khả năng ngôn ngữ
Chia sẻ bài viết này
0
(0)

Khả năng ngôn ngữ là khả năng quan trọng đối với tất cả mọi người. Khả năng này phục vụ việc học, việc làm và giúp bản thân trở nên tích cực hơn. Và nếu bạn muốn biết rõ hơn về khả năng ngôn ngữ là gì, cũng như cách rèn luyện và phát triển như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết này.

Khả Năng Vượt Trội Về Ngôn Ngữ Là Gì?

Khả năng ngôn ngữ là khả năng nghe, hiểu và ghi nhớ ngôn ngữ. Khả năng nhận diện giọng nói. Lưu trữ và sắp xếp thông tin qua âm thanh, thính giác.

Các Cấp Độ Phát Triển Của Khả Năng Ngôn Ngữ

Cấp độ kỹ năng giao tiếp 5 sao – Excellent (Xuất sắc)

Những người đạt được khả năng giao tiếp 5 sao là những người dám đối mặt với tình huống giao tiếp khó khăn nhất. Bình tĩnh, tự tin trình bày các vấn đề phức tạp và nhạy cảm nhất cho người khác, dù đó lãnh đạo cấp cao, đối tượng nguy hiểm, những người đồng cấp hay kém hơn.

Người đạt cấp độ giao tiếp 5 sao luôn có chiến lược giao tiếp rõ ràng, giọng điệu linh hoạt, ngôn ngữ đa dạng, tính thuyết phục cao, tạo ảnh hưởng lên người nghe. Ngoài khả năng truyền đạt, những người ở cấp độ xuất sắc còn biết lắng nghe và sẵn sàng chấp nhận ý kiến phản hồi.

Cấp độ kỹ năng giao tiếp 4 sao – Very good (Rất tốt)

So với những người giao tiếp 5 sao họ chỉ kém một chút. Họ không cần ai hướng dẫn vẫn tự tin giao tiếp trong tình huống khó khăn. Khả năng thuyết trình mạch lạc các vấn đề phức tạp với các đối tượng khác nhau.

Những người giao tiếp ở cấp độ 4 sao có đủ khả năng xử lý các tình huống phát sinh trong giao tiếp, hiểu rõ những gì mình đang truyền đạt. Đặc biệt là biết lắng nghe, sẵn sàng chấp nhận phản hồi từ người khác.

Cấp độ kỹ năng giao tiếp 3 sao – Good (Tốt)

Người đạt trình độ giao tiếp 3 sao có thể vận dụng năng lực lúc khó khăn, dù đôi khi vẫn cần người khác chỉ dẫn. Khả năng trình bày rõ ràng, mạch lạc các nội dung cơ bản tới người nghe. Biết vận dụng ngôn ngữ, giọng điệu trong giao tiếp. Biết lắng nghe và khơi gợi giao tiếp hai chiều.

Cấp độ kỹ năng giao tiếp 2 sao – Average (Cơ bản)

Người đạt trình độ giao tiếp 2 sao chỉ có thể vận dụng năng lực trong các tình huống giao tiếp có độ khó vừa phải, vẫn cần có sự hỗ trợ và hướng dẫn từ người khác.  Khả năng trình bày rõ ràng tới nhiều đối tượng, nhưng đôi khi ngôn ngữ và giọng điệu không thật chính xác. Biết lắng nghe, biết quan tâm người nói, có ý thức khơi gợi giao tiếp hai chiều.

Cấp độ kỹ năng giao tiếp 1 sao – Poor (Kém)

Người 1 sao là trình độ giao tiếp kém, chỉ có khả năng vận dụng tình huống cơ bản và vẫn cần rất nhiều sự chỉ dẫn từ người khác. Có khả năng diễn đạt ý kiến của mình dù chưa thật mạch lạc. Biết lắng nghe nhưng không biết khơi gợi giao tiếp hai chiều.

Cách Rèn Luyện Khả Năng Ngôn Ngữ

0. Tuyệt chiêu giao tiếp khi không biết nói gì (áp dụng được ngay)

1. Lắng nghe tích cực khi giao tiếp

Giao tiếp là hoạt động giữa 2 người trở lên, chính vì vậy để rèn luyện và phát triển kỹ năng giao tiếp bạn cần học cách lắng nghe nhiều hơn. Thế nhưng, lắng nghe ở đây không chỉ dừng lại ở việc nghe, mà còn phải thấu hiểu và tạo điều kiện để đối phương – người đang cùng mình trò chuyện có cơ hội chia sẻ hết những vướng bận trong lòng.

2. Quan sát và kết hợp ngôn ngữ cơ thể

Giao tiếp bằng lời nói là chưa đủ, những cử chỉ, hành động và biểu cảm cũng sẽ góp phần làm đa dạng hơn đoạn hội thoại của bạn. Kết hợp khả năng quan sát và ngôn ngữ cơ thể khi giao tiếp giúp người đối diện cảm thấy gần gũi và thân thiện hơn. Tuy nhiên, cần biết tiết chế và thể hiện tinh tế, khéo léo để người đối diện không cảm thấy khó chịu nhé!

3. Sự thân thiện

Thân thiện trong giao tiếp là cần thiết, nó giúp bạn có cơ hội gặp gỡ và trò chuyện được với những người xung quanh. Khi học được cách trò chuyện thân thiện với mọi người, bạn cũng đã học được một phần nhỏ quan trọng trong kỹ năng giao tiếp.

4. Sự tự tin

Trong bất cứ hoàn cảnh nào, sự tự tin đều giúp bạn vượt qua những vấn đề dù khó khăn nhất. Và để có thể tự tin thể hiện ý kiến của mình, bạn phải chắc chắn hiểu được bản thân đang sắp nói gì, làm gì, phải chuẩn bị kỹ càng kiến thức, thông tin trước khi trình bày. Điều này có nghĩa là bạn phải rèn luyện, học hỏi và cập nhật thường xuyên để hiểu bản thân hơn và tự tin hơn với những gì mình có.

5. Sự đồng cảm

Đồng cảm là việc bạn biết đặt bản thân vào suy nghĩ của người khác, cảm nhận và thấu hiểu lý do hành động của họ. Trong giao tiếp giữa hai người với nhau cần có sự đồng cảm để có thể hiểu câu chuyện của nhau hơn. Khi bạn biết đồng cảm với câu chuyện của đối phương nghĩa là bạn đã học được cách lắng nghe và hiểu người khác.

6. Sự tôn trọng

Học cách chủ động lắng nghe, không áp đặt đối phương phải suy nghĩ giống bạn. Cũng như tôn trọng câu chuyện đối phương kể là cách rèn luyện và phát triển kỹ năng giao tiếp. Khi học được cách tôn trọng đối phương bạn sẽ tránh được những cuộc tranh cãi gay gắt không hồi kết và tìm được hướng giải quyết cho vấn đề.

7. Tư duy cởi mở

Việc có tư duy cởi mở cũng giống như việc thấu hiểu, đồng cảm và tôn trọng, bạn mở lòng ra để tin tưởng đối phương, cởi mở chia sẻ những câu chuyện, kiến thức để từ đó kỹ năng giao tiếp được hình thành. Việc thường xuyên tiếp xúc tâm sự với nhiều người, kỹ năng giao tiếp của bạn cũng sẽ được cải thiện.

8. Hiểu và tìm ra điểm chung của nhau

Một cuộc đối thoại xảy ra thường có mục đích là đạt được mục tiêu mà các bên mong muốn trước đó. Vì vậy, để thấu hiểu và chia sẻ được với nhau thì bạn cần phải tìm ra được điểm chung trong cuộc trò chuyện. Điều này cũng là một minh chứng rõ ràng cho việc lắng nghe, hiểu và cùng đưa ra giải pháp rất quan trọng khi giao tiếp.

9. Trả lời ngắn gọn và chú ý âm lượng

Rất nhiều người không để ý đến vấn đề âm lượng và ngữ điệu khi tham gia cuộc trò chuyện. Một người có kỹ năng giao tiếp tốt phải biết kiểm soát lời nói và âm lượng của mình. Đối với mỗi nội dung, mỗi mục đích khác nhau sẽ có cách truyền đạt khác nhau. Bạn nên trải nghiệm thật nhiều để tích lũy kinh nghiệm và từ đó biết được bản thân nên làm gì để cuộc trò chuyện được thoải mái nhất.

10. Trình bày lưu loát, trôi chảy

Nói vòng vo, lắp bắp, không đúng trọng tâm sẽ khiến người đối diện cảm thấy mệt mỏi và không thoải mái khi nói chuyện. Điều này cũng thể hiện bản thân của bạn đang thiếu tự tin trong giao tiếp. Để có thể trình bày lưu loát và trôi chảy hơn, bạn có thể rèn luyện thêm bằng cách tích lũy kiến thức và nhiều kỹ năng sống, đọc sách cũng như luyện nói nhiều hơn.

11. Sẵn sàng phản hồi và đặt câu hỏi

Để không đưa cuộc hội thoại vào bế tắc, thì việc đặt câu hỏi cũng là một cách tạo ra nhiều chủ đề trò chuyện. Trong giao tiếp, việc đặt được một câu hỏi khiến người khác sẵn sàng chia sẻ những câu chuyện cá nhân mà bạn muốn biết là điều không hề đơn giản. Những người chỉ chăm chăm đặt những câu hỏi đóng, không có tính gợi mở chủ đề nói chuyện thì có thể là do kỹ năng giao tiếp kém, hoặc tệ hơn nữa là vì họ không muốn tiếp tục trò chuyện với bạn.

12. Điều chỉnh phong cách nói chuyện

Khi có cơ hội tiếp xúc với nhiều nhóm đối tượng khác nhau, bạn cần phải linh hoạt trong việc điều chỉnh phong cách nói chuyện cho phù hợp với mỗi nhóm khác nhau. Không chỉ vậy, khi giao tiếp bằng cách hình thức khác nhau thì cũng nên chọn cách thức nói chuyện khác cho phù hợp với từng thời điểm.

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về khả năng ngông ngữ. Nếu thấy hay hãy chia sẻ và để lại bình luận bên dưới để bài viết đáp ứng đúng nhu cầu của bạn và tiếp tục ra những nội dung bài viết thú vị hơn.

Vote sao cho CAD nhé!

Đánh giá hiện tại: 0 / 5. Số lượng 0

Hãy là người vote sao đầu tiên cho CAD!