Giải mã chỉ số cảm xúc
Chia sẻ bài viết này
0
(0)

Bên cạnh IQ, chỉ số cảm xúc EQ đang là một trong những thước đo quan trọng để đánh giá một người. Những yếu tố nào làm nên giá trị của EQ? Cùng CAD khám phá qua bài viết sau nhé!

Chỉ số cảm xúc EQ là gì?

Chỉ số cảm xúc (EL – Emotional Level) hay còn gọi với cái tên quen thuộc là EQ ( Emotional Quotient) giúp chúng ta nhận biết được cảm xúc cá nhân cũng như cảm xúc của người khác.

Thể hiện qua sự thấu hiểu, lòng trắc ẩn trước niềm vui, nỗi buồn, mọi hành động để đưa ra cách ứng xử phù hợp. Mặt khác chỉ số thông minh cảm xúc EQ cũng đánh giá mức độ phản ứng và khả năng sáng tạo tiềm tàng của con người. 

Trong khi IQ – chỉ số thông minh não bộ thiên về tư duy, phản xạ thì EQ thiên về mặt cảm xúc, tinh tế trong cách ứng xử. Vậy nên một người có IQ cao, EQ thấp thì có thể học rất giỏi nhưng khả năng hòa hợp, thăng tiến dễ gặp nhiều hạn chế.

Trên thực tế bạn có thể bắt gặp các bài test chỉ số cảm xúc EQ bên cạnh IQ trong các vòng tuyển dụng của một số doanh nghiệp, CLB,…. 

Khái niệm chỉ số cảm xúc
Chỉ số cảm xúc EQ là gì?

Các yếu tố làm nên chỉ số cảm xúc EQ

Giá trị của chỉ số cảm xúc EQ được xây dựng trên 4 yếu tố cơ bản:

  • Khả năng nhận thức – Self-awareness: là sự thấu hiểu bản thân về mặt cảm xúc biểu hiện qua việc nhận diện cảm xúc cá nhân và mức độ tự tin ở một người; đây là khả năng quan trọng nhất trong 4 yếu tố vì chỉ khi hiểu chính mình bạn mới có thể xây dựng một phong cách/lối sống thích hợp, từ đó nâng cao trải nghiệm. 
  • Khả năng điều chỉnh cảm xúc – Self-regulation: bắt nguồn từ khả năng nhận thức, khả năng điều chỉnh cảm xúc cho phép chúng ta quản lý những cảm xúc tiêu cực/tích cực để đưa ra cách ứng xử đúng đắn, phù hợp trong từng tình huống cụ thể; bạn có thể nhìn cách điều tiết cảm xúc của các diễn viên để có cái nhìn rõ nhất về khả năng này. 
  • Khả năng tạo động lực – Motivation: là cách mà một người xây dựng mục tiêu rõ ràng và quyết tâm thực hiện nó đến cùng; bất cứ lúc nào họ cũng giữ cho mình tinh thần lạc quan, nhanh chóng lấy lại hứng khởi để tiếp tục hoàn thành mục tiêu.
  • Khả năng đồng cảm – Empathy: ngược lại với khả năng nhận thức, khả năng đồng cảm hướng về việc thấu hiểu cảm xúc của người khác; khả năng đồng cảm càng cao bạn càng dễ tiếp cận, nắm bắt được đối phương giúp bản thân nhanh chóng đưa ra phương án giải quyết vấn đề hoặc xây dựng mối quan hệ bền vững. 
Yếu tố chỉ số cảm xúc
Các yếu tố làm nên chỉ số cảm xúc EQ 

Bên cạnh 4 yếu tố then chốt trên, chỉ số cảm xúc EQ còn thể hiện qua một số các kỹ năng xã hội như thuyết trình, giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý, lãnh đạo,…

Ý nghĩa của các chỉ số cảm xúc EQ

Nhìn chung có 4 mức độ để đánh giá chỉ số cảm xúc EQ ở một người:

  • Trường hợp dưới 85: thuộc nhóm EQ thấp đi kèm với khả năng sáng tạo kém, khó khăn trong việc nhận thức hoặc thậm chí là rối loạn, mù cảm xúc. 
  • Trường hợp từ 86 – 115: thuộc nhóm phổ biến nhất, mọi thứ về thông minh cảm xúc được đánh giá ở mức tương đối.
  • Trường hợp từ 115 – 131: nhóm này chỉ chiếm khoảng 15% dân số và được đánh giá là tuýp người linh hoạt, nhạy bén trong giao tiếp.
  • Trường hợp trên 131: nhóm đặc biệt này chiếm chưa tới 2% dân số với khả năng đọc vị người khác và điều chỉnh cảm xúc cực cao. 
Ý nghĩa chỉ số cảm xúc
Chỉ số cảm xúc EQ biểu hiện cho điều gì?

Những rắc rối khi chỉ số cảm xúc EQ thấp

Để hiểu rõ hơn về ý nghĩa của chỉ số cảm xúc EQ chúng ta hãy đặt mình trong trường hợp: Nếu EQ thấp sẽ thế nào?

  • Bạn không chắc chắn về cảm xúc cá nhân: mình có thực sự thích nó không, hành xử khi nãy có ổn không, tại sao mình lại đột nhiên xúc động,… dẫn đến việc dễ rơi vào suy nghĩ tiêu cực hoặc bị người khác dẫn dắt.
  • Bạn dễ dàng bộc lộ cảm xúc tiêu cực ra bên ngoài như ganh ghét, giận hờn, cau có, bốc đồng,… khiến cho mọi người xung quanh có ác cảm với bạn.
  • Bạn vô tâm và thiếu tinh tế để có thể xây dựng một mối quan hệ lâu bền do không thể thấu hiểu cảm xúc của người khác.
  • Bạn dễ mất hứng thú, nhụt chí, thiếu kiên trì để theo đuổi mục tiêu ban đầu. 
  • Bạn không phỏng đoán được tâm trạng, suy nghĩ của người khác và dường như cũng rất ít khi để ý đến cảm nhận của mọi người xung quanh; trong đa số trường hợp cần phải nói rõ bạn mới nhận thức được vấn đề.
  • Bạn được nhận xét là “nói chuyện hết sức có duyên”, duyên đến từ đâu thì không biết!

Trên thực tế người có chỉ số cảm xúc EQ thấp luôn gặp trục trặc trong việc xây dựng các mối quan hệ xã hội và rất dễ tiêu cực. 

Chỉ số cảm xúc EQ thấp
Khi chỉ số cảm xúc EQ thấp

Cách đo lường chỉ số cảm xúc EQ

Dưới đây CAD sẽ gợi ý cho bạn 2 cách để đo lường chỉ số cảm xúc EQ:

  • Trắc nghiệm Goleman: đây là bài trắc nghiệm tổng hợp 10 câu hỏi trên thang điểm 200 do Tiến sĩ Daniel Goleman thuộc Khoa tâm lý – Đại học Harvard biên soạn; nếu kết quả test của bạn nằm ở ngưỡng > 100 điểm có nghĩa bạn thuộc nhóm EQ tương đối, nếu < 25 thì đó là dấu hiệu bạn nên làm lại bài test hoặc có hướng rèn luyện phù hợp.
  • Sinh trắc vân tay: kết quả đo chỉ số cảm xúc EQ của dịch vụ sinh trắc vân tay sẽ không cho ra điểm số cụ thể là 50, 100 hay 150, nó được biểu hiện ở dạng phần trăm dựa trên sự tổng hợp của 4 loại chỉ số: cảm xúc (EQ), vượt khó (AQ), thông minh (IQ) và sáng tạo (CQ). Đặc biệt khi sử dụng phương pháp sinh trắc vân tay bạn còn có thể: 
  • Biết được ĐIỂM ĐẶC BIỆT trong TÍNH CÁCH và TIỀM NĂNG não bộ
  • Phân tích điểm mạnh bẩm sinh – điểm yếu cố hữu – ƯU THẾ CẠNH TRANH trong công việc
  • Chỉ ra PHƯƠNG PHÁP làm việc theo đúng SỞ TRƯỜNG
  • Nêu ra chỉ số cụ thể của từng loại trí thông minh bạn đang sở hữu 
  • Gợi ý về CÔNG VIỆC PHÙ HỢP NHẤT VỚI BẠN theo đúng năng lực

Để được tư vấn kỹ hơn về phương pháp này, bạn vui lòng truy cập TẠI ĐÂY.

Đo lường chỉ số cảm xúc
Các cách đo lường chỉ số cảm xúc EQ 

Rèn luyện nâng cao chỉ số cảm xúc EQ

Để nâng cao chỉ số cảm xúc EQ bạn cần chú ý vào các vấn đề sau:

  • Học cách tôn trọng cảm xúc, ý kiến cá nhân của người khác
  • Hãy chú tâm làm tốt việc của mình thay vì dành thời gian phán xét người khác
  • Nếu không thể nhận biết hãy tham khảo ý kiến hoặc gợi ý lựa chọn cho đối phương để có cách giải quyết vấn đề đúng chỗ
  • Ghi nhớ biểu hiện của người khác để tránh lặp lại sai lầm 
  • Suy nghĩ kỹ trước khi nói, nếu không biết thì đừng nói
  • Nếu không thể kiềm chế xúc động muốn tổn thương người khác hãy tránh đi để điều chỉnh lại cảm xúc 
  • Hãy chia sẻ và nêu quan điểm chứ đừng cố gắng “dạy” hay “chỉ bảo” một ai đó
  • Tôn trọng quyền riêng tư của người khác, đừng quá tò mò, soi mói đời tư 
  • Nếu không khéo miệng hãy tập trung lắng nghe và nói những điều cần thiết
  • Đọc thêm sách về logic, tâm lý, kỹ năng mềm để có thêm kiến thức
  • Khám phá tiềm năng, sở thích cá nhân và phát triển nó
  • Đừng đặt nặng vấn đề, hãy nghĩ về điều tích cực….
Rèn luyện chỉ số cảm xúc
Cách nâng cao chỉ số cảm xúc EQ

Trên đây là tất cả những thông tin về chỉ số cảm xúc EQ mà CAD muốn gửi đến các bạn. Để lại bình luận bên dưới nếu có bất cứ chia sẻ nào khác muốn gửi đến đội ngũ nhà CAD bạn nhé. Chúc mọi điều thuận lợi đến với tất cả chúng ta!

Vote sao cho CAD nhé!

Đánh giá hiện tại: 0 / 5. Số lượng 0

Hãy là người vote sao đầu tiên cho CAD!