Chia sẻ bài viết này
0
(0)

Phát triển phần mềm là một công việc của dân “công nghệ thông tin”, hay nói cách khác, phát triển phần mềm là một lựa chọn công việc tuyệt vời cho những sinh viên ngành “công nghệ thông tin”. Vậy phát triển phần mềm là công việc như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ làm sáng tỏ những thắc mắc của bạn.

Tại sao phải làm phát triển phần mềm?

Hiện nay, công nghệ dần trở thành một công cụ, một nhu cầu không thể thiếu của mọi người. Và trong tổ chức hay doanh nghiệp cũng vậy. Để nâng cao hiệu quả làm việc trong tổ chức, đồng thời cũng do ảnh hưởng từ những hoạt động hội nhập quốc tế, để thích nghi, thì chúng ta cũng đã và đang sử dụng công nghệ như một công cụ thiết yếu để làm việc, hoạt động, triển khai, kiểm soát công việc,…

Vai trò của phát triển phần mềm

Một loạt các công việc liên quan đến công nghệ, phần mềm dần ra đời và mang một vai trò quan trọng trong tổ chức, trong đó, phải kể đến là phát triển phần mềm. Phần mềm sau khi được thiết kế, phát triển sẽ có thể đóng góp vai trò của mình vào công cuộc quản lý của chủ doanh nghiệp, đồng thời, nó cũng có thể hỗ trợ cho hoạt động tại các phòng ban, các bộ phận khác nhau, giúp xử lý các dữ liệu nhanh hơn, chính xác hơn. Nhờ vào đó, công việc được nâng cao hiệu suất và hoạt động hiệu quả hơn.

Các phần mềm được thiết kế và phát triển, nâng cấp theo thời gian cũng sẽ giúp cho các hoạt động của người dùng cũng như là khả năng quản lý công việc được cải thiện rõ rệt, tiết kiệm thời gian quản lý và cũng tiết kiệm được những chi phí không cần thiết. Mà những chi phí này chính là nguyên nhân khiến cho tổng chi phí của cả tổ chức tăng lên, và giảm lợi nhuận.

Công tác quản lý và thực hiện các công việc bằng phần mềm cũng giúp cho chủ doanh nghiệp nắm bắt được tình hình công việc, phát hiện đúng những sai lỗi do con người gây ra để tìm cách khắc phục chúng. Những sai lỗi này nếu như thực hiện thủ công thì sẽ gây lãng phí không cần thiết.

Cơ hội nghề nghiệp của dân Phát triển phần mềm

Ngày nay, các công ty về công nghệ xuất hiện ngày càng nhiều để có thể phục vụ, đáp ứng được các yêu cầu của người dùng. Đây chính là cơ hội tốt để các bạn – những người mong muốn được làm công việc phát triển phần mềm được mở rộng “sân chơi”, phát huy những khả năng cũng như tiềm năng của bản thân.

  • Đối với các sinh viên tốt nghiệp ngành liên quan đến công việc này, điển hiện như ngành Công nghệ thông tin, có thể ứng tuyển vào các công ty game, công ty chuyên tư vấn, thiết kế các giải pháp cho công nghệ,…
  • Ứng tuyển vào các vị trí quản lý như quản lý điều hành, quản lý dự án,… Những vị trí này thường yêu cầu ứng viên có các bằng cấp liên quan cũng như số năm kinh nghiệm làm việc.
  • Một hướng khác mà các bạn có thể cân nhắc là làm giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng. Để làm được việc này, bạn cần bổ sung cho mình kiến thức về sư phạm cũng như nâng cao học vị của bản thân.

Phát triển phần mềm là công việc như thế nào?

Để hiểu rõ được công việc phát triển phần mềm, thì chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu từ khái niệm của nó trước nhé.

Phát triển phần mềm là gì?

Nói một cách đơn giản, phát triển phần mềm là việc tạo, duy trì, cải tiến hệ thống phần mềm để có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu của người dùng. Đồng thời, trong quá trình thực hiện công việc, người phát triển cũng sẽ đảm nhận nhiệm vụ kiểm tra hệ thống, nhằm phát hiện những lỗi xuất hiện trong hệ thống, để kịp thời đưa ra các giải pháp phù hợp.

Một kỹ sư phát triển phần mềm, hay được gọi ngắn gọn hơn là kỹ sư phần mềm, sẽ áp dựng những kiến thức về khoa học và toán học để tạo ra phần mềm, giải quyết các vấn đề cụ thể của người dùng.

Hiện nay có 3 loại phần mềm có thể phát triển:

  • Phần mềm hệ thống: phần mềm quan trọng trên máy tính
  • Phần mềm ứng dụng: các phần mềm như quản trị nhân lực, hệ thống ERP,…
  • Phần mềm độc hại: loại phần mềm này có khả năng gây hại. Khi được phát triển, phần mềm này được dùng để xâm nhập, lấy cắp thông tin, và thực hiện các hành vi lừa đảo.

Phát triển phần mềm bao gồm công việc nào?

Người phát triển phần mềm sẽ thực hiện các công việc như thiết kế các ứng dụng, xây dựng hệ thống theo yêu cầu của người dùng,…Nếu bạn là người phát triển phần mềm thì bạn cần thực hiện các hoạt động để có thể xác định được nhu cầu của người dùng đối với hệ thống, để có thể đưa ra những phương án giải quyết phù hợp nhất. Ngoài ra, bạn cũng phải giám sát sự hoạt động của hệ thống, phát hiện sai lỗi và tiến hành sửa lỗi sai.

Không chỉ vậy, bạn cũng cần bảo trì hệ thống: để đảm bảo rằng trong các công việc sau này cũng sẽ được thực hiện thuận lợi, thì người làm công việc phát triển phần mềm cũng cần thường xuyên bảo trì hệ thống, xem chúng có lỗi hay vấn đề nào cần sửa không.

Các ứng dụng được tạo ra này tuỳ thuộc vào việc bạn chọn mình sẽ làm ở phát triển phần mềm hệ thống, hay ứng dụng. Đó có thể là một hệ thống giúp chủ doanh nghiệp quản lý doanh nghiệp của mình hiệu quả hơn, hoặc cũng có thể chỉ đơn giản là ứng dụng để người dùng giải trí.

Nên học ở đâu?

Để được làm công việc phát triển phần mềm, bạn cần xác định rõ hướng đi cho mình, rằng nên học cao đẳng hay đại học? Xác định càng rõ ràng, bạn sẽ càng xây dựng rõ ràng hơn con đường học tập và làm việc cho mình.

Xem thêm: Nên học đại học hay cao đẳng?

Công việc phát triển phần mềm cần người như thế nào

Như mọi người đã biết, phát triển phần mềm là công việc liên quan mật thiết đến công nghệ, thiết bị, mã code,… Do đó, công việc này cũng có một vài yêu cầu nhất định đối với người thực hiện chúng.

Về kiến thức

Ở bất kỳ công việc nào, những kiến thức từ cơ bản đến chuyên môn là điều không thể thiếu, nếu muốn đồng hành lâu dài với chúng. Những kiến thức này có thể được truyền đạt thông qua các môn học của những ngành liên quan như công nghệ thông tin. Không dừng ở đó, nếu muốn được thăng tiến nhanh hơn, bạn còn phải trao dồi thêm kiến thức ở bên ngoài hay học tập những kinh nghiệm trong quá trình làm việc. Điều này khiến cho hệ thống kiến thức của bạn trở nên vững vàng hơn, xây dựng nên năng lực tốt, phục vụ cho công việc của mình.

Kiến thức này không chỉ có những kiến thức về khoa học máy tính,… mà còn có những kiến thức về ngoại ngữ. Với dân “công nghệ thông tin”, ngoại ngữ chắc hẳn không còn quá xa lạ. Các tài liệu về công nghệ hay code,… đều được biểu diễn bằng tiếng Anh. Do đó, những kiến thức này là điều không thể thiếu.

Tuy nhiên, khả năng học những điều này là tuỳ theo mức độ của trí thông minh của từng người. Cụ thể, về cơ bản, bạn cần có phương pháp rèn luyện hai loại trí thông minh sau: trí thông minh logic toán học (khả năng suy luận logic) và trí thông minh ngôn ngữ (khả năng học tiếng Anh).

Về kỹ năng, tố chất

  • Tư duy logic

Một người làm việc phát triển phần mềm không thể thiếu hệ thống tư duy logic. Họ cần phân tích các mong muốn, nhu cầu của khách hàng, và đưa ra phương án giải quyết phù hợp nhất, vừa thoả mãn nhu cầu của người dùng, vừa phù hợp với khả năng của doanh nghiệp. Đồng thời họ cũng cần suy nghĩ có logic trong các quy trình làm việc, phương án,… để làm việc được hiệu quả nhất.

  • Kỹ năng trình bày, giao tiếp

Đây là một kỹ năng không giới hạn ở bất kỳ một ngành nghề nào, cũng là kỹ năng cơ bản của mỗi chúng ta. Những người làm công việc phát triển phần mềm cần kỹ năng để có trình bày và thuyết phục những người khác trong nhóm, cũng như cách nói chuyện khéo léo cũng sẽ giúp bạn có được những mối quan hệ tốt, công việc cũng được thực hiện thuận lợi hơn.

  • Kỹ năng làm việc nhóm

Ở bất kỳ một tổ chức nào, thì kỹ năng làm việc nhóm đều đóng vai trò không thể xoá bỏ. Đây là bước đầu tiên để bạn có được những khoảng thời gian làm việc hiệu quả. Đồng thời, khi làm việc nhóm, bạn sẽ nhận được những ý kiến mang tính khách quan và rất đa dạng. Điều này có lợi cho sản phẩm của bạn, nó sẽ được đón nhận và phù hợp với nhiều người hơn.

  • Khả năng tự học

Công việc phát triển phần mềm bắt buộc bạn phải không ngừng rèn luyện và thành thục các thao tác làm việc. Điều này dĩ nhiên không thể thành công nếu bạn chỉ thực hiện trong 8 tiếng đi làm hay chỉ khi được yêu cầu. Hơn nữa, cùng với tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ, nếu bạn không tự học, tìm tòi, học hỏi thêm, bạn có thể bị tụt hậu so với những người khác và cũng không thể đáp ứng được yêu cầu của khách hàng nữa. Đây là một mối đe doạ cho cơ hội nghề nghiệp của bạn, thậm chí là khi trên thị trường đang rất cần vị trí này.

  • Tỉ mỉ, cẩn trọng, kiên trì

Phát triển phần mềm là một công việc mà bạn sẽ tương tác với code là chủ yếu. Dĩ nhiên, nó không thể sai. Đọc đến đây, chắc hẳn bạn cũng hiểu, tính tỉ mỉ, cẩn trọng là bắt buộc phải có. Chỉ cần bạn sai sót, bạn thậm chí sẽ mất rất nhiều thời gian để sửa lỗi. Ngoài ra, công việc này cũng đòi hỏi người làm một sự kiên trì. Thật khó để có được chức vị cao cũng với sự gia tăng của tiền lương nhưng bạn lại hay bỏ cuộc và không làm tới cùng.

  • Niềm đam mê

Nghe có vẻ không thực tế, nhưng thật ra để bắt đầu một công việc nào đó, đam mê, niềm yêu thích, sự tò mò, hứng thú về việc đó là không thể thiếu. Đối với ngành này cũng vậy, nếu bạn thiếu đi niềm đam mê sẽ rất khó để tiếp tục đồng hành cùng nó trong thời gian dài.

Và vấn đề bạn cần làm chính xác xác định được niềm đam mê của bạn đang ở đâu.

Đương nhiên, tất cả những kỹ năng, kiến thức hay năng lực này là không thể hình thành trong 1 2 ngày hay 1 2 tháng. Dù cho bạn có lợi thế là bạn có trí thông minh về lĩnh vực đó, nhưng điều kiện đầu tiên để chúng giúp ích cho bạn một cách lâu dài đó là RÈN LUYỆN. Hãy biến chúng trở thành năng lực thật sự của bản thân và dùng nó cho công việc, thoả mãn niềm đam mê của mình.

Lộ trình thăng tiến trong Phát triển phần mềm

Sau khi ra trường, tuỳ vào từng công việc cụ thể mà lộ trình thăng tiến của bạn cũng sẽ khác đi. Video dưới đây sẽ là gợi ý tuyệt vời cho bạ

  • Sau khi ra trường, bạn sẽ là Junior, khi ứng tuyển với số năm kinh nghiệm làm việc dưới 1 năm
  • Developer: khi bạn có 1 – 3 năm kinh nghiệm. Tại đây, bạn sẽ có hai hướng rẽ: theo hướng Quản lý hoặc theo hướng Kỹ thuật
    • Hướng Quản lý: đầu tiên, bạn sẽ được làm quản lý cho một nhóm nhỏ, là Team Leader. Kế đó là Project Manager. Và bậc kế tiếp là Manager, đây là cấp quản lý cấp trung hoặc cấp cao, tuỳ vào từng doanh nghiệp khác nhau
    • Hướng Kỹ thuật: cấp bậc tiếp theo mà bạn có thể đạt được là Senior Developer, rồi đến Technical Lead, và cấp bậc Software Architect. Và cấp bậc cao là CTO – Giám đốc Kỹ thuật

Một quá trình dài như vậy, tại từng một vị trí, dù cao hay thấp, thì chúng ta đều đã được nhận được rất nhiều giá trị tích cực, như kinh nghiệm, các mối quan hệ, niềm hạnh phúc,… Những giá trị này sẽ khiến cho bản thân chúng ta không ngừng hoàn thiện chính mình, và phát triển hơn nữa.

Chia sẻ của anh Nguyễn Hữu Trí

Dù công việc phát triển phần mềm mang đến cho mỗi bạn theo công việc này rất nhiều giá trị. Tuy nhiên, đừng vì nó “hot” mà lựa chọn ngành này, công việc này.

Hãy cùng nhau lắng nghe anh Trí chia sẻ những cách để tìm ra con đường cho chính mình:

Tổng kết

Ngành học hay công việc sẽ gắn bó với chúng ta suốt quãng đường dài trong cuộc sống của từng người. Cho nên, hãy đưa ra một quyết định sáng suốt nhất.

Nếu bạn vẫn còn đắn đo về việc nên lựa chọn ngành nào, thì công nghệ sinh trắc vân tay sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho bạn.

Hiểu được điều này, công ty CAD – Sinh trắc học dấu vân tay của anh Nguyễn Hữu Trí sẽ giúp bạn:

  • Khai phá bản thân: tìm ra được ĐIỂM ĐẶC BIỆT của TÍNH CÁCH và TIỀM NĂNG não bộ
  • Giúp các bạn KHÁM PHÁ NHANH HƠN điểm mạnh bẩm sinh – điểm yếu cố hữu – ƯU THẾ CẠNH TRANH trong công việc
  • Tìm ra cho mình PHƯƠNG PHÁP làm việc theo đúng SỞ TRƯỜNG
  • Khám phá về 8 loại hình thông minh và biết mình sở hữu loại nào
  • Nắm bắt thiên hướng phát triển ngành nghề theo đúng tiềm năng và sở thích, tìm ra CÔNG VIỆC PHÙ HỢP NHẤT VỚI BẠN

Câu chuyện về ngành, nghề sẽ không bao giờ kết thúc. Hãy lưu lại bài viết này, để sau này xem lại nhé!

Tài liệu tham khảo:

Vote sao cho CAD nhé!

Đánh giá hiện tại: 0 / 5. Số lượng 0

Hãy là người vote sao đầu tiên cho CAD!