Toàn bộ về ngành quan hệ công chúng: 6 điều cần biết trước khi chọn ngành này
Chia sẻ bài viết này
0
(0)

Bạn đang tò mò về ngành Quan Hệ Công Chúng? 

Ngành này có tốt không?

Có nên lựa chọn ngành này để theo đuổi không?

Nội dung bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.

Bắt đầu nào!

Ngành Quan Hệ Công Chúng Là Gì?

Ngành quan hệ công chúng (Public Relations – PR) là ngành đào tạo học viên tham gia vào quá trình xây dựng những chiến lược mang lại lợi ích cho cả bên thực hiện và các bên có liên quan với mục đích khẳng định, định hình tên tuổi, thương hiệu sản phẩm và toàn bộ hoạt động liên quan đến doanh nghiệp.

Ở góc độ doanh nghiệp, ngành quan hệ công chúng cũng có thể hiểu là một công cụ phục vụ, hỗ trợ phòng Marketing cùng với các hình thức quảng cáo hay quảng bá có trả phí (Paid Promotion) khác.

ngành quan hệ công chúng
Ngành quan hệ công chúng là gì?

Ngành Quan Hệ Công Chúng có gì?

1. Ngành nghề của sự năng động và sáng tạo

PR còn thực sự mới mẻ và chưa hẳn được nhiều người biết tới tại Việt Nam. Những viên gạch nền móng đầu tiên của PR đang được những người còn rất trẻ tuổi gây dựng tại nước ta.

Đây là nghề của những ý tưởng, kế hoạch và chương trình hành động. Nếu bạn là người giàu óc sáng tạo, bạn sẽ thích thử sức với PR.

người đàn ông đứng trước nhiều tinh cầu
Ý tưởng là một trong những sản phẩm của người làm P.R

2. Ngành nghề có sự giao thiệp rộng rãi và phong phú

Nếu bạn là người thích giao thiệp rộng rãi, rất có thể bạn sẽ hợp với công việc của nhân viên PR, bởi vì xây dựng, củng cố quan hệ tốt đẹp, hữu nghị là một phần trong chức năng của bạn. PR luôn hướng tới thiết lập và duy trì các mối quan hệ xã hội rộng rãi và cùng có lợi.

Nghề nghiệp này cho bạn nhiều cơ hội tiếp xúc với những nhóm người khác nhau trong xã hội từ những vị lãnh đạo đến chủ một cửa hàng nhỏ…

xã hội, nhiều người
PR hướng tới thiết lập và duy trì các mối quan hệ win – win

3. Cơ hội việc làm lớn

PR là một lĩnh vực đầy tiềm năng cho bạn phát triển sự nghiệp, đặc biệt trong điều kiện hội nhập quốc tế của nước ta hiện nay. Nhu cầu nhân lực trong ngành này rất lớn và sẽ còn tiếp tục mở rộng.

PR đòi hỏi nhiều kỹ năng và kiến thức từ các ngành khác nhau như quản trị kinh doanh, marketing, tâm lý học, xã hội học, báo chí… nên bạn có thể đến với PR từ nhiều lĩnh vực học khác nhau mà không nhất thiết phải có ngay một tấm bằng về PR.

Ngành Quan Hệ Công Chúng đào tạo bạn điều gì?

Khi theo học ngành quan hệ công chúng bạn sẽ được đào tạo kiến thức chuyên sâu chủ yếu về:

  • Tổ chức sự kiện
  • Kỹ năng viết và biên tập tin
  • Nghệ thuật giao tiếp trước đám đông
  • Đàm phán và quản trị xung đột
  • Cung cấp cái nhìn tổng thể về toàn cảnh cấu trúc xã hội và các mối quan hệ trong đời sống xã hội.

Bên cạnh đó tiếp tục được đào tạo những kiến thức chung về khoa học, xã hội, kinh tế, ngoại ngữ, xã hội học bổ trợ và một số kỹ năng bắt buộc khác như:

  • Quản trị thông tin
  • Truyền hình kỹ thuật quản trị web
  • Quản trị và phát triển thương hiệu Truyền thông đa phương tiện
  • Hoạch định chiến lược và lập kế hoạch PR
  • Kỹ thuật phát thanh và truyền hình
Nghề báo chí
Người làm nghề báo chí, truyền hình

Cần tố chất và kỹ năng gì để phát triển trong ngành Quan Hệ Công Chúng?

Mỗi ngành nghề đều yêu cầu bạn có những kỹ năng và tố chất phù hợp thì mới gắn bó lâu dài được. Dựa trên tố chất có sẵn bạn sẽ biết được mình có thật sự phù hợp với ngành quan hệ công chúng hay không. Sau đây là những tố chất bạn cần có:

  • Thích giao tiếp và có khả năng giao tiếp tốt
  • Năng động, tinh tế
  • Có khả năng thuyết trình và đàm phán trước đám đông
  • Có tính sáng tạo cùng tư duy nhạy bén
  • Kỹ năng phân tích dữ liệu và tổng hợp ở mức khá, tốt
  • Biết lập kế hoạch và lên mục tiêu cho mỗi chiến dịch
  • Chịu được áp lực cao trong công việc
  • Khả năng xử lý vấn đề bao quát và nhanh chóng
  • Tự giác tìm kiếm, học hỏi và tìm kiến thức mới, xu hướng mới
Lập kế hoạch là một kỹ năng quan trọng trong PR
Lập kế hoạch là một kỹ năng quan trọng trong PR

Học ngành Quan Hệ Công Chúng ra trường làm nghề gì?

Bạn có thể ứng tuyển vào nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước tại những vị trí sau:

  • Chuyên viên truyền thông
  • Chuyên viên Marketing
  • Chuyên gia quan hệ báo chí
  • Quản lý quan hệ khách hàng
  • Quản lý quan hệ đối tác
  • Chuyên gia trách nghiệm xã hội của doanh nghiệp văn hóa
  • Cố vấn hình ảnh doanh nghiệp
  • Chuyên viên phân tích và quản lý mảng quan hệ công chúng
  • Phóng viên, cộng tác viên tại các cơ quan báo, tạp chí, hãng thông tấn, đài phát thanh, đài truyền hình
  • Quản lý nhân sự, điều phối viên, đại diện thương mại trong ngành công nghệ giải trí
  • Làm các dự án, sự kiện tự do.

Có nên lựa chọn học ngành Quan Hệ Công Chúng?

Việc nên hay không nên lựa chọn học ngành này sẽ cần được cân nhắc kỹ càng thông qua việc bạn dành thời gian để trả lời 3 câu hỏi quan trọng trong việc định hướng nghề nghiệp: (bạn có thể tham khảo thêm về phương pháp định hướng nghề nghiệp qua bài viết này để hiểu rõ hơn…)

Thuyết con nhím
Thuyết con nhím
  1. Điều bạn yêu thích và mong muốn có được khi làm ngành Quan Hệ Công Chúng?
  2. Điểm mạnh gì có thể phát triển, điểm yếu gì cần lưu ý cải thiện để đạt được kết quả khi theo đuổi ngành Quan Hệ Công Chúng?
  3. Sau khi học xong bạn sẽ dự tính làm việc ở đâu và lên những cấp bậc gì trong ngành Quan Hệ Công Chúng?

Với những câu hỏi này, bạn sẽ từng bước rõ ràng hơn về quyết định của chính mình.

Với câu hỏi số 1, bạn sẽ nhìn ra được điều mình thực sự muốn khi theo đuổi ngành này từ đó trở thành động lực giúp bạn vượt qua nhiều khó khăn, chông gai khi theo đuổi.

Ví dụ: Bạn muốn trở thành một người Chuyên viên Marketing vì bạn mong muốn sau này có thể làm Marketing cho cửa hàng kinh doanh thú cưng của chính mình.

Được làm điều mình muốn giúp bạn dễ vượt qua những khó khăn

Với câu hỏi số 2, sẽ giúp bạn tự tin hơn vào bản thân khi đã hiểu về năng lực của chính mình.

Để trả lời được câu hỏi này, bạn cần đối chiếu lại bản thân trong quá khứ, dựa vào những đánh giá từ những người xung quanh làm cơ sở để trả lời.

Hoặc để nhanh hơn bạn có thể sử dụng một số công cụ hỗ trợ xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản thân như: Sinh trắc vân tay, trắc nghiệm MBTI, DISC,… 

Ví dụ:

Dựa công cụ Sinh trắc vân tay, có thể tạm chia thành 2 thiên hướng chính:

  • Thiên hướng về hoạt động vận động nhiều: với năng lực này sẽ phù hợp với những các mảng tổ chức sự kiện hoặc các hoạt động giải trí, hỗ trợ cộng đồng.
  • Thiên hướng về hoạt động online: với năng lực này bạn sẽ phù hợp với các vị trí làm về làm nội dung trên các kênh mạng xã hội như: Youtube, Facebook,…

 

2 thiên hướng khác nhau đưa đến 2 vị trị làm việc khác nhau

Với câu hỏi số 3, bạn sẽ giúp bạn đưa giấc mơ trở về thực tế để từ đó đảm bảo rằng bạn sẽ có thể làm được điều mình thích, phù hợp nhưng vẫn có thể có thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình.

Để trả lời bạn sẽ cần thu thập thông tin về ngành dựa trên mối quan hệ, bố mẹ, anh chị, thầy cô,… để tìm ra hướng công việc phù hợp.

Hy vọng nội dung bài viết này sẽ hữu ích với bạn!

Nếu bạn đang vẫn còn đang băn khoăn về định hướng nghề nghiệp phù hợp của bản thân và cần sự giúp đỡ.

Đừng ngại! Hãy liên hệ với CAD để được tư vấn và hỗ trợ bạn nhé!

Trung tâm sinh trắc vân tay CAD được thành lập vào năm 2013 bởi anh Nguyễn Hữu TríCAD là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ scan và tư vấn ứng dụng sinh trắc vân tay hàng đầu tại Việt Nam với hơn 10 năm kinh nghiệm. Các dịch vụ mà CAD đang triển khai:

  1. Bài test chủng vân tay miễn phí.
  2. Dịch vụ tư vấn sinh trắc vân tay (có phí) dành cho: Phụ huynh và con trẻ, học sinhSinh viên, người đi làm.
  3. Dịch vụ tư vấn giải pháp dựa trên chủng tính cách.

Vote sao cho CAD nhé!

Đánh giá hiện tại: 0 / 5. Số lượng 0

Hãy là người vote sao đầu tiên cho CAD!

NHỮNG NỘI DUNG TƯƠNG TỰ