ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
Chia sẻ bài viết này
5
(1)

Trong cuộc sống hiện tại ngày nay, bạn có thể thấy rất nhiều các sản phẩm được tạo ra từ ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa từ những máy móc đơn giản như: máy bán nước tự động, trạm thu phí tự động,… đến những hệ thống máy móc phức tạp như: hệ thống vận hành sản xuất nước giải khát,… Và sẽ còn ngày càng nhiều những sản phẩm tự động hóa sẽ được nghiên cứu và phát triển liên tục trong tương lai.

Vậy ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là gì?

Tố chất và kỹ năng cần có để theo đuổi ngành này?

Và có nên lựa chọn học ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa?

Hãy cùng nhau tìm hiểu và khám phá nó trong nội dung bài viết này nhé!

Ngành Kỹ Thuật Điều Khiển và Tự Động Hóa Là Gì ?

Ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là ngành kết hợp giữa các ứng dụng cơ khí, kỹ thuật điều khiển và kỹ thuật máy tính nhằm tạo ra các quy trình, hệ thống máy móc tự động có thể giảm thiểu sự can thiệp và tối ưu sức lao động của con người.

Khi đó, con người chỉ đóng vai trò trong việc vận hành quy trình sản xuất, hệ thống máy móc hoặc chỉnh sửa khi cần thiết để sản xuất ra các sản phẩm mong muốn.

Ngành kỹ thuật
Ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là gì?

Ứng dụng ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa trong cuộc sống

Gần như đi tới đâu bạn đều sẽ nhìn thấy những ứng dụng của ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa:

  • Ngành cơ khí, ô tô: các hệ thống tự động giúp cải thiện đáng kể hiệu suất và giảm thiểu sai sót trong quá trình tháo lắp các bộ phận nặng, lớn.
  • Ngành điện tử, linh kiện: các sản phẩm linh kiện điện tử đòi hỏi độ tỉ mỉ và hoàn thiện cao sẽ cần có các hệ thống chu trình tự động để tăng hiệu suất và giảm sai sót trong quá trình tạo ra sản phẩm như: iphone, ipad, máy tính,…
  • Ngành hàng tiêu dùng (dược phẩm, thực phẩm,…): lượng sản phẩm sản xuất ra rất lớn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của con người. Quy trình sản xuất cùng rất phức tạp với nhiều khâu khác nhau: chọn nguyên liệu, tạo thành phẩm, bao bì, đóng gói,… Vì vậy, hệ thống tự động hóa sẽ được sử dụng nhiều trong các công ty tiêu dùng lớn.
  • Robot điều khiển tự động: tạo ra các robot được điều khiển tự động để thay thế sức lao động của con người là xu hướng phát triển của công nghiệp tương lai.
  • Cơ sở hạ tầng thông minh: Nhà thông minh (Smart Home) cũng là một ứng dụng thực tế từ ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa. Bên cạnh đó cũng có những tòa nhà lớn được điều khiển tự động cùng nhiều cơ sở hạ tầng khác.
ngành xây dựng dân dụng
Nhà thông minh là một ứng dụng thực tế từ ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa.

Xu hướng phát triển của ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

Theo các báo cáo về “Thị trường Tự động hóa và Kiểm soát công nghiệp Việt Nam và toàn cầu” cho thấy ngành này có sự tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định trong năm 2024 và dự kiến có thể phát triển hơn nữa cho tới 2031.

Xu hướng nổi bật của thị trường là nhu cầu quan tâm tới các sản phẩm thân thiện với môi trường và bền vững lâu dài. Việc này đòi hỏi ngành công nghiệp cần có nhiều hơn các ứng dụng công nghệ tự động hóa và các công nghệ khác như trí tuệ nhân tạo, blockchain,… để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

Không chỉ dừng lại ở Việt Nam mà các quốc gia phát triển khác cũng sẽ tập trung phát triển lĩnh vực này như:

  • Bắc Mỹ: Mỹ, Canada
  • Châu Âu: Đức. Pháp, Anh, Ý, Nga
  • Châu Á – Thái Bình Dương: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,…
  • Mỹ Latinh: Mexico, Brazil, Colombia,…
  • Trung Đông và Châu Phi: Thổ Nhĩ Kỳ,…

Chính vì vậy, thị trường lao động sẽ mở ra nhiều tiềm năng trong nước lẫn ngoài nước với lĩnh vực ngành này.

xã hội, nhiều người
Tiềm năng là lớn trong nước lẫn ngoài nước với ngành này.

Tố chất cần có để làm ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

Theo ngành tự động hóa ngoài việc học và trang bị cho bản thân những kiến thức nền tảng như nghiên cứu, thiết kế, phát triển, chế tạo và kiểm tra các thiết bị cảm biến, máy móc… Một kỹ sư cần có đó là

1. Niềm đam mê

Việc lựa chọn và yêu thích đam mê ngành mình đã chọn là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của một kỹ sư tự động hóa. Bởi đây là một ngành đòi hỏi nhiều kỹ thuật hiện đại và khó.

2. Xác định đồng hành cùng toán lý

Tự động hóa chính xác là vật lý ứng dụng kết hợp với những tính toán chi tiết, vì vậy kỹ sư tự động hóa bắt buộc phải là những cá nhân có nắm bắt nhanh về vật lý và toán học…

3. Học đi đôi với làm

Đó là có khả năng ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn. Hay tìm cách giải quyết vấn đề khi gặp sự cố…

4. Tìm hiểu từ thực tế

Tìm tòi học hỏi từ thực tế trong cuộc sống sẽ giúp bạn tăng khả năng nhìn nhận cũng như giải quyết vấn đề kỹ thuật.

5. Tích lũy kỹ năng cho bản thân

Tìm hiểu và học đánh giá các chi tiết và cơ cấu máy từ đó hình thành những thói quen, những phản xạ tạo nên một nền tảng vật lý và toán học vững chắc.

người đàn ông đứng trước nhiều tinh cầu
Tự học là một kỹ năng quan trọng

Học ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa ra trường làm công việc gì?

Các vị trí công việc chuyên ngành như:

  • Kỹ sư tự động hóa: là người làm nhiệm vụ theo dõi, vận hành và phát hiện sai sót trong hệ thống sản xuất tự động.
  • Kỹ sư bảo trì tự động hóa: là người làm nhiệm vụ sửa chữa, bảo trì hệ thống tự động khi phát triển lỗi, sai sót.
  • Kỹ sư kinh doanh tự động hóa: là người tư vấn và chia sẻ các tính năng sản phẩm cho các khách hàng và doanh nghiệp có nhu cầu.
  • Kỹ sư lập trình tự động hóa: là người đi sâu vào việc lập trình máy để hệ thống có thể hoạt động.
  • Kỹ sư thiết bị tự động hóa: là người tập trung nhiều vào phần thiết bị điều khiển, tìm hiểu, vận hành và sửa chữa khi cần thiết.

Có nên lựa chọn học ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa?

Việc nên hay không nên lựa chọn học ngành này sẽ cần được cân nhắc kỹ càng thông qua việc bạn dành thời gian để trả lời 3 câu hỏi quan trọng trong việc định hướng nghề nghiệp: (bạn có thể tham khảo thêm về phương pháp định hướng nghề nghiệp qua bài viết này để hiểu rõ hơn)

Định hướng sự nghiệp dựa trên thuyết con nhím
  1. Điều bạn yêu thích và mong muốn có được khi làm ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa?
  2. Điểm mạnh gì có thể phát triển, điểm yếu gì cần lưu ý cải thiện để đạt được kết quả khi theo đuổi ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa?
  3. Sau khi học xong bạn sẽ dự tính làm việc ở đâu và lên những cấp bậc gì trong ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa?

Với những câu hỏi này, bạn sẽ từng bước rõ ràng hơn về quyết định của chính mình.

Với câu hỏi số 1, bạn sẽ nhìn ra được điều mình thực sự muốn khi theo đuổi ngành này từ đó trở thành động lực giúp bạn vượt qua nhiều khó khăn, chông gai khi theo đuổi.

Ví dụ: Bạn muốn trở thành một người kỹ sư thiết bị tự động hóa vì từ lúc nhỏ bạn đã rất yêu thích thiết bị máy móc, bạn hay tò mò và phá phách các đồ điện trong nhà, thậm chí cấp 3 bạn đã có thể tự chế tạo ra 1 thiết bị điện mình thích và đặc biệt bạn có một niềm yêu thích và hứng thú với lĩnh vực robot điều khiển. Vì vậy, bạn muốn lựa chọn lĩnh vực này để được cháy hết mình với niềm đam mê đó.

Với câu hỏi số 2, sẽ giúp bạn tự tin hơn vào bản thân khi đã hiểu về năng lực của chính mình.

Để trả lời được câu hỏi này, bạn cần đối chiếu lại bản thân trong quá khứ, dựa vào những đánh giá từ những người xung quanh làm cơ sở để trả lời.

Hoặc để nhanh hơn bạn có thể sử dụng một số công cụ hỗ trợ xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản thân như: Sinh trắc vân tay, trắc nghiệm MBTI, DISC,… 

*Làm bài test sinh trắc vân tay miễn phí tại đây!

Ví dụ:

Dựa công cụ Sinh trắc vân tay, có thể tạm chia thành 2 thiên hướng chính:

  • Thiên hướng về hoạt động vận động nhiều: với năng lực này sẽ phù hợp với các mảng đi sâu vào các mảng phần cứng như: tạo ra các thiết bị điều khiển, vận hành trực tiếp các thiết bị,…
  • Thiên hướng về tư duy logic: với năng lực này bạn sẽ phù hợp với các mảng đi sâu vào lập trình máy tính, nghiên cứu các cách thực điều khiển qua các hệ thống tự động hoàn toàn,…

Với câu hỏi số 3, bạn sẽ giúp bạn đưa giấc mơ trở về thực tế để từ đó đảm bảo rằng bạn sẽ có thể làm được điều mình thích, phù hợp nhưng vẫn có thể có thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình.

Để trả lời bạn sẽ cần thu thập thông tin về ngành dựa trên mối quan hệ, bố mẹ, anh chị, thầy cô,… để tìm ra hướng công việc phù hợp.

Hy vọng nội dung bài viết này sẽ hữu ích với bạn!

Nếu bạn đang vẫn còn đang băn khoăn về định hướng nghề nghiệp phù hợp của bản thân và cần sự giúp đỡ.

Đừng ngại! Hãy liên hệ với CAD để được tư vấn và hỗ trợ bạn nhé!

*Tài liệu tham khảo: https://www.linkedin.com/pulse/vietnam-automation-controls-market-2024-analysis-eswjc

Vote sao cho CAD nhé!

Đánh giá hiện tại: 5 / 5. Số lượng 1

Hãy là người vote sao đầu tiên cho CAD!

NHỮNG NỘI DUNG TƯƠNG TỰ