Bạn có biết NGÀNH KINH TẾ là khối ngành rộng nhất hiện nay bao gồm hơn 10 chuyên ngành khác nhau thuộc các nhóm quản trị, tài chính, kế toán, kiểm toán.
Hơn hết ngành kinh tế được đưa vào giảng dạy ở hầu hết các trường Đại học, Cao đẳng khắp thế giới. Đồng thời đây cũng là một trong những ngành học được ưu tiên lựa chọn khi đi du học với các chuyên ngành như Quản trị kinh doanh, Kinh doanh quốc tế, Kinh tế học,…
Trong bài viết này CAD sẽ mang đến cho bạn cái nhìn tổng thể về ngành, từ đó chỉ ra những tố chất cần có để theo đuổi ngành học này.
Vậy nên nếu bạn đang muốn đăng ký nguyện vọng vào khối ngành kinh tế nhưng vẫn còn nhiều mông lung hay bạn cần thêm thông tin tham khảo để so sánh thì bài viết này là dành cho bạn.
Bạn hiểu thế nào về khối ngành kinh tế?
Thú thật nếu lên mạng search ngay bây giờ bạn sẽ thấy có rất nhiều khái niệm về ngành kinh tế. Và gần như mỗi một trang web sẽ lý giải theo một cách khác nhau. Vì vậy để gỡ rối CAD sẽ đưa ra cho bạn cách hiểu đơn giản nhất về khái niệm này:
“Ngành kinh tế là ngành học về tất cả các hoạt động kinh tế trong/ngoài nước”
Các hoạt động này bao gồm trao đổi buôn bán, thuế, tỷ giá, giá trị hàng hóa, nguồn nhân lực, tiếp thị sản phẩm,…
Từ từng hoạt động chủ chốt này sẽ phân ra thành nhiều ngách hay còn gọi là chuyên ngành khác nhau cùng nằm trong khối ngành kinh tế.
Về bản chất, tất cả những gì thuộc về kinh tế đều xoay quanh đồng tiền!
Ngành kinh tế bao gồm những chuyên ngành nào?
Như đã nói ở đầu bài viết kinh tế bao gồm rất nhiều mảng, tuy nhiên ở phần này CAD sẽ chỉ tập trung vào top 4 chuyên ngành có tỷ lệ chọn cao nhất để tối ưu hóa thông tin đến bạn.
Quản trị kinh doanh
Quản trị kinh doanh là ngành học tổng hợp nhiều mảng trong kinh doanh như quản trị nhân sự, tài chính, kế toán, luật, marketing,… Học ngành này sẽ cho bạn kiến thức và tất cả các kỹ năng cần có để làm việc trong khối ngành kinh tế.
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành này có thể ứng tuyển vào hầu hết các doanh nghiệp ở một số vị trí như: nhân sự, sale, marketing, thị trường,…
Tuy nhiên vì học tổng quan nên nếu muốn chuyên sâu về một bộ phận trong quản trị kinh doanh các bạn cần học thêm về chứng chỉ chuyên ngành để hội đủ kiến thức và các kỹ năng liên quan. Điều này sẽ giúp mở rộng cơ hội việc làm và tạo lợi thế cạnh tranh cho chính bạn!
Kinh tế quốc tế
Kinh tế quốc tế hay còn được biết đến với cái tên Kinh doanh quốc tế là ngành học nghiên cứu sự liên kết, tác động, phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trên thế giới. Từ đó các bạn sẽ có kiến thức, hiểu biết sâu rộng, vững vàng về chuyên môn trong lĩnh vực kinh tế quốc tế, thông thạo ngoại ngữ, có các kỹ năng giao dịch và đàm phán quốc tế…Điều này sẽ giúp cho mỗi người có đủ tố chất để thích nghi, làm việc trong môi trường đa văn hóa.
Hơn hết Kinh tế quốc tế và Quản trị kinh doanh cũng là 2 chuyên ngành ổn áp được nhiều bạn trẻ chọn đi du học hoặc học lên các cấp cao hơn như Thạc sĩ, Tiến sĩ,…
Điểm khác biệt của Kinh tế quốc tế so với Quản trị kinh doanh là đánh mạnh về yếu tố quốc tế và đòi hỏi người học, làm việc trong ngành muốn thăng tiến phải có trình độ ngoại ngữ nhất định!
Tài chính ngân hàng
Học ngành Tài chính ngân hàng bạn sẽ được đào tạo kiến thức từ tổng quan đến chuyên sâu về tài chính, các công cụ tài chính, trái phiếu, huy động vốn, lãi suất, thuế,… để phân tích, dự báo, định hướng tài chính cho doanh nghiệp.
Học ngành Tài chính ngân hàng ra bạn có thể đảm nhiệm các vị trí như chuyên viên phụ trách tài chính cho các ngân hàng, công ty bảo hiểm, chứng khoán, tài chính đa quốc gia ,…
Ngành học này cũng là điều kiện cần để các bạn thăng tiến lên vị trí quản lý cấp cao trong doanh nghiệp vì kiến thức tài chính sẽ giúp bạn biết cách nhìn và phán đoán thị trường.
Kế toán – Kiểm toán
Kế toán – Kiểm toán là ngành học cho bạn kiến thức và các kỹ năng cần thiết để thu thập – kiểm chứng thông tin về tài sản, nguồn hình thành – quá trình vận động của tài sản trong doanh nghiệp.
Do tính đặc thù cần độ chính xác tuyệt đối nên ngành học này đòi hỏi kiến thức chuyên sâu cùng sự kỹ tính ở người học, người làm.
Như tên gọi của nó, học ngành này bạn sẽ trở thành những kế toán viên hay chuyên viên kiểm toán cho các doanh nghiệp cụ thể hoặc những công ty chuyên cung cấp dịch vụ kế toán-kiểm toán. Có thể kể đến một vài cái tên đáng mơ ước như Big 4, Grant Thornton, Nexia, Crowe,…
3 loại trí thông minh cần có ở người muốn học tốt khối ngành kinh tế
Để học tốt khối ngành kinh tế chí ít bạn cần hội tụ 3 loại trí thông minh cơ bản sau:
Trí thông minh logic
Kinh tế liên quan đến tiền và những con số nên đòi hỏi người học phải có trí thông minh logic về khả năng phân tích vấn đề lẫn tính toán số học. Nếu phải nói về một ví dụ cụ thể về tầm quan trọng của thông minh logic, CAD sẽ gửi đến bạn 3 câu hỏi và cảm nhận nằm ở bạn:
“Bạn nghĩ sao nếu tháng nào kế toán cũng tính thiếu lương, trễ lương cho bạn?”
“Bạn nghĩ sao nếu bản thân trót lỡ ghi thêm 1 số 0 vô chỗ nợ-công-đề nghị thanh toán…?”
“Vòng lại gần hơn thì bạn nghĩ sao nếu mình bị “kẹt” lại trường hoài hoài vì không qua nổi 7749 bài thi liên quan tới tính toán chứ chưa nói tới khúc đi làm!”
….
Trí thông minh tương tác
Trí thông minh tương tác điển hình là kỹ năng giao tiếp – một yếu tố chủ chốt giúp bạn hòa nhập, mở rộng các mối quan hệ cần thiết trong quá trình học và làm việc ở ngành kinh tế hay bất cứ ngành nghề nào khác.
Trí thông minh tương tác cộng với logic sẽ giúp bạn hoạt động tốt ở đội nhóm vì khả năng tạo liên kết mạnh và xử lý nhanh gọn.
Trí thông minh ngôn ngữ
Trí thông minh ngôn ngữ ở đây chỉ khả năng sử dụng thuần thục ngôn ngữ và đặc biệt là thiên phú về tiếp thu ngoại ngữ.
Như đã đề cập ở phần trên, ngoại ngữ là chìa khóa quan trọng mở ra nhiều cơ hội phát triển cho bản thân cả về kiến thức, tầm nhìn lẫn tài chính. Nó là điều kiện cần nếu bạn muốn đi du học, thi các chứng chỉ quốc tế hay làm việc cho các công ty đa quốc gia.
Vì sao không nên học ngành kinh tế?
Ở phần này CAD mong muốn đưa ra những mặt trái của vấn đề để bạn hiểu được cái giá phải trả khi “lao đầu” vào ngành kinh tế. Và nếu bạn chấp nhận trả giá thì “OK, hãy cứ xông lên!”
- Liên quan đến tiền tệ, con số thì “sai 1 ly đi vạn dặm”, bạn có nguy cơ đối diện với đền bù, nợ, tố tụng hay thậm chí là dành suất “ăn cơm free dài hạn”.
- Ngay khi đi làm ở công ty, bạn sẽ nhận ra những kiến thức mình có là chưa đủ và bạn sẽ phải “cày” kha khá các chứng chỉ để nâng cao tay nghề. Vậy nên bạn sẽ mất không chỉ vài năm học Đại học, Cao đẳng mà còn nhiều hơn thế nữa!
- Nếu không có ngoại ngữ bạn rất khó để thăng tiến hay phát triển bản thân. Để nhìn rõ hơn hãy vào thử một vài trang tuyển dụng và xem qua mức chênh lệch về lương ở vị trí yêu cầu ngoại ngữ >< không cần ngoại ngữ. Đó là chưa kể đến cơ hội đi du học.
- Tỉ lệ chọn học khối ngành kinh tế rất cao đồng nghĩa bạn sẽ phải cạnh tranh với nhiều đối thủ hơn khi phải tìm việc làm sau tốt nghiệp.
- Khối lượng kiến thức ở mỗi chuyên ngành là rất nhiều, sẽ có lúc bạn cảm thấy ngộp, chán và đuối.
Trên đây là “sương sương” vài điểm ch.ết người khi ai đó quyết “cắm đầu” vô động kinh tế! Còn chi phí hay thời gian thì sẽ phụ thuộc vào việc bạn chọn trường nào, chuyên ngành nào, học hệ gì… CAD không phải là trường dạy kinh tế nên sẽ không đào sâu vào vấn đề này, cần gì khó – hỏi Bác Google bạn nha!
Để học tốt khối ngành kinh tế cần chuẩn bị những gì?
Tiếp nối những khó khăn khi theo đuổi ngành kinh tế, CAD sẽ liệt kê ra cho bạn những tố chất cần có ở một người học và làm việc trong ngành này:
- Kỹ tính, cực kỳ kỹ tính và kiên nhẫn nếu như bạn muốn theo chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán
- Nhanh nhạy, quyết đoán là điều cần phải rèn luyện vì bạn sẽ phải đón nhận và đưa ra nhiều quyết định quan trọng.
- Tự tin, chuyên nghiệp, chỉn chu cho những ai theo nghiệp tài chính, kiểm toán,… bởi nó tạo ra độ tin cậy của bạn với khách hàng.
- Chăm chỉ và khả năng tự học tốt để phát triển bản thân không ngừng.
- Khả năng ứng biến và xử lý tình huống tốt
- Khả năng cập nhật thông tin, linh hoạt trong cách xử lý vấn đề để đối phó với biến động thị trường và xu hướng tiêu dùng-sản xuất.
- Nắm bắt tâm lý cùng khả năng lắng nghe sẽ góp phần giúp bạn đối thoại thành công trong đàm phán hoặc tiếp thị sản phẩm.
Học ngành kinh tế ở đâu tốt?
Để trả lời cho câu hỏi “Học ở đâu tốt?”, trước tiên bạn cần hỏi lại chính bản thân mình “Mục tiêu chọn trường của bạn là để làm gì?”
Vì sao CAD lại hỏi đến vấn đề này? Chính vì vẫn có rất nhiều bạn trẻ “tin” rằng học ở trường top thì mình cũng sẽ đứng “top” và bằng cấp “bảo kê” tất cả! Lối suy nghĩ này sai lầm cỡ nào, cùng xem video sau nhé:
Hướng đi nào nếu chọn ngành kinh tế?
Sau khi xem video trên nếu bạn đã đủ sáng thì chúng ta sẽ qua bước tiếp theo là chọn đúng chuyên ngành phù hợp. Đến đây CAD sẽ gợi ý cho bạn 2 cách tìm thấy lối đi cho chính mình:
Cách 1: dựa vào những yếu tố cần đã nhắc đến ở mục nói về tố chất để xác định bạn có hợp với ngành kinh tế hay không.
Cách 2: nếu bạn vẫn mông lung về tính cách cũng như con người mình, không biết liệu rằng bản thân có hợp, có khả năng hay không thì hãy nhanh chóng định vị bản thân để nhắm đúng mục tiêu.
Ở cách 2 này CAD khuyến nghị bạn sử dụng phương pháp Sinh Trắc Vân Tay để khám phá mọi tiềm năng của chính bạn: Phương pháp này sẽ giúp bạn:
- Khai phá bản thân: tìm ra được ĐIỂM ĐẶC BIỆT của TÍNH CÁCH và TIỀM NĂNG não bộ
- Giúp các bạn KHÁM PHÁ NHANH HƠN điểm mạnh bẩm sinh – điểm yếu cố hữu – ƯU THẾ CẠNH TRANH trong công việc
- Tìm ra cho mình PHƯƠNG PHÁP làm việc theo đúng SỞ TRƯỜNG
- Khám phá về 8 loại hình thông minh và biết mình sở hữu loại nào
- Nắm bắt thiên hướng phát triển ngành nghề theo đúng tiềm năng và sở thích, tìm ra CÔNG VIỆC PHÙ HỢP NHẤT VỚI BẠN
Để hiểu hơn về Sinh Trắc Vân Tay bạn có thể tìm hiểu TẠi ĐÂY.
Cuối cùng đừng quên đánh giá sao và để lại bình luận về tất cả chia sẻ hoặc yêu cầu giải đáp các ngành nghề khác cho đội ngũ CAD nhé!