Xã hội ngày càng tiến bộ, nền kinh tế cũng ngày càng phát triển. Trong thời đại hội nhập quốc tế, các hoạt động giao dịch với nước ngoài ngày càng nhiều và ngày càng thuận tiện hơn rất nhiều.
Trong các quá trình trên không thể thiếu vai trò của ngành kinh tế đối ngoại. Hãy cùng nhau tìm hiểu xem ngành kinh tế đối ngoại là gì nhé!
Ngành kinh tế đối ngoại là gì?
Nói một cách dễ hiểu thì kinh tế đối ngoại là ngành học liên quan đến các hoạt động tương tác kinh tế giữa các quốc gia, đến các hoạt động thương mại giữa các quốc gia.
Khi bạn tham gia các chương trình đào tạo tại các trường đại học thì bạn sẽ được đào tạo các kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu liên quan đến ngành kinh tế đối ngoại. Chẳng hạn như bạn sẽ được học về tỷ giá hối đoái, đầu tư quốc tế, thương mại quốc tế, xuất nhập khẩu, thuế,… Chúng sẽ là nền tảng cho bạn để ứng tuyển và làm việc trong ngành này trong tương lai.
Có một vài người hay nhầm lẫn giữa ngành kinh tế đối ngoại và ngành kinh doanh quốc tế. Bạn cần hiểu đơn giản rằng:
- Ngành kinh tế đối ngoại: Bạn sẽ được học các kiến thức về kinh tế nhiều hơn là kinh doanh
- Kinh doanh quốc tế: Ngược lại, bạn sẽ được đào tạo về kinh doanh nhiều hơn là kinh tế.
Lý do nên học ngành kinh tế đối ngoại
Với những ngành trong lĩnh vực kinh tế luôn rất được quan tâm, và cả ngành kinh tế đối ngoại này cũng vậy.
Hãy cùng xem xem tại sao ngành này lại được yêu thích đến vậy nhé!
Được trải nghiệm nhiều
Sau khi tốt nghiệp ngành kinh tế đối ngoại, với một số vị trí việc làm, bạn sẽ được thường xuyên đi rất nhiều nơi. Đó cũng sẽ là cơ hội để bạn quan sát, trải nghiệm nhiều hơn.
Đi nhiều nơi, mở rộng quan sát, giúp cho kiến thức của bạn cũng trở nên PHONG PHÚ HƠN rất nhiều. Song song đó, bạn cũng sẽ có cơ hội được rèn luyện bản thân, thành thục hơn các kỹ năng mềm. Mà những kỹ năng này không phải ai cũng có cơ hội được thực hành.
Những kinh nghiệm thực tế sẽ giúp bạn có được những kinh nghiệm làm việc nhiều hơn là học những lý thuyết suông trong sách vở. Đó cũng sẽ là một yếu tố giúp bạn ngày càng THÀNH CÔNG và THĂNG TIẾN nhanh hơn trong công việc.
Mở rộng mối quan hệ
Do tính chất của công việc, đòi hỏi bạn cần tiếp xúc và thoả thuận với nhiều khách hàng, từ trong nước đến nước ngoài. Điều này cũng giúp cho bạn mở rộng mối quan hệ của mình nhanh hơn và rộng hơn.
Đồng thời, trong quá trình làm việc bạn cũng sẽ được nói chuyện với nhiều người nước ngoài, và đó sẽ là cơ hội để bạn đem những kiến thức ngoại ngữ của mình luyện tập ngày càng thuần thục hơn.
Cùng với đó là cơ hội được thực hành và rèn luyện nhiều kỹ năng mềm khác như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết phục, thuyết trình,…
Nhiều cơ hội nghề nghiệp
Ngành kinh tế đối ngoại hiện nay sẽ tạo cho bạn nhiều cơ hội làm việc khác nhau. Nếu bạn đủ năng lực, bạn hoàn toàn có thể tự do lựa chọn chúng.
Không chỉ trong nước, bạn còn có thể làm việc tại các tập đoàn lớn tại nước ngoài. Điều này cũng sẽ là cơ hội để bạn được mở rộng trải nghiệm và kinh nghiệm, vốn sống của bản thân.
Đam mê là gì?
Đam mê với nhiều người thì nó chính là MƠ HỒ và KHÔNG CẦN THIẾT. Là thứ có cũng được, không có cũng chẳng sao.
Thật ra quan điểm này cũng không sai. Nhưng cũng CHƯA HẲN ĐÚNG.
Đam mê là một nguồn động lực với nhiều người. Bạn sẽ không cần đến thúc giục của leader hay cũng không cần đến đồng hồ báo thức để làm việc. Bạn sẽ làm chúng một cách TỰ NGUYỆN và HIỆU QUẢ NHẤT.
Đam mê còn có thể trở thành một LÝ DO để bạn gắn bó với công việc nào đó lâu dài. Đồng thời, khi làm việc với sự đam mê của mình, bạn sẽ cảm thấy một loại cảm xúc rất tích cực. Và điều này có thể lan toả đến những người xung quanh bạn.
Nhưng mà TÌM ĐAM MÊ Ở ĐÂU?
Đừng lo lắng, video dưới đây sẽ giúp bạn.
Cần đánh đổi gì khi theo ngành kinh tế đối ngoại?
Rất hiển nhiên, dù bạn làm bất cứ công việc nào, sự đánh đổi là thứ bạn phải chấp nhận. Và ở ngành kinh tế đối ngoại này cũng vậy, bạn cũng cần cân nhắc kỹ xem bản thân CÓ SẴN SÀNG đánh đổi hay không.
Đòi hỏi nhiều kiến thức, kỹ năng
Sự đòi hỏi này có thể là điểm tốt cũng có thể trở thành khó khăn cho bạn. Bạn sẽ phải dành nhiều THỜI GIAN, CÔNG SỨC để đầu tư, trao dồi vốn kiến thức, kỹ năng của mình để có thể làm việc trong ngành này.
Bạn cần nhiều kiến thức liên quan đến kinh tế, xã hội ở Việt Nam cũng như là quốc tế. Mà những thứ này sẽ không thể gom gọn trong 1 2 quyển sách để bạn đọc, chúng có thể thay đổi và biến động liên tục, đòi hỏi bạn phải luôn luôn trong trạng thái sẵn sàng tiếp nhận thông tin mới. Và đây cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến sự áp lực trong công việc của bạn.
Yêu cầu người phù hợp
Trong ngành này, có một số công việc yêu cầu bạn phải thường xuyên tiếp xúc và giao tiếp, đàm phán với khách hàng ở trong và ngoài nước. Đó cũng là những tố chất mà một người làm công việc này cần có.
Mặc dù có thể rèn luyện nhưng với những người có thiên phú về những kỹ năng này thì hiển nhiên họ sẽ có ưu thế hơn bạn rất nhiều. Và bạn cũng cần cân nhắc và lựa chọn công việc phù hợp với bản thân nhất.
Nên lựa chọn học ở đại học hay cao đẳng?
“Thôi ráng thi đậu đại học đi con. Học cao đẳng khó kiếm việc làm lắm!”
Thật ra, lựa chọn ĐẠI HỌC hay CAO ĐẲNG là câu hỏi mà rất nhiều người, từ học sinh đến phụ huynh đều thắc mắc. Cũng có rất nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này.
Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển, bằng cấp không còn là một yếu tố duy nhất để bạn có thể làm việc trong một công ty nào đó.
Hãy nghe xem anh Trí nói gì về việc này nhé!
Cần chuẩn bị gì khi học ngành kinh tế đối ngoại?
Để làm việc tốt và toả sáng trong sự nghiệp ở tương lai thì bây giờ, bạn cần chuẩn bị một hành trang thật đầy đủ.
Tuỳ vào từng công việc và hướng đi khác nhau của từng bạn mà hành trang, những thứ bạn cần chuẩn bị cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, những điều được liệt kê bên dưới là những thức CẦN CÓ để không bị thiếu.
Kiến thức
Bạn có thể dùng từ “kiến thức” hoặc “hiểu biết” để hình dung.
Dù là từ gì đi nữa, thì bạn cần nhớ rằng KHÔNG THỂ BỎ QUA chúng. Kiến thức sẽ là nền tảng, là cơ sở để bạn có thể làm việc một cách đúng đắn và hiệu quả. Kiến thức bạn cần trong ngành này sẽ không đứng yên một chỗ chờ bạn tiếp thu đâu. Những thứ về kinh tế và xã hội sẽ luôn thay đổi. Muốn không bị đào thải, bạn phải kịp thời tích luỹ và tiếp thu chúng tốt nhất có thể
Hơn nữa, sự hiểu biết của bạn về ngành VỮNG CHẮC bao nhiêu thì bạn sẽ càng nắm bắt công việc TỐT bấy nhiêu.
Những kiến thức này không chỉ có được từ lúc đi học mà ngay lúc bạn thực tập hay đi làm thì học tập thêm là chuyện vô cùng bình thường. Nó cũng sẽ giúp bạn củng cố thêm kiến thức của mình, tránh tình trạng bị lạc hậu so với người khác.
Ngoại ngữ
Trong thời đại hiện nay, ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh đã không còn quá xa lạ với mọi người. Khả năng ngoại ngữ của bạn có thể trở thành điểm cộng trong mắt nhà tuyển dụng.
Tuy nhiên, với ngành kinh tế đối ngoại thì tiếng Anh gần như là yêu cầu cần có. Bởi tính chất công việc, bạn cần tiếp xúc và tương tác hay thậm chí là làm việc trong môi trường nước ngoài, thì tiếng Anh sẽ giúp bạn làm việc tốt hơn cũng như dễ dàng hoà nhập với môi trường mới hơn.
Kỹ năng giao tiếp
Loại kỹ năng này không phải chỉ ngành kinh tế đối ngoại mới dùng, mà chúng được ứng dụng rộng rãi từ trong công việc đến trong cuộc sống thường ngày.
Nhưng trong ngành này, giao tiếp sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến công việc của bạn. Với một số vị trí, bạn phải thường xuyên nói chuyện thậm chí là đàm phán với khách hàng. Kỹ năng giao tiếp sẽ giúp bạn trong lúc đó, ghi điểm trong mắt khách hàng, đối tác.
Ngoài ra, kỹ năng giao tiếp tốt có thể giúp bạn làm việc nhóm cùng với đồng nghiệp cũng sẽ đạt hiệu suất cao hơn rất nhiều. Giao tiếp là chìa khoá để bạn có thể MỞ RỘNG VÀ DUY TRÌ MỐI QUAN HỆ.
Sự linh hoạt
Thực tế thì ngành kinh tế đối ngoại sẽ khó có thể cố định, nó sẽ luôn thay đổi. Do đó, bạn cần sự linh hoạt và thích ứng nhanh để có thể tiếp thu và có thể cân nhắc thay đổi cách làm việc của mình để phù hợp hơn với công việc.
Hơn nữa, sự linh hoạt có thể giúp bạn nắm bắt tốt hơn thị trường cũng như là công việc của mình.
Có thể bạn sẽ phải chuẩn bị thêm nhiều thứ nữa, nhưng cũng đừng tự áp lực bản thân phải giỏi hết tất cả. Điều đó rất khó. Chúng còn tuỳ thuộc vào trí thông minh của bạn thuộc về loại nào. Và đó cũng là một tham khảo để bạn có thể lựa chọn được công việc phù hợp nhất với bản thân.
Cơ hội nghề nghiệp của ngành ra sao?
Ngành kinh tế đối ngoại hiện nay đều được xây dựng thành các chương trình đào tạo tại các trường đại học và cả cao đẳng. Chẳng hạn như Cao đẳng Kinh tế đối ngoại, Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế- Luật,…
Sau khi tốt nghiệp, sẽ có nhiều lựa chọn nghề nghiệp dành cho bạn như:
- Nhân viên kinh doanh quốc tế
- Nhân viên xuất nhập khẩu
- Nhân viên hoạch định chính sách,…
Tuỳ vào từng công việc bạn lựa chọn và tuỳ vào năng lực của từng bạn mà lộ trình thăng tiến, thời gian trong lộ trình ấy cũng sẽ khác nhau. Nếu bạn cần tham khảo thì video phía dưới sẽ cho bạn hiểu hơn về lộ trình trong sự nghiệp
Cách chọn nghề chuẩn
Theo sự tiến bộ trong xã hội thì cách chọn nghề cũng ngày càng đa dạng hơn rất nhiều. Có thể là xem bói, xem sinh trắc vân tay, hỏi ý kiến phụ huynh, bạn bè hay những anh chị khoá trước,…
Vậy hôm nay hãy lắng nghe chia sẽ của anh Trí về việc này nhé!
Nhằm hỗ trợ tốt hơn cho sự lựa chọn ngành nghề của các bạn trẻ, công ty CAD – Sinh trắc học dấu vân tay của anh Nguyễn Hữu Trí sẽ giúp bạn:
- Khai phá bản thân: tìm ra được ĐIỂM ĐẶC BIỆT của TÍNH CÁCH và TIỀM NĂNG não bộ
- Giúp các bạn KHÁM PHÁ NHANH HƠN điểm mạnh bẩm sinh – điểm yếu cố hữu – ƯU THẾ CẠNH TRANH trong công việc
- Tìm ra cho mình PHƯƠNG PHÁP làm việc theo đúng SỞ TRƯỜNG
- Khám phá về 8 loại hình thông minh và biết mình sở hữu loại nào
- Nắm bắt thiên hướng phát triển ngành nghề theo đúng tiềm năng và sở thích, tìm ra CÔNG VIỆC PHÙ HỢP NHẤT VỚI BẠN
Hãy lưu bài viết để tham khảo nhé!