Óc Nhạy Bén là gì
Thông qua sinh trắc vân tay, bạn có thể xác định được bản thân là người có xu hướng phân tích và suy nghĩ kĩ lưỡng hay bạn thuộc kiểu người nhanh chóng hành động một cách quyết liệt mà không cần suy nghĩ quá nhiều. Từ đó để có phương pháp và định hướng cho cuộc đời mình.
Nếu bạn là người có chỉ số óc phân tích cao thì bạn là người có xu hướng suy tính kĩ trước khi hành động. Người có óc phân tích cao là người có mật độ tế bào thần kinh não ở thùy trán nhiều hơn thùy trước trán
Ngược lại, nếu bạn có tỷ lệ óc năng động cao thì bạn có xu hành động ngay mà không cần suy tính quá kỹ. Người có óc năng động cao là người có mật tế bào thân kinh não ở thùy trước trán nhiều hơn thùy trán
Chỉ số chênh lệch của óc phân tích và óc năng động ở mức 0-12% là tốt nhất. Khi đó bạn có sự cân bằng giữa việc suy nghĩ và ra quyết định. Nếu chỉ số chênh lệch trên 20%, bạn cần ý thức rõ về bản thân và cần có giải pháp để cải thiện, để cân bằng lại giữa suy nghĩ và hành động.
Óc Phân Tích Cao
Đặc tính của người có óc phân tích cao:
- Phát triển thùy trán
- Khả năng suy nghĩ cao
- Khả năng tưởng tượng và suy luận hơp lý
- Giỏi trong việc phân tích và lên kế hoạch chiến lược
- Hay cân nhắc kĩ lưỡng trước khi làm
Hành vi của người có óc phân tích cao:
- Có xu hướng suy nghĩ cặn kẽ trước khi hành động
- Có xu hướng suy nghĩ theo cách của mình chứ không mang vấn đề ra để thảo luận trong nhóm
- Hay suy nghĩ nhiều, nghĩ những chuyện bên ngoài hoặc vượt quá giới hạn bài vở, vì vậy dễ mất tập trung khi học
- “Chúng ta phải suy nghĩ trước đã” là cách phản ứng của người có óc phân tích cao
- Có khuynh hướng hỏi “Làm thế nào?”
- Luôn tìm kiếm các phương pháp. Lập kế hoạch rõ ràng. Phân tích hợp lý và có thể lường trước các hậu quả
Khuyến nghị dành cho người có óc phân tích cao:
- Nếu chỉ số báo cáo óc phân tích quá cao thì bạn cần chú ý rằng bạn sẽ có xu hướng suy đi nghĩ lại và chỉ lập kế hoạch và không thật sự thực hiện nó, đôi khi khiến cho bạn bỏ lỡ nhiều cơ hội tốt
- Là một người có óc phân tích phản biện, bạn nên giảm bớt thời gian dành cho việc suy nghĩ một mình mà hãy tìm cách lĩnh hội thông tin cần thiết từ mọi người. Sẽ tốt hơn cho bạn nếu bạn ngưng nghĩ về những vấn đề khiến bạn suy nghĩ và lo lắng quá nhiều. Hãy tóm tắt ra những việc cần thiết và thực hiện nó ngay khi có thể
Óc Năng Động Cao
Đặc tính của người có óc năng động cao:
- Phát triển thùy trước trán
- Khả năng ra quyết định cao
- Giỏi trong lãnh đạo và quản lý
- Mạnh mẽ trong hành động với động lực và mục tiêu rõ ràng
Hành vi của người có óc năng động cao:
- Có xu hướng hành động nhanh chóng. Luôn tìm hiểu và thực hiện mọi việc một cách chủ động và có mục tiêu rõ ràng
- Có xu hướng ghi nhớ và nắm bắt thông tin bằng cách tích cực thảo luận
- Có xu hướng làm việc theo nhóm
- Có khuynh hướng hỏi “Tại sao?”
- Luôn tìm kiếm động lực và ý nghĩa trong mỗi việc cần làm
Khuyến nghị dành cho người có óc năng động cao:
- Nếu chỉ số báo cáo của óc năng động quá cao thì bạn cần chú ý đến khả năng bạn sẽ bắt tay vào làm việc ngay mà không suy tính kỹ trước
- Trước khi bắt tay vào làm việc, bạn nên có một kế hoạch rõ ràng, đặt mục tiêu, tiêu chí hoạt động cụ thể và phải lường trước các sự việc xấu có thể xảy ra
- Việc lập kế hoạch rõ ràng có thể giúp bạn tiến hành công việc thành công hơn, không bị rối và mất phương hướng
Cách Đo Lường Chỉ Số Óc Nhạy Bén
Óc nhạy bén được tính dựa trên mật độ tế bào thần kinh của thùy trán và thùy trước trán, tức là chỉ số TFRC của ngón trỏ và ngón cái.
Lấy một ví dụ:
- Tổng số bằng 38, tương ứng với 100%
- Óc phân tích bằng 20, tương ứng với 52.63%
- Óc năng động bằng 18, tương ứng với 47.37%
- Chỉ số chênh lệch giữa óc phân tích và óc năng động là 5.26%
Tổng kết
Và đó là toàn bộ về óc phân tích và óc năng động, hy vọng bài viết cung cấp thông tin đúng nhu cầu của bạn.