Trí thông minh ngôn ngữ
Chia sẻ bài viết này
0
(0)

“Mẹ ơi hôm nay trên trường vui lắm để con kể cho mẹ nghe…”

“Mẹ ơi bài văn của con được cô giáo khen hay nè mẹ, 10 điểm luôn!”

“Bố ơi con xem trên TV thấy chú kia làm như vậy là sẽ được á, hay bố làm theo thử xem sao…”

“Bố ơi nay con học được từ tiếng anh mới nè, con đọc xong bố nói lại nha nha…”

….

Có đôi khi bạn phải kinh ngạc vì sự thông minh và lém lỉnh của con trẻ. Nhưng bạn có thắc mắc vì sao chúng nhỏ tuổi như thế mà lại rất có năng khiếu về ngôn ngữ hay chưa? Hoặc bạn nhận ra đã đến lúc con mình cần phải rèn luyện thêm về kỹ năng giao tiếp vì trông nó nhút nhát quá! Thì đây, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu cái gọi là hoạt ngôn, lanh lợi, “nhanh mồm nhanh miệng”, “bà cụ non”,… trong cùng một khái niệm mang tên TRÍ THÔNG MINH NGÔN NGỮ.

Tại sao gọi là trí thông minh ngôn ngữ?

Trước khi giải thích về khái niệm trí thông minh ngôn ngữ chúng ta cần hiểu như thế nào được xem là thông minh.

Mỗi người sẽ có định nghĩa về hai từ “thông minh” khác nhau. Nếu phương Tây thông minh chỉ tính nhanh nhạy về mặt khoa học, thì phương Đông nghiêng về sự khôn khéo trong cách hành xử.

Vô hình chung, tất cả đều chỉ năng lực tổng hợp của một người biểu hiện bằng suy nghĩ và hành động ứng phó với môi trường xung quanh. Điều này có nghĩa THÔNG MINH là một dạng rèn luyện, có thể được học hỏi và bồi đắp bởi trải nghiệm của mỗi người. 

Tuy nhiên một số người trí thông minh lại đặc biệt trội về tư duy logic, vận động, âm nhạc, hình ảnh,… hay ngôn ngữ. Vậy nên có thể hiểu TRÍ THÔNG MINH NGÔN NGỮ chính là khả năng sử dụng ngôn ngữ một cách thuần thục, nhạy bén, tinh tế để giải quyết các vấn đề xảy ra trong đời sống như tranh luận, học tập, giảng dạy,…

Thông minh là gì
Thông minh cũng là một dạng rèn luyện

Sức mạnh của trí thông minh ngôn ngữ

Một người mạnh về trí thông minh ngôn ngữ sẽ làm được gìgì? 

  • Điều đầu tiên phải nói đến chính là những người này có một niềm yêu thích đặc biệt với con chữ và tận dụng mọi cơ hội để biến từ ngữ thành lời nói như kể chuyện, hùng biện, tranh luận,…
  • Tiếp theo đó là khả năng tiếp thu – thấu hiểu – vận dụng – sáng tạo từ ngữ không giới hạn.
  • Họ có khả năng thuyết phục, dẫn dắt người khác thông qua lời nói hoặc chữ viết.
  • Chưa kể nhóm người này có thể học ngoại ngữ một cách dễ dàng nhờ trí nhớ cao và năng lực bắt chước giọng nói của người khác.
  • Người mạnh về trí thông minh ngôn ngữ không chỉ giỏi nói, thạo viết mà còn rất biết cách diễn đạt bằng cơ thể, đến một mức nào đó sẽ hợp thành một loại phong thái hết sức cuốn hút như khi họ là diễn giả, giảng viên, diễn viên,…
Sức mạnh trí thông minh ngôn ngữ
Khi con bạn có trí thông minh ngôn ngữ

Giúp con rèn luyện trí thông minh ngôn ngữ cha mẹ phải làm gì?

Không riêng gì trí thông minh ngôn ngữ mà bất cứ loại thông minh nào nếu được đầu tư rèn luyện mỗi ngày đều sẽ giúp bạn đạt được một TÀI NĂNG nào đó trong tương lai. Và điều tiên quyết ở đây là bạn phải nhận biết được khả năng đặc biệt của con sớm nhất có thể để lên kế hoạch rèn luyện đúng cách.

Cách nhận biết con có trí thông minh ngôn ngữ vượt trội

Vậy làm sao để kiểm tra xem con mình có vượt trội về trí thông minh ngôn ngữ hay không? CAD đề xuất một số cách nhận biết sau:

  • Hãy để ý xem con bạn học từ mới có nhanh không, có tập nói và nói thành thạo sớm hơn bạn cùng trang lứa hay không. Điều này chính là biểu hiện đầu tiên về điểm trội ngôn ngữ ở trẻ.
  • Khi ở trường, ở nhà hay bất cứ đâu, ban đầu có thể hơi rụt rè nhưng khi quen dần bé sẽ biểu hiện là người hay nói, thích tranh luận và đam mê kể chuyện.
  • Nếu thuộc dạng hoạt bát, bé sẽ rất hay đưa ra ý kiến, cố gắng thuyết phục mọi người tin tưởng và làm theo những gì mình nói. Nếu thuộc kiểu trầm tính, trí thông minh ngôn ngữ ở trẻ biểu hiện bằng việc bé hứng thú với việc đọc sách cùng khả năng ghi nhớ những gì đã đọc hay có thể học thuộc lòng rất nhanh. 
  • Học giỏi ngoại ngữ hay biểu cảm trong giọng nói, linh động sử dụng ngôn ngữ cơ thể để biểu đạt song song cùng lời nói cũng là một điểm dễ nhận biết nhất.
  • Bé có khả năng bắt chước tông giọng của người khác và đặc biệt bắt nhịp rất nhanh trong một cuộc trò chuyện.
  • Ngoài đọc và nói, trí thông minh ngôn ngữ còn thể hiện ở việc viết tốt. Ở đây có thể là viết văn hay, viết chữ đẹp hay sáng tạo từ mới trong lúc viết.
  • Đạt giải trong các cuộc thi hùng biện, sáng tác văn thơ, kể chuyện cũng là một minh chứng xác đáng cho việc bé có thể mạnh về trí thông minh ngôn ngữ.
Trí thông minh ngôn ngữ vượt trội
Thông minh ngôn ngữ

Phát triển năng lực trí thông minh ngôn ngữ

Bất kể trội nhiều hay ít, dù là năng lực nào nếu không được rèn luyện và sử dụng liên tục thì sẽ dần bị mài mòn. Trí thông minh ngôn ngữ là một trong 8 loại thông minh rất quan trọng trong đời sống, vì vậy nếu con bạn mạnh về trí thông minh này thì đó là điều rất đáng quý và bản thân phụ huynh cần tạo điều kiện cho con có không gian phát triển. Lấy ví dụ:

  • Thường xuyên trò chuyện với con về những chủ đề thường nhật, cùng nhau đọc sách và khuyến khích trẻ kể lại nội dung cuốn sách cho bạn nghe.
  • Có thể chơi trò đóng vai nhân vật khi trẻ còn nhỏ để luyện trí nhớ và khả năng biểu đạt của con. Nếu con lớn hơn hãy tạo điều kiện để con gia nhập câu lạc bộ về văn thơ/hùng biện/ca kịch/MC…
  • Những người trội về ngôn ngữ rất hoạt ngôn nhưng người nói rất cần có người nghe nên bạn nhất định phải thật kiên nhẫn lắng nghe và dẫn dắt con bạn chia sẻ nhiều hơn. Điều này vừa rèn luyện khả năng giao tiếp, vừa gắn kết tình cảm gia đình nhiều hơn.
  • Hãy đặt trẻ vào những câu hỏi hay tình huống cần suy nghĩ, tranh luận để đưa ra cách giải quyết, nó không chỉ nâng cao phản xạ, mà còn dạy con bạn cách đặt câu hỏi thông minh và bảo vệ quan điểm của mình.
  • Khuyến khích con bạn viết nhật ký, viết lách, sáng tác truyện theo phong cách của riêng mình.
  • Cho con học ngoại ngữ để tăng khả năng ghi nhớ, tạo cơ hội thành thạo một ngoại ngữ nào đó từ sớm giúp con mở ra nhiều cơ hội học tập, giao lưu hay phát triển sự nghiệp sau này.
Phát triển trí thông minh ngôn ngữ
Phát triển trí thông minh ngôn ngữ ở trẻ

Tips dạy học cho người thiên về trí thông minh ngôn ngữ

Ngoài sự theo sát của phụ huynh, giáo dục của Thầy/Cô cũng là một phần vô cùng quan trọng trong việc phát triển trí thông minh ngôn ngữ ở trẻ.

Cách truyền tải giao quyền chủ động

Đầu tiên, Thầy/Cô cần phải hiểu rằng những đứa trẻ thiên về trí thông minh ngôn ngữ luôn muốn được nói, được tranh luận. Vì vậy điều Thầy/Cô cần làm ở đây là tạo cơ hội, khuyến khích trẻ trình bày ý kiến của mình trước mọi người.

Sau đó hãy giao quyền chủ động bằng cách để trẻ tự dẫn dắt câu chuyện của mình, điều phối lớp học theo hướng dẫn của bạn. Khi đó trẻ sẽ cảm thấy mình được trân trọng, được hỗ trợ, được ủng hộ từ giáo viên và rồi sẽ ngày càng tự tin hơn vào năng lực của mình. 

Thay vì học theo cách truyền thống là ghi chép hãy phân nhóm thuyết trình, đóng kịch theo tình huống truyện. Điều này vừa giúp tăng khả năng tư duy, nghiên cứu tài liệu, vừa tạo môi trường rèn luyện khả năng trình bày, phối hợp theo nhóm.

Ngoài ra hãy thử phát động các cuộc thi làm báo tường, sáng tác văn thơ, góc nhật ký lớp, câu chuyện lớp học,… để trẻ có cơ hội phát huy hết năng lực của mình.

Giao quyền chủ động
Giao quyền chủ động để rèn luyện trí thông minh ngôn ngữ

Tạo động lực tự phát triển bản thân

Cách tạo động lực tốt nhất cho trẻ chính là để chúng hiểu việc mình làm giúp ích như thế nào cho người khác. Khi nhìn thấy giá trị mà mình mang lại, tự khắc trẻ sẽ cảm thấy bản thân “to lớn”, chúng bắt đầu học cách tạo uy tín và chịu trách nhiệm.

Ví dụ như hãy khuyến khích trẻ học nhóm, chỉ dẫn bạn cùng lớp, ghi nhật ký lớp học,… kèm theo Thầy/Cô hãy giải thích, chứng minh giá trị mà bản thân học sinh có thể mang lại nếu hoàn thành tốt công việc. 

Ngoài ra, nhà trường cần tổ chức khen thưởng, vinh danh đối với những cá nhân xuất sắc để tạo động lực cho các bạn phấn đấu nhiều hơn nữa.

Phát triển trí thông minh ngôn ngữ
Giúp trẻ phát triển trí thông minh ngôn ngữ

Thế mạnh về trí thông minh ngôn ngữ phù hợp với nghề gì?

Trí thông minh ngôn ngữ có biểu hiện dễ thấy nhất là sức mạnh ngôn từ đầy lôi cuốn. Vì vậy những người có thế mạnh về thông minh ngôn ngữ sẽ phù hợp với các công việc như content marketing, MC, phóng viên, biên tập viên, luật sư, diễn viên, phiên dịch viên, nhà văn, nhà thơ, diễn giả, giáo viên,nhân viên bán hàng,…

Tuy nhiên để làm tốt một công việc và đạt được thành công từ nó thì chỉ mạnh về thông minh ngôn ngữ thôi là chưa đủ. Đơn giản vì mỗi ngành nghề ở mỗi giai đoạn sẽ đòi hỏi chúng ta có những năng lực phù hợp.

Ví như ngoài giao tiếp tốt, bạn còn cần biết một môn thể thao nào đó để ngoại giao, học thêm về công nghệ thông tin để bắt kịp thời đại,… 

Nghề nghiệp phù hợp với trí thông minh ngôn ngữ
Có trí thông minh ngôn ngữ nên làm ghề gì?

Nếu không thuộc trí thông minh ngôn ngữ, phải làm sao?

Nếu đã đọc từ đầu bài viết, bạn hẳn biết rằng trội về trí thông minh ngôn ngữ là một điều rất tuyệt vời. Nhưng như đã nói ở trên, có rất nhiều loại trí thông minh chứ không riêng gì năng lực ngôn ngữ.

Và chắc chắn một điều rằng nếu trẻ không trội sẵn về mặt thông minh ngôn ngữ thì bạn hoàn toàn có thể tạo cơ hội cho con rèn luyện để đạt được năng lực này. Tuy vậy, đầu tiên bạn cần phải xác định chính xác năng lực của con là gì để có định hướng phát triển đúng đắn nhất.

Không có trí thông minh ngôn ngữ
Khi con bạn không có trí thông minh ngôn ngữ

Đáng tiếc sự thật là chỉ quan sát thôi chưa đủ và thậm chí chúng ta còn không có nhiều thời gian để theo sát con mình, vì vậy ta cần một phương pháp nhận biết tối ưu hơn.

Nếu đang tìm kiếm giải pháp cho vấn đề này bạn có thể tìm hiểu về Sinh trắc vân tay – giải mã chủng vân khám phá bản thân bằng khoa học thực nghiệm. Phương pháp này không những giúp bạn tìm ra được năng lực trội của con là gì, mà còn biết được điểm mạnh tiềm ẩn bên trong con bạn cũng như các điểm yếu đi kèm.

Hãy nhớ rằng: “Xác định càng sớm, kế hoạch càng nhanh thì thành công càng lớn” bạn nhé!

Vote sao cho CAD nhé!

Đánh giá hiện tại: 0 / 5. Số lượng 0

Hãy là người vote sao đầu tiên cho CAD!