Mục tiêu của bài viết này là để bạn có góc nhìn đa chiều về ngành xã hội học,
Những cái được và những cái giá phải trả để theo được ngành xã hội học.
Bên cạnh đó bài viết cũng cung cấp thêm cho bạn những kiến thức căn bản nhất để bạn hiểu rõ cuộc chơi bạn định bước vào sẽ có những gì
và gợi mở cho các bạn lựa chọn phù hợp và khôn ngoan nhất.
Kết thúc bài viết này, các bạn sẽ trang bị cho bản thân mình:
- Hiểu ngành xã hội học là gì trong nhiều khía cạnh của cuộc sống
- Những cái được và những cái mất của ngành xã hội học
- Những kiến thức khái quát về ngành để bạn hiểu rõ cuộc chơi bạn định bước vào
- Xác định được bản thân mình có phù hợp để phát triển lâu dài với ngành xã hội học hay không
Ngành Xã Hội Học Là Gì ?
Xã hội học (Sociology) là ngành học giúp bạn hiểu về các mối quan hệ xã hội và các thể chế xã hội của con người trong việc quản trị doanh nghiệp, hành chính.
Xã hội học sử dụng phương pháp điều tra thực nghiệm, phân tích, phê bình để tìm hiểu về các vấn đề xã hội, trật tự xã hội, cũng như các thay đổi trong xã hội.
Ngành xã hội học khá rộng, bao hàm nhiều khía cạnh trong cuộc sống như tôn giáo, chính trị, tội phạm, gia đình, Nhà nước cho đến sự phân chua chủng tộc và tầng lớp xã hội,…
Mục đích của ngành học này là tìm ra cơ chế thông nhất cho các đối tượng mà ngành này nghiên cứu. Xã hội học khám phá những quá trình hình thành nên ý thức và hành động của con người từ văn hóa, xã hội xung quanh.
Liệu Bạn Có Thật Sự Đam Mê Với Ngành Xã Hội Học Không?
Có thể bạn đang quan tâm và có hứng thú với ngành xã hội học.
Tuy nhiên, ngành xã hội học có thật sự là đam mê của bạn để theo lâu dài.
Hãy xem video này để hiểu đam mê thật sự là gì và cách để đi tìm được đam mê.
Căn Bản Về Ngành Xã Hội Học
Công việc chính của nhà xã hội học
Quan sát và nghiên cứu các nhóm xã hội và các đề tài như gia đình, cộng đồng, giáo dục, quan hệ trong ngành nghề, tội phạm, chính trị, các quan hệ dân tộc và thân tộc, đói nghèo, truyền thông đại chúng v.v…
Nghiên cứu, thu thập và phân tích số liệu (thường sử dụng công cụ máy tính hỗ trợ).
Ghi lại, nhận định và phân tích về những số liệu thống kê, viết báo cáo.
Tiến hành phỏng vấn, điều tra có hệ thống với những đối tượng, nhóm đối tượng được chọn theo một số tiêu chí nào đó, bằng những phương pháp như bảng câu hỏi, phỏng vấn sâu, phỏng vấn nhóm
Phân tích làm sáng tỏ thống thông tin thu thập được, đưa ra lời tư vấn, và dự báo… với xã hội hoặc các nhóm người về các vấn đề mà họ quan tâm.
Các nhà xã hội học thường hoạt động trong các lĩnh vực chuyên biệt như: các mối quan hệ của chủng tộc, dân tộc, thân tộc, tâm lý xã hội; nghiên cứu so sánh xã hội; giới và các mối quan hệ của giới; xã hội học thực hành v.v…
Sau đây là một số chủ đề của ngành xã hội học.
- Hành vi con người và môi trường xã hội
- Lịch sử văn minh thế giới
- Tâm lý học xã hội
- Xã hội học truyền thông đại chúng và dư luận xã hội
- Phương pháp nghiên cứu xã hội học
- Xã hội học giới
- Xã hội học môi trường
- Xã hội học văn hóa
- Xã hội học giáo dục
Học Ngành Xã Hội Học Ở Đâu Tốt?
Bạn không biết để giỏi trong ngành xã hội học thì nên học ở đâu? Học trường đại học hay học ở trường cao đẳng,…
Bạn hãy xem video này:
Tố Chất Và Kỹ Năng Cần Có
Có phải bạn đang phân vân không biết bản thân có phù hợp với ngành xã hội học hay không? Sau đây là một vài tố chất và kỹ năng cần có để theo đuổi ngành này.
Sự tò mò và quan tâm đến xã hội
Các vấn đề về xã hội và cuộc sống có làm bạn bận tâm đủ nhiều?
Để theo đuổi ngành học này em phải có cho mình sự quan tâm đến các vấn đề liên quan đến con người và tập thể, và bạn có hứng thú với các hoạt động sinh hoạt cộng đồng, đội nhóm khác nhau.
Có được tố chất này giúp bạn tự có cho mình sự tò mò để liên tục khám phá ra nhiều câu trả lời thú vị trong ngành học này.
Khả năng nghiên cứu, phân tích chuyên sâu
“Đào sâu nghiên cứu đến khi nào có được câu trả lời mới thôi”. Sự ham học hỏi, khả năng nghiên cứu và phân tích sâu là yếu tố quan trọng để biết bạn có theo đuổi ngành xã hội học được hay không.
Đừng bỏ lỡ:
Nhóm ngành nghề dành cho kiểu người thích suy nghĩ và có tư duy cao
Khả năng thấu hiểu người khác
Trí thông minh cảm xúc là khả năng xác định, diễn giải chính xác và phản ứng thích hợp với những suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của người khác.
Bạn phải có khả năng đánh giá các khía cạnh khác nhau của xã hội ảnh hưởng như thế nào đến tình cảm, tinh thần và thể chất của con người.
Xem thêm:
Làm Sao Để Xây Dựng Con Đường Sự Nghiệp Trong Ngành
Dưới đây là những công việc mà bạn có thể đảm nhận khi chọn ngành xã hội học.
Nhân viên Xã hội học trong các tổ chức xã hội
Nhân viên xã hội học chịu trách nhiệm lên kế hoạch và thực thi các hoạt động, chiến dịch của tổ chức hướng tới nhiều mục đích xã hội khác nhau.
Nhân viên xã hội học cho các tổ chức xã hội
Công tác tư vấn trong các tổ chức chính phủ
Các chuyên gia xã hội học phụ trách tham vấn, xây dựng các chính sách xã hội cũng như kế hoạch triển khai chúng một cách hiệu quả.
Công tác nghiên cứu ở các trường học, trung tâm, viện nghiên cứu
Công việc này phù hợp cho những ai có niềm đam mê với chuyên ngành, đồng thời yêu thích việc giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho mọi người.
Phóng viên, biên tập viên trong các cơ quan truyền thông
Kiến thức chuyên sâu về xã hội học sẽ là một công cụ đắc lực nếu bạn lựa chọn làm phóng viên, biên tập viên cho các cơ quan truyền thông. Sự hiểu biết phong phú về hành vi xã hội của con người chắc chắn sẽ giúp bạn hoàn thành công việc liên quan đến lĩnh vực truyền thông một cách xuất sắc.
Cách Chọn Ngành Nghề Chuẩn
Nếu sau khi đọc xong bài viết, bạn vẫn còn nhiều băn khoăn và chưa chắc chắn mình có phù hợp với ngành xã hội học hay không, hãy tìm hiểu về công nghệ Sinh trắc vân tay CAD
CAD – Sinh trắc học dấu vân tay của anh Nguyễn Hữu Trí sẽ giúp bạn:
- Khai phá bản thân: tìm ra được ĐIỂM ĐẶC BIỆT của TÍNH CÁCH và TIỀM NĂNG não bộ
- Giúp các bạn KHÁM PHÁ NHANH HƠN điểm mạnh bẩm sinh – điểm yếu cố hữu – ƯU THẾ CẠNH TRANH trong công việc
- Tìm ra cho mình PHƯƠNG PHÁP làm việc theo đúng SỞ TRƯỜNG
- Khám phá về 8 loại hình thông minh và biết mình sở hữu loại nào
- Nắm bắt thiên hướng phát triển
Nguồn tham khảo: