Học quản trị kinh doanh là học quản lý? – Đúng nha.
Học quản trị kinh doanh ra trường làm Boss? – Ừm, cũng có thể!
Học quản trị kinh doanh coi chừng thất nghiệp! – Aiss, bớt nghe đồn lại!
…
Học quản trị kinh doanh có tốt không? Tại sao quản trị kinh doanh vẫn là một trong những ngành truyền thống được ưu ái vào thời điểm hiện tại?… Có quá nhiều thắc mắc xoay quanh ngành học quốc dân một thời này, bạn đã sẵn sàng cùng CAD unbox chiếc hộp mang tên “Quản trị kinh doanh” chưa?
Chúng ta cùng bắt đầu nhé^^
Vì sao nói quản trị kinh doanh là ngành học siêu rộng?
Thực chất quản trị kinh doanh thuộc nhóm NGÀNH KINH TẾ. Cũng giống như đặc thù của nhóm ngành này, bản thân ngành quản trị kinh doanh thuộc trường phái siêu rộng, tức bao gồm kiến thức tổng quan nhiều chuyên ngành khác nhau.
Khái niệm ngành quản trị kinh doanh
Học ngành quản trị kinh doanh bạn sẽ được đào tạo tổng hợp các kiến thức, kỹ năng về thành lập và điều hành doanh nghiệp. Chương trình học quản trị kinh doanh bao hàm kỹ năng mềm, kỹ năng chuyên môn của mọi bộ phận trong doanh nghiệp như tài chính, kế toán, nhân sự, marketing, luật,… Đó là lý do vì sao nói quản trị kinh doanh là ngành học siêu rộng. Và nếu bạn để ý những môn học như marketing hay kế toán đứng đều là một chuyên ngành riêng trong khối kinh tế. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là: “Tại sao không chọn học riêng chuyên sâu từng ngành mà phải học quản trị kinh doanh chỉ có kiến thức tổng quan, học nhiều nhưng không chuyên cái nào?”
Có lẽ câu hỏi trên là thắc mắc chung của nhiều bạn khi tìm hiểu về ngành quản trị kinh doanh. Trên thực tế học quản trị kinh doanh không học chuyên sâu từng ngách là ĐÚNG. Tuy nhiên ngành học này sẽ cho bạn cái nhìn tổng quan về doanh nghiệp, về hoạt động kinh doanh dưới tư duy, góc nhìn của một người quản lý. Trong khi mỗi chuyên ngành sẽ chỉ là từng mắt xích nhỏ, học quản trị kinh doanh bạn sẽ có tầm nhìn bao quát tất cả mọi ngóc ngách. Chưa kể bạn hoàn toàn có thể học lên hệ Thạc sĩ, Tiến sĩ theo từng khâu chuyên sâu hơn với xuất phát điểm là quản trị kinh doanh. Một điều quan trọng nữa với lợi thế tư duy quản lý bạn sẽ dễ dàng hiểu và làm việc suôn sẻ hơn với Sếp của mình trong tương lai.
Giải mã ngành học quản trị kinh doanh
Học ngành quản trị kinh doanh ra trường làm nghề gì?
Với lượng kiến thức khổng lồ mà ngành học quản trị kinh doanh mang lại bạn có thể ứng tuyển vào gần như hầu hết các vị trí trong doanh nghiệp từ bán hàng, nhân sự, marketing, thị trường, cung ứng, chăm sóc khách hàng,…
Vậy học ngành quản trị kinh doanh ra trường có nguy cơ thất nghiệp không? Câu trả lời là CÓ!
Không phải quản trị kinh doanh mà bất cứ ngành học nào nếu bạn không chọn được công việc phù hợp để phát triển hoặc bản thân không có đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết thì chuyện thất nghiệp hoàn toàn có thể xảy ra. Ngược lại bạn vững chuyên môn, kỹ năng mềm tốt, tích lũy kinh nghiệm trước khi Tốt nghiệp thì doanh nghiệp sẽ là người tìm đến bạn với những offer đáng mong đợi!
Và chuyện học xong ra làm BOSS là điều cũng có thể xảy ra thật trong trường hợp bạn quyết startup…. ừm hoặc về nhà thừa kế^^
Học quản trị kinh doanh ra trường làm nghề gì?
3 cách chọn chuẩn để biết bản thân phù hợp với ngành quản trị kinh doanh
Vậy trên đây là những điều mà CAD muốn chia sẻ với các bạn đang tìm hiểu về ngành quản trị kinh doanh. Tuy nhiên đứng trước ngưỡng cửa học lên Đại học, Cao đẳng có lẽ bạn sẽ phân vân đâu chỉ một ngành quản trị kinh doanh mà còn nhiều ngành nghề khác nữa. Hiểu được điều đó CAD gửi đến bạn bộ 3 tiêu chuẩn CHỌN NGÀNH CHUẨN TRÁNH ĐI LẦM, xem ngay video sau nhé:
https://www.youtube.com/watch?v=Iax8FEyYg08
Bắt nguồn đam mê cho ngành quản trị kinh doanh
Phần này sẽ dành cho những ai đã xác định chọn theo ngành quản trị kinh doanh nhưng cảm thấy bản thân chưa thực sự đủ động lực, đủ hứng thú để bắt đầu hành trình mới.
Chúng ta hãy dành vài phút đồng hồ để cùng CAD học cách “mồi lửa” cho đam mê của mình nhé:
https://www.youtube.com/watch?v=wY33qg5bFgg
Tố chất nào cho người học ngành quản trị kinh doanh?
Bạn biết không bất kỳ ngành nghề nào cũng đòi hỏi người học phải có những tố chất nhất định. Vậy học ngành quản trị kinh doanh cần những điều kiện gì?
- Tư duy logic: nhạy bén với những con số, logic trong lập luận với khả năng xâu chuỗi sự việc để đưa ra nhận định chuẩn xác là yếu tố quan trọng đầu tiên trở thành một nhà quản trị tài ba trong tương lai.
- Kỹ năng giao tiếp tốt: kỹ năng này giúp bạn làm chủ cuộc trò chuyện, có khả năng đàm phán thương lượng, dễ dàng xây dựng các mối quan hệ giúp ích cho việc học cũng như công việc sau này.
- Năng động: đây là yếu tố thúc đẩy sự phát triển của bạn trong môi trường cạnh tranh như kinh doanh; đặc biệt tuýp người năng động rất dễ ghi điểm trong mắt người khác, năng lượng tích cực bạn tỏa ra sẽ tạo nên một bầu không khí học tập và làm việc đầy hứng khởi.
- Yêu thích kinh doanh: thích tiền, tạo ra tiền, bán hàng, quảng cáo,… là những yếu tố nhỏ hơn khi nói về yêu thích lĩnh vực kinh doanh.
- Chịu áp lực tốt: môi trường kinh doanh bao giờ cũng nặng về canh tranh đặc biệt khi bạn tiến lên các cấp bậc quản lý thì áp lực càng lớn, vậy nên kiên trì và cố gắng là điều không thể quên.
- Quyết đoán: đây là đức tính của người lãnh đạo, quyết đoán giúp mọi việc được xử lý nhanh chóng, dứt điểm và tạo nên phong thái chuyên nghiệp trong công việc.
- Nhạy bén: tính chất ngành nghề kinh doanh luôn biến động bất thường và không ngừng phát triển nên người học, người làm trong lĩnh vực này cần có tư duy nhạy bén để bắt kịp thời đại.
7 tố chất cần có ở người học ngành quản trị kinh doanh
Định hình con đường sự nghiệp ngành quản trị kinh doanh
Tiếp theo sau đây CAD sẽ cho bạn thấy những nấc thang tương lai trong ngành quản trị kinh doanh. Hãy lấy đó làm mục tiêu phấn đấu học tập thật tốt và hãy nhớ rằng “Muốn xây nhà cao thì nền móng phải vững chắc!”
https://youtu.be/3GkJd0ZqfdU?si=Lp_qmE1i55Tn1Rdr
Rèn luyện để học tốt ngành quản trị kinh doanh
Ở phần này CAD sẽ chỉ ra cho bạn một số tips rèn luyện để tạo nền móng thật vững chắc giúp các bạn vươn lên những vị trí nhắm đến trong tương lai nhé:
- Hãy tham gia CLB: các CLB ở trường từ thể thao đến chuyên môn đều sẽ giúp bạn xây dựng được những mối quan hệ mới; từ đó rèn luyện khả năng giao tiếp, nâng cao khả năng nhìn nhận sự việc, hành vi của mọi người xung quanh và bạn sẽ dần học được cách nắm bắt tâm lý người khác thông qua quan sát và trò chuyện.
- Tìm cho mình một Mentor: người hướng dẫn, người truyền cảm hứng thực sự rất quan trọng trong việc định hướng tương lai cho bạn vậy nên hãy theo dõi một người nào đó mà bạn thực sự ấn tượng về nguồn năng lượng tích cực tỏa ra từ họ để lấy đó làm động lực phấn đấu mỗi ngày.
- Đừng chăm chăm vào sách vở: kiến thức trên sách là nền tảng tốt nhưng có vẻ khá khô khan vậy nên CAD mách bạn một tips là hãy đọc thêm tự truyện của các nhân vật lớn, theo dõi các Talkshow, follow tài khoản của các diễn giả/doanh nhân nổi tiếng để học hỏi từ góc nhìn của họ.
- Định vị bản thân: thay vì áp nguyên khuôn một phương pháp học tốt hay công thức thành công nào đó tại sao bạn không phát triển theo chính điểm mạnh của mình? CAD gợi ý đến bạn cách định vị bản thân thông qua Sinh trắc vân tay với khả năng:
- Tìm ra được ĐIỂM ĐẶC BIỆT của TÍNH CÁCH và TIỀM NĂNG não bộ
- Giúp các bạn KHÁM PHÁ NHANH HƠN điểm mạnh bẩm sinh – điểm yếu cố hữu – ƯU THẾ CẠNH TRANH trong công việc
- Tìm ra cho mình PHƯƠNG PHÁP làm việc theo đúng SỞ TRƯỜNG
- Khám phá về 8 loại hình thông minh và biết mình sở hữu loại nào
- Nắm bắt thiên hướng phát triển ngành nghề theo đúng tiềm năng và sở thích, tìm ra CÔNG VIỆC PHÙ HỢP NHẤT VỚI BẠN
Để được tư vấn kỹ hơn về phương pháp này, bạn vui lòng truy cập TẠI ĐÂY.
Định vị bản thân để tìm ra lối đi đúng trong ngành quản trị kinh doanh
- Tích lũy kinh nghiệm làm việc: để có một bản CV ấn tượng với nhà tuyển dụng khi vừa mới ra trường cách tốt nhất là hãy để họ thấy được kinh nghiệm liên quan đến vị trí ứng tuyển của bạn, vì vậy hãy tìm kiếm những công việc phù hợp với chuyên ngành và học hỏi từ nó song song với việc học.
- Đầu tư cho ngoại ngữ: càng thông thạo nhiều ngoại ngữ cơ hội của bạn càng rộng mở vậy nên hãy đầu tư cho việc học ngoại ngữ ngay từ ngày đầu nhập học để tích lũy kỹ năng mềm này tốt nhất có thể nhé!
- Học thêm chứng chỉ nghiệp vụ: để củng cố kiến thức và góp phần tô điểm cho profile của bạn hãy dành thời gian để lấy thêm các chứng chỉ như kế toán, thư ký/trợ lý, khóa học marketing,…
Học ngành quản trị kinh doanh nên chọn Đại học hay Cao đẳng?
Cuối cùng là một câu hỏi vô cùng hóc búa: “Học quản trị kinh doanh theo hệ Đại học hay Cao đẳng bên nào tốt hơn?”
CAD sẽ không đưa ra bất kỳ nhận định về giá trị trường vì điều các bạn cần biết ở đây là giá trị của chính bản thân mình trong mắt nhà tuyển dụng. Xem video sau bạn sẽ hiểu rõ!
Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp các bạn phần nào hiểu được giá trị của ngành quản trị kinh doanh từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp với bản thân.
Chúc mọi điều thuận lợi đến với bạn.
Tài liệu tham khảo: