Vì sao nói “Một người lãnh đạo giỏi trước hết phải là một người quản lý giỏi” – và “Muốn quản lý được người khác trước hết phải quản lý được mình”?
Vậy chính xác KHẢ NĂNG QUẢN LÝ là gì? Làm cách nào để rèn luyện khả năng này? Cùng CAD khám phá qua bài viết sau đây nhé:
Khả năng quản lý là gì?
Đầu tiên, khả năng quản lý là khả năng mà một người bằng kiến thức, kỹ năng của mình đưa ra phương hướng hoạt động đạt được một mục tiêu nào đó, đồng thời có trách nhiệm giám sát và chịu trách nhiệm dưới kết quả mà bản thân hoặc người được giao nhiệm vụ tạo ra.
Trong công việc, quản lý là danh từ chung chỉ tất cả những người thực hiện chức năng quản lý của doanh nghiệp, thông thường sẽ tính từ cấp Leader trở lên.
Ở đây quản lý sẽ là người chỉ đạo, hướng dẫn, phân công nhiệm vụ cho cấp dưới, có hoặc không tham gia thực hiện công việc nhưng sẽ là người giám sát và chịu trách nhiệm về kết quả sau cùng.
Vậy nên người quản lý trước hết phải hiểu công việc và nhìn nhận đúng khả năng của người được giao việc để hoàn thành mục tiêu với kết quả tốt nhất.
Đối với cá nhân, khả năng quản lý là cách mà chúng ta định ra mục tiêu và sử dụng mọi nguồn lực, kỹ năng cần thiết để thực hiện nó như việc quản lý chi tiêu bao nhiêu một tháng, quản lý đầu tư vào những khoản nào, quản lý thời gian nhằm nâng cao hiệu suất công việc hoặc lên kế hoạch tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày, chế độ ăn kiêng để bảo vệ sức khỏe,….
Hơn hết khả năng quản lý bản thân luôn đi đôi với kỷ luật và chịu trách nhiệm với chính mình.
Tại sao cần khả năng quản lý?
Để các bạn có thể hiểu rõ hơn về lợi ích của khả năng quản lý, CAD sẽ đưa ra một vài ví dụ cụ thể:
Khả năng quản lý trong công việc
Ở đây CAD sẽ không đề cập đến khả năng quản lý của một người Sếp vì đó là cả một quá trình rèn luyện và bạn sẽ rất khó hình dung nếu chưa từng bước môi trường tương tự. Để dễ hiểu chúng ta hãy lấy ví dụ từ những điều cơ bản nhất về khả năng quản lý trong công việc đó là lên danh sách ưu tiên.
Những người làm việc thông minh luôn là người lên danh sách công việc chuẩn nhất để tối ưu về mặt thời gian, từ đó nâng cao hiệu suất công việc. Và để sắp xếp từng hạng mục theo thứ tự ưu tiên điều đầu tiên bạn cần là hiểu và tính toán được mức độ quan trọng, cấp thiết của vấn đề để phân bổ khung thời gian phù hợp.
Việc lên danh sách ưu tiên không khó nhưng rất ít người có thói quen thực hiện nó vì vậy họ rất hay gặp phải tình trạng trì trệ, bỏ lỡ hoặc tồn đọng công việc khiến cho mỗi ngày đi làm đều không dễ thở!
Khả năng quản lý trong học tập
Một trong những bí quyết giúp học tốt chính là quản lý thời gian cân bằng giữa việc học, việc làm và giải trí. Việc phân chia khung thời gian khoa học là ví dụ thực tế nhất về quản lý học tập hiệu quả. Dĩ nhiên để mọi việc theo đúng kế hoạch chúng ta cần song song 3 thứ: quyết tâm, tự giác, kỷ luật.
Nếu chúng ta không quản lý tốt thời gian, hiệu suất cả việc học lẫn việc làm đều sẽ giảm và hội chứng burnout là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Khả năng quản lý bản thân
Kể cả khi bạn nhận tiền trợ cấp hàng tháng từ bố mẹ cho việc học xa nhà hoặc khi bạn đã có công việc ổn định thì khả năng quản lý tài chính là thứ khiến bạn “sống sót” trong mọi hoàn cảnh. Việc chia nhỏ số tiền mình có theo mục tiêu cụ thể và học cách nói không với cám dỗ mua sắm, ăn chơi,… là biểu hiện của khả năng quản lý.
Lúc này nó được xem như kỹ năng, bản lĩnh và là công cụ giám sát chính bản thân bạn đã làm đúng, làm đủ hay chưa. Chi tiêu thông minh không chỉ giúp chúng ta có khoản dư mà còn rèn luyện cho mình thói quen suy nghĩ kỹ trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào.
Sẽ ra sao nếu bạn không có khả năng quản lý?
Bạn biết đó, khả năng quản lý là cụm từ chỉ chung về rất nhiều mục tiêu quản lý cụ thể như tài chính, sức khỏe, thời gian, con người,… nên CAD sẽ không đi từng nhóm nhỏ để tiết kiệm thời gian nhất cho bạn.
Chúng ta chỉ cần hiểu: khả năng quản lý là một loạt các kỹ năng giúp ta kiểm soát mọi thứ theo mục tiêu dựa trên năng lực cá nhân từ chuyên môn, kinh nghiệm, tính cách, đạo đức, kỷ luật,… nên mới có câu: “Muốn quản lý được người khác trước hết phải quản lý được mình”.
Mặt khác khả năng quản lý là bắt nguồn của khả năng lãnh đạo. Nếu quản lý yếu kém thì đừng nói tới việc dẫn dắt người khác, ngay cả bản thân bạn cũng không sao giải quyết được những vấn đề xung quanh mình. Đừng hiểu nghĩa hai từ “quản lý” theo cấp bậc hay điều gì đó xa vời.
Quản lý tồn tại từ những điều nhỏ nhất trong cuộc sống như cách bạn tạo nên thời gian biểu, dành tiền mừng tuổi để mua đồ chơi mới, trích đều đặn 1h mỗi ngày chạy bộ cùng thú cưng,… tất cả tạo nên thói quen, kỹ năng giúp chúng ta giải quyết các vấn đề thuận lợi hơn.
Từ việc nghiêm túc đặt công sức, trách nhiệm để thể hiện cái TÂM và khi nó đủ mạnh khiến người khác tin phục, đó gọi là TẦM. Hai giá trị này tạo nên một nhà lãnh đạo đích thực, vậy nên: “Một người lãnh đạo giỏi trước hết phải là một người quản lý giỏi!”.
Kỹ năng cần có trong khả năng quản lý
Để có khả năng quản lý tốt trước hết chúng ta cần rèn luyện 4 yếu tố then chốt sau:
Kỹ năng giao tiếp
Có 2 hướng giao tiếp là giao tiếp với mọi người xung quanh và giao tiếp với chính mình. Cả 2 hướng này đều đòi hỏi chúng ta khả năng phán đoán, nhìn nhận, phân tích vấn đề để đưa ra hướng cư xử phù hợp bằng lời nói, cử chỉ, chữ viết, hành động trong mọi hoàn cảnh.
Nếu giao tiếp tốt với mọi người giúp bạn giành được thiện cảm, chứng minh năng lực thì giao tiếp với bản thân giúp bạn rèn luyện tinh thần vững chắc để đương đầu với mọi khó khăn phía trước. Vậy nên một người quản lý giỏi không thể thiếu kỹ năng giao tiếp!
Kỹ năng quản lý con người
Quản lý con người ở đây là quản lý chính bản thân bạn và những người khác, trong trường hợp này chỉ thành viên, con cái, cấp dưới.
Để thực hiện được kỹ năng trên, trước hết chúng ta cần có đủ sự hiểu biết về mục tiêu quản lý như tính cách, năng lực, điều kiện,… để có hướng lên kế hoạch, giao nhiệm vụ, giám sát, thúc đẩy phù hợp. Và kỹ năng quản lý con người cũng là điều khó nhất trong quản lý nói chung.
Khả năng lập kế hoạch
Lập kế hoạch là điều tiên quyết trong quản lý. Bất cứ điều gì nếu muốn kiểm soát tốt đều phải khiến chúng đi theo đúng kế hoạch.
Mỗi kế hoạch đề ra bắt buộc phải có những mục tiêu cụ thể và cách đạt được mục tiêu đó. Việc lập kế hoạch ngoài việc giúp bạn dễ kiểm soát vấn đề, hạn chế rủi ro, nó còn là minh chứng cho năng lực cũng như tầm nhìn của bạn.
Xây dựng uy tín cá nhân
Không cần nhìn từ góc độ nhà quản lý hay lãnh đạo, chúng ta sẽ không bao giờ đặt niềm tin vào một người bất tín. Vậy nên việc xây dựng uy tín cá nhân là cấp thiết với người quản lý, nó giúp lời nói của bạn có sức nặng và mọi người sẵn sàng chia sẻ thông tin với bạn.
Phương hướng rèn luyện khả năng quản lý
Ở phần này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách rèn luyện khả năng quản lý ở một người:
Đo lường trước rèn luyện
Bạn đã nghe qua về năng lực lãnh đạo bẩm sinh chưa? Đó là những người tự lập từ trong tính cách với khả năng dẫn dắt, trở thành chỗ dựa cho người khác. Bên cạnh đó cũng có nhiều người luôn do dự, gặp khó khăn trong việc đưa ra quyết định.
Vậy làm sao để biết bản thân có những điểm mạnh nào trong tính cách để phát triển khả năng quản lý theo hướng phù hợp? CAD gợi ý bạn tìm hiểu về phương pháp Sinh trắc vân tay với khả năng:
- Chỉ ra ĐIỂM ĐẶC BIỆT trong TÍNH CÁCH và TIỀM NĂNG não bộ của bạn
- Phân tích điểm mạnh bẩm sinh – điểm yếu cố hữu – ƯU THẾ CẠNH TRANH trong công việc
- Chỉ ra PHƯƠNG PHÁP làm việc theo đúng SỞ TRƯỜNG
- Nêu ra chỉ số cụ thể của từng loại trí thông minh bạn đang sở hữu
- Đưa ra gợi ý về CÔNG VIỆC PHÙ HỢP NHẤT VỚI BẠN theo đúng năng lực
Để được tư vấn kỹ hơn về phương pháp này, bạn vui lòng truy cập TẠI ĐÂY.
Sinh trắc vân tay là phương pháp giúp bạn đo lường khả năng của bản thân, từ đó nhận sự tư vấn về hướng đi phù hợp nhất. Nhờ vậy bạn sẽ tìm được cách phát triển năng lực quản lý theo thế mạnh và khắc phục điểm yếu để đạt những tố chất cần có của một nhà quản lý giỏi.
Cách rèn luyện khả năng quản lý
Để rèn luyện khả năng quan lý bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây:
- Tập lên thời gian biểu cụ thể, phân chia khung thời gian hợp lý giữa việc học, làm việc và vui chơi giải trí
- Tham gia và xây dựng đội nhóm để học cách giao tiếp giữa các thành viên, giải quyết vấn đề, vận hành, phát triển nhóm
- Sử dụng apps quản lý hoặc tự phân chia số tiền bạn có theo mục đích cụ thể để tập dần thói quen quản lý chi tiêu
- Sắp xếp mọi thứ ngăn nắp, rõ ràng, cụ thể theo danh mục hoặc công dụng giúp cho việc kiểm soát được tốt hơn
- Dành thời gian tìm hiểu thêm về tâm lý, hành vi con người để hiểu hơn các đặc trưng tính cách, suy nghĩ, logic hành động ở mỗi người
- Đặt mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho bản thân, lên kế hoạch cụ thể làm sao đạt được từng mục tiêu đề ra
- Rèn luyện chuyên môn, không ngừng nâng cao năng lực trong lĩnh vực của bạn….
Trên đây là tất cả những thông tin liên quan đến khả năng quản lý mà CAD muốn gửi đến mọi người. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ tầm quan trọng của năng lực quản lý trong đời sống để có thêm động lực rèn luyện ngày một tốt hơn.
Đừng ngại để lại bình luận chia sẻ quan điểm của bạn về chủ đề trên nhé, CAD rất vui nếu có thể trao đổi cùng bạn. Cuối cùng hãy đánh giá sao cho bài viết trước khi thoát trang để tiếp thêm động lực cho đội ngũ nhà CAD nhé. Chúc bạn một ngày tốt lành!