bản thân và các biến động từ thị trường từ đó không bao giờ lo lắng bản thân bị bỏ lại phía sau hoặc bị đào thải trong công việc.
  4. Có được nhiều mối quan hệ chất lượng: với mong muốn phát triển bản thân bạn sẽ bắt đầu khám phá, tìm hiểu và tiếp xúc với nhiều môi trường, con người mới sẽ giúp bạn kết bạn và có được những mối quan hệ chất lượng để cùng nhau phát triển.
Kỹ năng phát triển bản thân cũng bổ trợ cho quá trình phát triển sự nghiệp.
Kỹ năng phát triển bản thân cũng bổ trợ cho quá trình phát triển sự nghiệp.

*Phát triển bản thân là một hoạt động quan trọng giúp bạn phát triển sự nghiệp, vì vậy hãy đọc thêm về 5 điều cần biết để phát triển sự nghiệp một cách bền vững để có cho mình chiến lược phát triển bản thân phù hợp nha.

6 sai lầm thường gặp khi phát triển bản thân

  1. Thiếu mục tiêu phát triển rõ ràng: việc này dễ sinh ra “nỗ lực ảo” khi mà rất nhiều bạn luôn muốn phát triển bản thân, nào là học tiếng anh, nào là học kỹ năng giao tiếp,… nhưng thường không rõ được việc học tập và phát triển này sẽ liên quan tới tới mục tiêu và mong muốn của chính mình dẫn tới thiếu kiên trì hoặc dễ nản.
  2. So sánh bản thân với người khác: dễ bị “áp lực đồng trang lứa” hay lấy mục tiêu phát triển của bạn bè, đồng nghiệp làm mục tiêu phát triển cho bản thân, việc này sẽ khiến bạn dễ rơi vào cảm giác mất động lực hoặc trống rỗng khi đạt mục tiêu vì đó không phải là mục tiêu của chính mình.
  3. Thiếu kiên nhẫn, dễ nản, dễ bỏ cuộc: phát triển bản thân là một quá trình liên tục học tập và rèn luyện đến khi thật sự thuần thục và tự tin nhưng nhiều bạn lại luôn muốn mỗi thứ phải nhanh, gặp 1 vài thất bại nhỏ đã dễ nản, dễ bỏ cuộc từ đó dẫn tới tự ti và không còn động lực để phát triển.
  4. Sợ thất bại: sợ bị bạn bè chê cười, sợ mình không làm được, sợ bản thân không xứng đáng,… với những nếu sợ đó nhiều bạn đã bỏ cuộc khi chưa bắt đầu và chấp nhận bản thân là một con người tự ti, yếu kém.
  5. Thiếu kỷ luật bản thân: nhiều bạn thì lúc lên mục tiêu, kế hoạch rất quyết tâm nhưng khi thực thi thì lại dễ dãi với bản thân dẫn tới làm một chút lại lười, làm một chút lại muốn bỏ từ đó sự phát triển không tạo ra hiệu quả.
  6. Không chủ động nhờ đến sự hỗ trợ của người khác: nhiều bạn lại luôn phát triển bản thân theo kiểu quá độc lập từ suy nghĩ tới hành động dẫn tới việc tự muốn, tự làm, tự bế tắc, tự bỏ cuộc. Bạn cần có thêm những người có thể hỗ trợ bạn phát triển, việc này giúp bạn rút ngắn thời gian thất bại và học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ những người đi trước.
Xã hội càng ngày càng phức tạp vì vậy mỗi cá nhân rất khó để tự giải quyết vấn đề.
Xã hội càng ngày càng phức tạp vì vậy mỗi cá nhân rất khó để tự giải quyết vấn đề.

Nâng cấp kỹ năng phát triển bản thân hiệu quả hơn với 4 bước dưới đây

Để phát triển bản thân một cách hiệu quả bạn cần:

#1 Xác định mục tiêu

bạn có thể bắt đầu bằng những câu hỏi:

  • Tại sao bạn lại muốn phát triển bản thân ngay lúc này?
  • Phát triển bản thân sẽ giúp bạn đạt được thành tựu gì? Nó quan trọng với bạn như thế nào?
  • Phiên bản tốt nhất mà bạn mong muốn mình trở thành là gì?

Nếu trả lời nghiêm túc những câu hỏi trên bạn sẽ từng bước nhìn ra lý do và động lực đằng sau suy nghĩ muốn phát triển bản thân của bạn. Nó sẽ cho bạn nhiều sự quyết tâm và kiên trì để liên tục thúc đẩy bản thân tiến về phía trước.

Ví dụ: Hiện tại bạn đang cảm thấy tự ti về khả năng giao tiếp, chia sẻ của bản thân. Bạn mong muốn mình có thể phát triển nó để trở thành một người giao tiếp khéo léo, vui vẻ và dễ tạo thiện cảm với người đối diện chẳng hạn.

#2 Hiểu bản thân

Với mục tiêu và mong muốn đó bạn cần hiểu rõ bản thân hiện tại đang như thế nào:

  • Điểm mạnh của bản thân là gì?
  • Điểm yếu của bản thân là gì?
  • Phương pháp học tập và tiếp thu phù hợp với bản thân là gì?

Từ đó đối chiếu với mục tiêu và mong muốn bạn sẽ nhìn ra được những kỹ năng mình đang thiếu và cần rèn luyện để trau dồi trong thời gian tới.

Để hiểu bản thân bạn có thể dùng nhiều phương pháp khác nhau như:

  • Nhận đánh giá từ bạn bè, đồng nghiệp, người thân: cách này cũng giúp bạn có thông tin về mình nhưng cần phải sàng lọc và cân nhắc để tìm người thật sự phù hợp
  • Làm các bài trắc nghiệm tính cách (MBTI, DISC,…): cách này cần khả năng kiểm soát cảm xúc và nhận thức bản thân tốt để bạn có thể trả lời những câu hỏi trắc nghiệm một cách khách quan thì kết quả mới có độ chính xác cao được.
  • Sử dụng công cụ Sinh trắc vân tay: cách này thì bạn không cần phải làm trắc nghiệm, không cần phải tìm kiếm nhiều người, chỉ cần có vân tay thì hệ thống công nghệ sẽ phân tích ra báo cáo tính cách và tiềm năng bẩm sinh của bản thân, cách này bạn cần có thêm một chuyên viên tư vấn có kinh nghiệm để giúp bạn lý giải và ứng dụng kết quả vào việc thấu hiểu bản thân.

Ví dụ: Cùng với mong muốn cải thiện giao tiếp phía trên. Dựa trên Sinh trắc vân tay sẽ có 2 xu hướng giao tiếp chính:

  • Giao tiếp 1-1: với kiểu giao tiếp này bạn sẽ nổi bật với những kiểu giao tiếp và trò chuyện sâu với từng cá nhân.
  • Giao tiếp trình bày, thuyết phục: với kiểu giao tiếp này bạn sẽ nổi bật là người có khả năng suy luận tốt dẫn tới mỗi lời bạn nói ra đều khiến cho người đối diện gật gù và cảm thấy hợp lý.

Từ các xu hướng đó cần phân tích sâu hơn vào tình huống khó khăn trong giao tiếp mà bạn đang gặp phải để tìm ra kỹ năng còn thiếu và có hướng đề xuất cải thiện phù hợp.

Thiền cũng là một phương pháp hiệu quả giúp bạn hiểu bản thân.
Thiền cũng là một phương pháp hiệu quả giúp bạn hiểu bản thân.

#3 Xác định kỹ năng cần phát triển

Dau khi đã có được mục tiêu rõ ràng, hiểu rõ bản thân mình là ai, tiếp theo bạn cần đối chiếu giữa bản thân và mục tiêu để xác định ra những kỹ năng mình cần cải thiện và phát triển trong giai đoạn tới.

Ví dụ: Sau khi đang đối chiếu bạn có một danh sách những kỹ năng bạn cần bổ sung để giúp cho việc giao tiếp tốt như bạn mong muốn:

  • Kỹ năng bắt chuyện với người lạ
  • Kỹ năng trình bày thuyết phục
  • Kỹ năng hoạt náo – MC

Và bạn sẽ rèn luyện những kỹ năng đó qua 2 hoạt động:

#4 Lập kế hoạch hành động

Sau cùng bạn cần biến những điều trên thành một bảng kế hoạch hành động rõ ràng, cụ thể để nỗ lực thực hiện. Sẽ có những câu hỏi cần trả lời:

  • Khi nào bạn sẽ thực hiện?
  • Bạn thực hiện nó trong bao lâu?
  • Kết quả cụ thể cho từng hoạt động bạn muốn nhận về?

Ví dụ: Bạn sẽ muốn học khóa học “Kỹ năng giao tiếp – Public Speaking” của anh Huỳnh Duy Khương vào tháng 6 sắp tới, thời gian học sẽ kéo ra 2 tháng và mình sẽ học thật tốt để đạt kết quả thuộc top 5 những bạn có thành tích học xuất sắc nhất khóa chẳng hạn.

Hy vọng nội dung bài viết này đã giúp bạn có được câu trả lời phù hợp và một bảng kế hoạch thực hiện cơ bản cho sự phát triển bản thân sắp tới của bạn.

Còn lại nếu bạn nào còn băn khoăn hoặc vẫn đang có được một bảng kế hoạch cho chính mình và cần giúp đỡ, bạn có thể liên hệ thêm với CAD qua fanpage CAD hoặc các kênh ở dưới và chia sẻ mong muốn phát triển của mình để được hỗ trợ thêm bạn nhé!

Trung tâm sinh trắc vân tay CAD được thành lập vào năm 2013 bởi anh Nguyễn Hữu TríCAD là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ scan và tư vấn ứng dụng sinh trắc vân tay hàng đầu tại Việt Nam với hơn 10 năm kinh nghiệm. Các dịch vụ mà CAD đang triển khai:

  1. Bài test chủng vân tay miễn phí.
  2. Dịch vụ tư vấn sinh trắc vân tay (có phí) dành cho: Phụ huynh và con trẻ, học sinhSinh viên, người đi làm.
  3. Dịch vụ tư vấn giải pháp dựa trên chủng tính cách.

Vote sao cho CAD nhé!

Đánh giá hiện tại: 0 / 5. Số lượng 0

Hãy là người vote sao đầu tiên cho CAD!

NHỮNG NỘI DUNG TƯƠNG TỰ