Từ lâu NGÀNH TỔ CHỨC SỰ KIỆN vẫn luôn gắn liền với sự năng động, linh hoạt, trẻ trung, sôi nổi, chuyên nghiệp,… Cùng với sự phát triển của các hoạt động giải trí, học thuật, kinh doanh, ngành tổ chức sự kiện cũng ngày một phát triển đa dạng trên nhiều góc độ.
Là dân event, bạn sẽ được làm việc trong môi trường trẻ, tự tay tổ chức các sự kiện siêu khủng, gặp gỡ người nổi tiếng sau cánh gà, đặt chân vào các khu vực cao cấp nhất, không hề gò bó chôn chân như dân văn phòng,…
Vậy nên nếu bạn là tuýp người yêu thích tự do, năng nổ, thích đi đây đó thì ngoài du lịch, ngành Tổ chức sự kiện là một lựa chọn không thể bỏ qua!
Ngay bây giờ hãy cùng bước lên chuyến xe khám phá “Miền Event” của CAD nhé!
Let’s go!
Vì sao ngành Tổ chức sự kiện thu hút giới trẻ?
Xe lăn bánh và chúng ta đã đến trước “Ngôi nhà Event”, theo chân hướng dẫn viên CAD chúng ta sẽ cùng nhau tỏ tường mọi ngóc ngách trong ngành Tổ chức sự kiện nhé:
Ngành Tổ chức sự kiện là gì?
Đầu tiên các bạn cần hiểu sự kiện là hoạt động quy tụ số lượng lớn người tham tại một địa điểm nhất định vào một khung thời gian cụ thể để truyền đạt một thông điệp nào đó có sức hút đối với người tham dự.
Tùy vào quy mô tổ chức và số lượng người tham dự, sự kiện sẽ có các cấp độ từ lớn đến nhỏ như sinh nhật, pool party, lễ hội té nước, sự kiện âm nhạc, show diễn thời trang, concert,….
Vậy nên tổ chức sự kiện chính là tập hợp tất cả các hoạt động thuộc về ban tổ chức để tạo ra một sự kiện. Bắt đầu từ việc lên ý tưởng, kịch bản, setup, truyền thông, danh sách khách mời, tính toán chi phí, chạy thử chương trình, giám sát, điều phối,….
Từ những thông tin trên, tóm lại ngành Tổ chức sự kiện là ngành học sẽ cho bạn tất cả kiến thức và kỹ năng để tổ chức sự kiện. Bạn hiểu được giá trị, tầm quan trọng của sự kiện cũng như lên kế hoạch chi tiết cho từng khâu tổ chức sự kiện.
Công việc của một Chuyên viên sự kiện
Tùy vào loại sự kiện và hạng mục công việc được giao, về cơ bản một chuyên viên tổ chức sự kiện sẽ là người chịu trách nhiệm các công việc như sau:
- Lên ý tưởng sự kiện và phối hợp với các bộ phận liên quan truyền thông sự kiện.
- Lập kế hoạch chi tiết cho Trước – Trong – Sau sự kiện.
- Phân công thực hiện và giám sát từng khâu sự kiện từ kịch bản, hậu cần, kỹ thuật, khách mời, an ninh,….
- Điều phối trong thời gian diễn ra sự kiện.
- Báo cáo, đo lường hiệu quả sự kiện.
Trong ngành sự kiện chia ra làm rất nhiều vị trí khác nhau vì vậy đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận để đạt hiệu quả cao nhất.
Chuyên viên sự kiện vừa là người lên kế hoạch, vừa là người bắt tay vào thực hiện và cũng là người giám sát đầu-cuối tới từng công việc nhỏ nhất để đảm bảo sự kiện diễn ra đúng mong đợi.
Sức hút ngành Tổ chức sự kiện
Với đặc thù ngành Tổ chức sự kiện bạn sẽ được:
- Đặt chân vào những địa điểm sang chảnh nhất với đặc quyền của ban tổ chức
- Gặp gỡ KoLs ở khắp các lĩnh vực từ sau cánh gà đến sân khấu
- Liên tục mở rộng mối quan hệ với các đối tác tổ chức sự kiện như nhà hàng, khách sạn, thiết bị kỹ thuật, MC, makeup, designer, editor,….
- Xách vali lên và đi đến bất cứ địa điểm nào để tổ chức sự kiện
- Sử dụng tất cả năng lượng trẻ của mình cho công việc
- Dung nạp kiến thức ở những lĩnh vực làm sự kiện
- Nghe nhiều, đi nhiều, gặp nhiều để biết nhiều
Tất cả những điều trên tạo ra sức hút vô cùng lớn với các bạn trẻ yêu sự năng động, đổi mới, có trong mình sức khỏe và nguồn năng lượng bùng nổ.
Bạn có thực sự phù hợp để học ngành Tổ chức sự kiện?
Khép lại hành trình khám phá “Ngôi nhà Event”, liệu bạn có thực sự đủ tố chất để bước chân vào ngôi nhà chung này? Cùng đón xem 5 TỐ CHẤT đặc biệt mà một người làm tổ chức sự kiện cần phải có để so sánh với bản thân nhé:
- Trí thông minh tương tác: khả năng giao tiếp và kết nối với mọi người là điều mà một người làm trong ngành sự kiện nhất định phải có vì bạn sẽ phải hợp tác với rất nhiều bộ phận khác để thực hiện công tác tổ chức.
- Năng động sáng tạo: linh hoạt, sáng tạo và năng động là điều đầu tiên một người làm event cần có trước chuyên môn hay bất kỳ kỹ năng nào khác; nếu bạn thụ động, ngại giao tiếp, không muốn thay đổi môi trường thì ngành tổ chức sự kiện thực sự không phù hợp với bạn.
- Khả năng thích nghi cao: do phải liên tục thay đổi đối tác, môi trường làm việc, kế hoạch,… nên các bạn chắc chắn phải có khả năng thích nghi cao và linh hoạt trong mọi hoàn cảnh.
- Khả năng hoạch định công việc: một sự kiện bao gồm rất nhiều khâu nên đòi hỏi chuyên viên sự kiện phải là người định hình được toàn bộ công đoạn và dự trù cả phương án backup để đảm bảo mọi thứ được vận hành trơn tru.
- Đam mê: ngành tổ chức sự kiện thực sự rất nhiều áp lực và luôn đòi hỏi người học, người làm phải không ngừng nỗ lực vì vậy để sống với ngành event bạn nhất định phải đam mê nó.
Học ngành Tổ chức sự kiện ở đâu tốt?
Tiếp nối băn khoăn của rất nhiều bạn trẻ khi đứng trước ngưỡng cửa chọn ngành nghề đó là “Học trường nào? Ở đâu?”. CAD đã đưa bạn dạo quanh một vòng nghề tổ chức sự kiện và bây giờ là lúc chúng ta cần ngồi nghiêm túc lại để giải quyết nan đề chọn trường.
Trường học là nền tảng, là bệ phóng, là phương tiện hay là nơi chúng ta chứng minh giá trị? Ý nghĩa của việc bỏ tiền bạc, thời gian, công sức cho 3-4 năm học tổ chức sự kiện là gì? Hãy dành ít phút xem hết video bên dưới bạn sẽ tìm được câu trả lời:
Mặt trái của ngành Tổ chức sự kiện
Bước tiếp theo sau khi bạn đã yên tâm về việc chọn trường cũng là lúc CAD cho bạn thấy những mặt trái trong ngành Tổ chức sự kiện.
Một khi bạn chấp nhận và can đảm đối mặt với muôn hình vạn trạng khó khăn sau đây thì chắc chắn bạn đã dồn đủ quyết tâm “nhập hộ khẩu” vào làng event!
- Thay đổi chóng mặt: thời gian, địa điểm, khách mời, kịch bản,… hay thậm chí là toàn bộ kế hoạch đều có thể “đập đi xây lại” ở phút 90!
- Đi sớm về khuya, giờ giấc không cố định: dân event được đi nhiều nơi là thật nhưng sự đi này hết sức bất thường, nhiều năm làm trong ngành sự kiện có thể khiến bạn phải đối mặt với chứng mất ngủ, đau dạ dày, đau xương khớp,… do vận động nhiều và giờ giấc sinh hoạt bị đảo lộn.
- Một lúc phải giám sát nhiều đầu việc: đôi lúc bạn sẽ ước mình có khả năng phân thân, mọc thêm 3 đầu 60 cái tay để bao quát được hết mọi thứ!
- Sốc feedback: bạn sẽ phải thực sự bình tĩnh và hết sức “bao dung” cho hàng trăm feedback sau sự kiện từ phía người tham dự lẫn đối tác.
- Trật ngân sách: nếu tính toán không chuẩn bạn sẽ phải đối mặt với việc thâm hụt ngân sách vì vậy hãy thật sự thận trọng trong việc kiểm kê hóa đơn, dự trù kinh phí tổ chức.
- Ngoại ngữ: khi tham gia tổ chức các sự kiện quốc tế thì ngoại ngữ là yếu tố đầu tiên khiến bạn được chọn chứ không phải bao nhiêu năm kinh nghiệm!
Rèn luyện trong ngành Tổ chức sự kiện
Để trụ được trong ngành Tổ chức sự kiện đòi hỏi bạn phải có quá trình rèn luyện và nhìn nhận thấu đáo nhiều vấn đề.
Cá nhân mỗi người sẽ vượt qua bằng chính kinh nghiệm của bản thân, trong bài viết này CAD sẽ giúp bạn khởi đầu ngành học tổ chức sự kiện bằng một vài cách học tốt. Vận dụng và phát triển nó ra sao đều phụ thuộc vào chính bạn:
- Tham gia CLB sự kiện: tham gia vào CLB sự kiện hoặc tham gia hỗ trợ trong các sự kiện của trường sẽ là bước đầu giúp bạn hòa nhập vào cuộc sống event muôn màu muôn vẻ.
- Tập tổ chức sự kiện: hãy bắt đầu từ các sự kiện nhỏ như sinh nhật, dịp kỷ niệm, offline fan club, gift away,… theo nhóm/hội bạn để tích lũy kinh nghiệm vạch ý tưởng, lên kế hoặc, quản lý sự kiện.
- Vừa học vừa làm: các công ty sự kiện cũng sẽ có thời điểm cần thêm người hỗ trợ, hãy bắt lấy cơ hội để học hỏi kinh nghiệm và mở rộng mối quan hệ với những người làm trong ngành event.
- Xây dựng profile ấn tượng: rất nhiều công ty sẽ xem xét từ hồ sơ cho đến hoạt động trên mạng xã hội của bạn để đánh giá độ phù hợp với công việc vì vậy hãy chăm chút cho profile của mình bằng những tấm ảnh làm việc, check in hoạt động, status tích cực,… nó sẽ là điểm cộng trong CV tương lai đấy nhé.
Sự thật làm lâu trong bất kỳ một ngành nghề nào cũng sẽ có lúc chúng ta cảm thấy “chai sạn”, mất đi động lực và hứng khởi để làm việc như thuở ban đầu.
Ngay trong việc học cũng vậy, năm đầu tiên có thể tràn ngập năng lượng nhưng những năm tiếp theo thì sao? Tất cả gói gọn trong 2 từ ĐAM MÊ! Làm cách nào để thắp lại đam mê? Chúng ta cùng lắng nghe chia sẻ của anh Trí trong video sau nhé:
Học ngành Tổ chức sự kiện: Bạn là ai trong tương lai?
Một trong những điều được quan tâm không kém bên cạnh việc học ngành Tổ chức sự kiện ra trường làm việc gì, đó là ngành Tổ chức sự kiện có thể thăng tiến lên những vị trí nào?
Thu nhập của ngành sự kiện có thể vượt trên 2000$ tùy theo chức vị. Bạn sẽ ở cấp độ nào trong tương lai sẽ phụ thuộc vào kinh nghiệm và mục tiêu phấn đấu ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Nếu cần một điều gì đó cho bạn cái nhìn tổng quan về từng nấc thang thăng tiến với nghề tổ chức sự kiện, đựng ngần ngại xem tiếp video bên dưới:
Học ngành Tổ chức sự kiện liệu có ổn?
Cuối cùng ngay cả khi bạn đọc hết bài viết này và xem full tất cả các video phía trên mà vẫn chưa chắc được ngành Tổ chức sự kiện có phù hợp với mình hay không thì hãy nhanh chóng “tập xác định” bằng bộ 3 TIÊU CHÍ chọn nghề sau đây:
Và nếu bạn cần một bằng chứng xác đáng hơn về việc theo ngành Tổ chức sự kiện là phù hợp với năng lực bản thân, hãy tìm hiểu thêm về phương pháp Sinh trắc vân tay – chìa khóa giúp bạn:
- Khai phá bản thân: tìm ra được ĐIỂM ĐẶC BIỆT của TÍNH CÁCH và TIỀM NĂNG não bộ
- Giúp các bạn KHÁM PHÁ NHANH HƠN điểm mạnh bẩm sinh – điểm yếu cố hữu – ƯU THẾ CẠNH TRANH trong công việc
- Tìm ra cho mình PHƯƠNG PHÁP làm việc theo đúng SỞ TRƯỜNG
- Khám phá về 8 loại hình thông minh và biết mình sở hữu loại nào
- Nắm bắt thiên hướng phát triển ngành nghề theo đúng tiềm năng và sở thích, tìm ra CÔNG VIỆC PHÙ HỢP NHẤT VỚI BẠN
Để được tư vấn kỹ hơn về phương pháp này, bạn vui lòng truy cập TẠI ĐÂY.
Trước khi thoát trang đừng quên đánh giá sao cho bài viết và để lại comment nhận xét hoặc viết ra tên ngành nghề mà bạn muốn tìm hiểu, đội ngũ CAD luôn sẵn lòng hỗ trợ bạn.
Chúc các bạn một ngày tràn ngập năng lượng nhé!