“Bao giờ người hoạt ngôn cũng được ưu ái hơn người trầm tính” – Bạn có nghĩ như vậy không?
“Tại sao lời nói của các diễn giả lại có sức hút đến vậy, trong khi bạn còn không thể thuyết trình trước lớp?”
“Liệu có cách nào giúp chúng ta luyện ngôn rèn ngữ hay không?”
“Bí mật nào đằng sau việc một người có khả năng sử dụng ngôn ngữ một cách đầy nghệ thuật?”
……
Tất cả sẽ được bật mí ngay tại bài viết này với từ khóa TRÍ THÔNG MINH NGÔN NGỮ!
Trí thông minh ngôn ngữ là gì?
Trí thông minh ngôn ngữ là khả năng sử dụng ngôn ngữ hiệu quả ở một người, biểu hiện trong 3 YẾU TỐ:
- Ngôn ngữ cơ thể: cách bạn sử dụng cơ thể (nét mặt, ánh mắt, tay, chân,…) để diễn tả song song hoặc thay cho lời nói của mình.
- Ngôn ngữ nói: cách bạn sắp xếp câu chữ, sử dụng tông giọng trong lời nói để thu hút người nghe cũng như thể hiện được thông điệp mình muốn truyền đạt một cách hiệu quả nhất.
- Ngôn ngữ viết: cách bạn chọn lọc từ vựng, vận dụng ngữ pháp và đưa cảm xúc vào câu chữ.
Ứng dụng của trí thông minh ngôn ngữ trong cuộc sống
Dựa vào 3 yếu tố kể trên, CAD sẽ đi sâu cụ thể vào từng ví dụ về trí thông minh ngôn ngữ trong cuộc sống thường nhật để bạn dễ hình dung nhất:
- Học tập hiệu quả nhất nhờ vào việc đọc, ghi chú và thảo luận
Những người thiên về trí thông minh ngôn ngữ rất thích thảo luận và ghi chép lại các vấn đề cần lưu ý. Ví dụ trong giờ học họ sẽ một là không ngại tranh luận cùng bạn học, giáo viên về vấn đề nào đó; hai là họ sẽ im lặng tập trung quan sát, lắng nghe và ghi lại những điều mấu chốt.
- Học ngoại ngữ nhanh nhờ khả năng ghi nhớ từ vựng và vận dụng ngữ pháp
Họ có khả năng ghi nhớ từ vựng rất tốt, học 1-2 lần là nhớ ngay, nhớ sâu và vận dụng được liền. Thậm chí nhiều người còn có thể học cùng lúc nhiều ngoại ngữ trong một thời điểm bằng cách dùng ngôn ngữ 1 giải thích cho ngôn ngữ 2 và tương tự cho các ngôn ngữ còn lại.
- Khả năng lĩnh hội, sử dụng ngôn ngữ một cách tinh tế
Họ có khả năng chọn lọc từ ngữ tuyệt vời để tạo nên điểm nhấn trong lời nói hoặc văn viết. Cách các ca sĩ nhấn nhá câu từ hoặc cách gieo vần của các nhà thơ là một ví dụ điển hình.
- Mẫu người giỏi ghi nhớ các mốc thời gian
Họ sẽ có cách ghi chép cụ thể và nhớ nhanh, nhớ dai các mốc thời gian, đoạn ký tự, các ký hiệu đặc biệt/chữ tượng hình,… chỉ trong 1-2 lần tiếp xúc. Đơn giản nhất hãy nhìn cách các “thánh sử” trong lớp bạn đọc vanh vách các mốc lịch sử không trượt phát nào, họ là minh chứng sáng giá nhất cho đặc điểm trên của trí thông minh ngôn ngữ.
- Khả năng diễn đạt vượt trội
Đó là khả năng phân tích, chứng minh, dẫn dắt người nghe, người đọc nhờ vận dụng nhuần nhuyễn kho từ vựng khổng lồ cùng logic ngôn từ. Hãy nghe thử một buổi Talkshow của các diễn giả nổi tiếng bạn sẽ rất nhanh bị thu hút bởi lối diễn đạt thông minh và đầy sức thuyết phục của họ.
- Nhạy cảm với ý nghĩa câu chữ
Người này sẽ rất nhanh thấu hiểu được ý nghĩa của các câu thành ngữ, các câu nói chứa hàm ý, ẩn dụ,… Ví dụ khi bạn xem một bộ phim với rất nhiều câu thoại của nhân vật, một số câu trong đó chứa hàm ý ngược lại/bất đắc dĩ hoặc mang thông điệp giải thích tựa đề phim và bạn nhanh chóng hiểu được nó thì đó là dấu hiệu bạn đang sở hữu trí thông minh ngôn ngữ.
- Thích đọc, lắng nghe và kể chuyện
Đam mê đọc sách thôi chưa đủ, những người mạnh về trí thông minh ngôn ngữ còn có khả năng hiểu và đứng dưới nhiều góc độ khác nhau để phân tích một câu chuyện; hơn hết họ đủ năng lực để diễn đạt lại nó bằng cách kể, viết, biên soạn thơ ca,…
Điểm mạnh, điểm yếu của người thiên về trí thông minh ngôn ngữ
Chắc chắn rồi bất cứ khả năng nào điểm mạnh cũng sẽ đi kèm với điểm yếu. Vậy người thiên về trí thông minh ngôn ngữ có thể gặp phải những rắc rối nào? Cùng CAD tiếp tục tìm hiểu nhé:
- Với khả năng sử dụng nhuần nhuyễn câu chữ, ghi nhớ từ vựng tốt, nhóm thông minh ngôn ngữ dễ dàng tạo ra một bài văn hay, một câu chuyện lôi cuốn nhưng trong nhiều trường hợp lại gặp khó khăn trong việc phân tích chữ số, logic toán học không cao.
- Việc sáng tạo ngôn ngữ giúp họ bộc lộ cảm xúc, thể hiện cá tính nhưng đôi khi việc sáng tạo đó lại quá mức bay bổng đến nỗi xa rời thực tế, mất đi tính thuyết phục. Và dĩ nhiên nó sẽ không nhận được sự tán đồng bởi những người theo chủ nghĩa hiện thực.
- Đôi khi trí thông minh ngôn ngữ không đi kèm với thông minh tương tác, tức là họ có thể rất giỏi diễn đạt bằng chữ viết nhưng rất khó hoặc không thích giao tiếp với người khác. Điều này có thể bắt gặp ở tuýp người sống nội tâm, trầm lắng, thích tập trung làm việc một mình.
- Như đã đề cập ở trên, người mạnh về thông minh ngôn ngữ có khả năng tiếp thu, sử dụng cùng lúc nhiều ngoại ngữ. Điều này chắc chắn sẽ mang đến cho họ một tương lai rộng mở nhưng họ cũng sẽ gặp rắc rối vì tình trạng loạn ngữ rất dễ xảy ra.
- Nhạy cảm với ngữ nghĩa giúp người sở hữu trí thông minh ngôn ngữ nhanh chóng thông suốt vấn đề. Tuy nhiên ở một vài trường hợp sự nhạy cảm này dễ khiến họ bị cuốn vào các cảm xúc tiêu cực mà ngôn từ mang lại.
Tại sao cần phát triển trí thông minh ngôn ngữ
Dựa vào ứng dụng của trí thông minh ngôn ngữ đã được phân tích ở phần trước bạn hẳn đã hiểu được tầm quan trọng của loại thông này trong cuộc sống. Ngay bây giờ CAD lặp lại vấn đề: “Bao giờ người hoạt ngôn cũng được ưu ái hơn người trầm tính!” – bạn có phản biện nào không? CAD xin phép đưa ra phân tích của mình:
NÓ ĐÚNG khi? Giữa một lớp học bạn nào lanh lẹ, giao tiếp tốt bao giờ cũng tạo thiện cảm hơn là những bạn có vẻ rụt rè, im lặng. Nếu phải hỏi một vấn đề nào đó, mọi người có xu hướng chọn những người trông vui vẻ, hoạt ngôn hơn là người trầm tính. Ngay cả trong công ty, nhân viên có khả năng diễn đạt tốt cũng dễ gây ấn tượng hơn với Sếp.
NÓ CHƯA ĐÚNG trong trường hợp nào? Nếu bạn ứng tuyển vào làm việc trong môi trường yêu cầu sự nghiêm túc, khuôn khổ, cần giữ im lặng ở một mức độ nào đó như phòng nghiên cứu chẳng hạn thì hoạt ngôn chưa chắc là yếu tố giúp bạn vượt qua các vòng tuyển chọn. Hơn hết như đã nói ở phần trên không phải người thiên về thông minh ngôn ngữ nào cũng hoạt ngôn, họ có thể trầm tính nhưng khả năng sáng tạo ngôn ngữ vẫn rất tuyệt vời.
Vậy nên việc “ưu ái” hay không sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp. Nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng trí thông minh ngôn ngữ thực sự là chìa khóa phát triển bản thân, chìa khóa làm tăng sức hút của mỗi người.
Và dù làm công việc gì chúng ta vẫn phải giao tiếp ít nhiều, khi đó thông minh ngôn ngữ đóng vai trò là sợi dây gắn kết các mối quan hệ xung quanh bạn, giúp bạn thể hiện suy nghĩ cá nhân. Đó là lý do vì sao cần trau dồi loại trí thông minh này.
Bạn sở hữu trí thông minh ngôn ngữ ở cấp độ nào?
Chúng ta có nhận biết được bản thân đang sở hữu trí thông minh ngôn ngữ hay không? Được, rất dễ dàng! Hãy đọc lại phần đầu bài biết này, tự so sánh với bản thân và bạn sẽ có ngay câu trả lời. Nhưng bạn có biết trí thông minh ngôn ngữ của mình đang ở cấp nào không? Khả năng đọc-hiểu tốt, khả năng sáng tác truyện, còn gì nữa để được đánh giá ở mức tốt? Câu trả lời sẽ được tìm thấy trong phương pháp Sinh Trắc Vân Tay của CAD. Nhờ vào việc phân tích các chủng vân tay bạn sẽ có cho mình một bản báo cáo chi tiết về:
- ĐIỂM ĐẶC BIỆT trong TÍNH CÁCH và TIỀM NĂNG não bộ của bạn
- Điểm mạnh bẩm sinh – điểm yếu cố hữu – ƯU THẾ CẠNH TRANH trong công việc
- Chỉ ra PHƯƠNG PHÁP làm việc theo đúng SỞ TRƯỜNG
- Chỉ số cụ thể của các loại trí thông minh bạn đang sở hữu
- CÔNG VIỆC PHÙ HỢP NHẤT VỚI BẠN theo đúng năng lực
Để được tư vấn kỹ hơn về phương pháp này, bạn vui lòng truy cập TẠI ĐÂY.
Hoặc nếu muốn tham khảo thêm nhiều trang thông tin khác bạn hoàn toàn có thể tiếp tục nhập từ khóa “trí thông minh ngôn ngữ” trên thanh tìm kiếm của Google, hàng trăm kết quả đang chờ bạn nghiền ngẫm.
Và nếu có bất cứ thắc mắc nào về loại trí thông minh này bạn hãy để lại bình luận ngay dưới bài viết này, đội ngũ CAD sẵn sàng hỗ trợ bạn.
Cách rèn luyện trí thông minh ngôn ngữ
Lợi ích của trí thông minh ngôn ngữ lớn đến vậy và bạn rất muốn phát triển loại thông minh này nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu thì phần gợi ý dưới đây là dành cho bạn:
- Hãy vận dụng từ vựng mới học khi trò chuyện hằng ngày: việc này vừa giúp bạn ghi nhớ từ mới, vừa là cách để bạn vận dụng chúng dưới nhiều dạng ngữ pháp hay hoàn cảnh khác nhau từ đó tăng sự linh hoạt trong cách dùng từ.
- Tạo thói quen đi nhà sách, đến thư viện thường xuyên: hãy thử đến thư viện hay nhà sách để đọc thử, mua về những cuốn sách thú vị để học hỏi cách diễn đạt của tác giả và tăng khả năng tư duy ngôn ngữ của bản thân.
- Tự thu âm và nghe lại thu âm của chính mình: đây là cách giúp bạn điều chỉnh tông giọng và phát hiện lỗi sai trong cách sắp xếp câu để có hướng điều chỉnh kịp thời.
- Theo dõi các bài phát biểu của các nhân vật nổi tiếng: hãy chú ý cách họ diễn đạt từ phong thái cho đến lời nói, bạn sẽ biết được thêm nhiều tips diễn đạt hiệu quả.
- Chia sẻ, trò chuyện thường xuyên với gia đình, bạn bè: việc giao tiếp thường xuyên không những giúp bạn rèn luyện khả năng sử dụng thuần thục ngôn ngữ mà còn giúp bạn thêm gắn kết với mọi người xung quanh.
- Rèn luyện với các trò chơi đố chữ: việc này một mặt giúp bạn giải trí, mặt khác các trò chơi dạng đố chữ sẽ giúp bạn gia tăng phản xạ với từ vựng, ngữ nghĩa,…
- Học thêm ngoại ngữ: bên cạnh lợi ích chuyên môn, học thêm ngoại ngữ cho chúng ta cơ hội rèn luyện trí thông minh ngôn ngữ trong môi trường mới.
- Siêng năng ghi chép: ghi chép là cách cơ bản nhất trong việc chọn lọc từ ngữ giúp cho việc lưu trữ thông tin nhanh, gọn và rõ ràng hơn.
Nghề nghiệp phù hợp với người có thế mạnh về trí thông minh ngôn ngữ
Trong 8 LOẠI TRÍ THÔNG MINH được nghiên cứu bởi Howard Gardner, thông minh ngôn ngữ gần như là loại trí thông minh có phổ rộng lớn nhất vì gần như mọi thứ trong cuộc sống đều cần tới sức mạnh ngôn từ.
Vậy nên người mạnh về thông minh ngôn ngữ kèm theo kiến thức chuyên môn hiển nhiên có nhiều cơ hội phát triển hơn người bình thường. Chúng ta có thể kể đến các công việc điển hình như: nhà báo, nhà văn, luật sư, content marketing, dịch giả, phát thanh viên, bình luận viên, diễn viên,….
Lấy một ví dụ về nhân vật thành công với trí thông minh ngôn ngữ CAD đề cử Trấn Thành – MC, diễn viên hài thuộc hàng top trong showbiz Việt hiện nay. Sinh năm 1987, Trấn Thành bắt đầu sự nghiệp vào năm 2006 với vai trò MC sau khi đạt giải 3 “Người dẫn chương trình truyền hình” do HTV tổ chức. Bằng sự hoạt ngôn, thông minh, sáng tạo trong cách diễn đạt, anh liên tục tạo nhiều dấu ấn trong vai trò là MC, diễn viên hài và gần đây nhất là nhà sản xuất phim với tác phẩm “Bố già”. Nhìn vào thành công của Trấn Thành, bên cạnh sự nỗ lực không ngừng chúng ta dễ dàng nhận thấy bản thân anh sở hữu thiên phú về thông minh ngôn ngữ đáng ngưỡng mộ. Chính điều đó đã góp phần giúp cái tên Trấn Thành có được sức nặng như hiện nay.
Trên đây là toàn bộ thông tin về trí thông minh ngôn ngữ mà CAD muốn gửi đến bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về chủ đề này hay các loại trí thông minh khác đừng ngại comment bên dưới bài viết để đội ngũ CAD có thể hỗ trợ bạn.
Chúc bạn sớm tìm được hướng phát triển phù hợp nhất và đừng quên đánh giá sao trước khi thoát trang nhé!