NGÀNH XÂY DỰNG
Chia sẻ bài viết này
0
(0)

Bạn có từng thắc mắc ngành học nào sẽ thực hiện những công trình cầu, đường, nhà cửa ở xung quanh chúng ta không? Đó là ngành xây dựng.

Nhưng đừng lầm tưởng rằng sinh viên ngành xây dựng sau này sẽ đi xây nhà. Bạn sẽ có nhiều cơ hội được làm nhiều công việc khác để có thể thoả mãn giấc mơ của bản thân.

Hãy cùng tìm hiểu ngành xây dựng là gì nhé!

Ngành xây dựng là gì?

Nói một cách đơn giản thì ngành xây dựng là ngành bao gồm các hoạt động như thiết kế, thi công, giám sát thực hiện các công trình cơ sở hạ tầng, giao thông, dân dụng, nhà cửa,… phục vụ cho con người.

Ngành kỹ thuật xây dựng được xem là nhân tố quan trọng, tạo điều kiện, hỗ trợ cho sự vận hành và phát triển của các ngành công nghiệp khác.

Sinh viên ngành xây dựng sẽ được đào tạo, truyền đạt các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về xây dựng dân dụng và công nghiệp, các phần mềm thiết kế, toán ứng dụng, hay tiếng Anh chuyên ngành. Ngoài ra, sinh viên cũng sẽ được học về khả năng kiểm tra chất lượng vật liệu, chất lượng công trình,…

Những tòa nhà chọc trời là một niềm tự hào của ngành xây dựng.

Tại sao nên học ngành xây dựng?

Nếu bạn còn cho rằng ngành xây dựng là một ngành không có triển vọng, nên không muốn học chúng, thì những lý do sau có thể khiến bạn thay đổi cách nhìn về ngành này đó.

Trong 9 tháng đầu năm 2022 ngành xây dựng đóng góp ~25% vào GDP của Việt Nam
Trong 9 tháng đầu năm 2022 ngành xây dựng đóng góp ~25% vào GDP của Việt Nam

Đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế

Ngành xây dựng là một lĩnh vực chuyên về các công việc như thiết kế, thi công hay quản lý các công trình dân dụng và công nghiệp. Ngành xây dựng tạo nên những cơ sở vật chất cơ bản, là nền tảng để các ngành công nghiệp phát triển.

Hệ thống đường xá, cầu đường tiên tiến, hiện đại, phần lớn đều nhờ vào ngành xây dựng. Sự lưu thông về mặt này tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp khác phát triển, chuỗi cung ứng được lưu thông tốt hơn. Điều này khiến cho nền kinh tế ngày càng tiến bộ và phát triển hơn.

Đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng

Xây dựng là một lĩnh vực liên quan nhiều đến kỹ thuật, kỹ năng. Thêm vào đó là sự đổi mới ngày càng nhiều, các yêu cầu về một công trình xây dựng cũng ngày càng cao. Điều này đòi hỏi sự cải tiến, sự nâng cấp trong tay nghề của những người tham gia vào dự án đó.

Đồng thời, với một kỹ sư xây dựng giỏi, họ cần biết rất nhiều thứ, cũng như phải đáp ứng nhiều yếu tố về tố chất, kỹ năng khác nhau. Do đó, một lực lượng nhân sự đầy chất lượng gần như là một việc khó. Điều nãy cũng trở thành cơ hội cho các bạn trẻ.

Nếu bạn tự tin vào kỹ năng, tố chất mà mình có, là hoàn toàn phù hợp với công việc này thì đừng ngần ngại mà theo đuổi chúng. Vì một nhân sự chất lượng, đáp ứng được yêu cầu công việc của họ luôn là điều mà các nhà lãnh đạo tìm kiếm.

người đàn ông suy nghĩ
Ngành xây dựng đòi hỏi cả yếu tố khoa học và nghệ thuật ở người lao động

Công việc không quá khô khan

Có rất nhiều bạn trẻ, thậm chí là những người trong ngành đều nhận xét rằng ngành xây dựng là một ngành rất khô khan.

Tuy nhiên, nhìn theo một góc độ khác, khi theo đuổi ngành xây dựng, các bạn sẽ nhận thấy đây là một công việc không chỉ là bàn luận trên giấy, mà còn sẽ được thực hành thực tế. Và đây cũng là cách giảng dạy được rất nhiều trường áp dụng.

Việc trực tiếp quan sát tại hiện trường thực tế, có thể khiến cho bài giảng trở nên thú vị và sinh viên cũng sẽ dễ tiếp thu hơn. Đồng thời, họ cũng sẽ dễ dàng tích luỹ cho mình nhiều kiến thức mới mà việc học trong giảng đường sẽ không thể cung cấp.

Ngoài ra, công việc của những kỹ sư xây dựng không phải chỉ là suốt ngày ở ngoài công trình. Mà bạn sẽ được lựa chọn công việc mà bạn thực sự mong muốn. Có thể là ở ngoài công trình, nhưng cũng có thể là ở trong văn phòng hoặc ở công xưởng.

Cho nên, công việc sẽ không quá khô khan, vấn đề là bạn phải biết cách để biến nó thành công việc thú vị hơn. Vì chỉ như vậy, bạn mới có thể gắn bó với nó lâu dài hơn.

Thiếu đam mê có học ngành xây dựng được không?

Có thể nói, bất kỳ ngành nghề nào, nếu muốn làm việc và cống hiến hết mình cho sự nghiệp, thì đều cần sự đam mê, sự yêu thích đối với việc đó. Đam mê là nền tảng cho những đầu tư của bạn vào công việc.

Nếu không có đam mê, bạn cũng sẽ không quá kiên nhẫn để học hết những kiến thức khô khan trên lớp, huống chi là học tập từ thực tế.

Không tìm tòi, học hỏi thêm, làm sao bạn có thể làm việc tốt được. Đúng không nào?

Nếu bạn còn mơ hồ đối với cụm từ “đam mê” này thì đừng lo lắng, video dưới đây sẽ giải quyết giúp bạn!

Tại sao bạn không nên lựa chọn ngành xây dựng?

Tuy nói ngành xây dựng có thể mang đến cho bạn nhiều lợi ích nhưng bạn cũng nên suy xét đến những bất lợi xuất hiện trong ngành này. Bạn nên đặt câu hỏi rằng “Có nên đánh đổi không?”

Hãy cùng xem xem những khó khăn này là gì nhé!

Không cố định

Đối với những người làm trong ngành xây dựng, thời gian học và làm việc có thể sẽ không chỉ là 8 tiếng tại văn phòng. Với những người làm việc ở công trường hay công xưởng, thì họ có thể sẽ làm việc cả ngày đêm, và thời gian làm việc cũng sẽ không cố định, tuỳ thuộc vào yêu cầu của công việc như thế nào.

Với những bạn làm việc theo dự án, thì bạn có thể phải di chuyển đến nhiều nơi khác nhau, khi đó, thời gian của bạn chắc chắn không phải chỉ là 8 tiếng.

Vất vả

Những bạn lựa chọn công việc ở công xưởng hay công trường thì bạn sẽ phải làm việc ở ngoài trời thường xuyên. Tiến độ công việc của bạn còn phải phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Và đó cũng là sự vất vả những người trong ngành này.

Nếu một ngày có thời tiết đẹp, tự nhiên công việc của bạn cũng sẽ thuận lợi phát triển. Nhưng mở mắt ra là bầu trời xám xịt, mưa gió, thì chắc chắc công trình của bạn sẽ bị trễ tiến độ. Và bạn sẽ phải đối mặt với sự chậm trễ trong công việc.

Thời tiết sẽ làm cho công việc của bạn càng trở nên không ổn định.

Nên học ở đại học hay cao đẳng?

Câu hỏi này từ lâu đã trở thành sự lo lắng của nhiều bạn. Nhiều bạn cho rằng: học đại học sẽ có nhiều cơ hội việc làm hơn. Học cao đẳng tuy tiền học thấp hơn nhưng lại khó xin việc làm hơn.

Nếu bạn vẫn còn những suy nghĩ như vậy thì hãy lắng nghe anh Trí nói như thế nào nhé!

Cần chuẩn bị gì để theo đuổi ngành xây dựng?

Một sự chuẩn bị kỹ càng sẽ khiến cho các bước tiến trong sự nghiệp của bạn càng trở nên dễ dàng và tiết kiệm thời gian hơn. Hãy kiểm tra xem những thứ bạn cần chuẩn bị trước khi bước chân vào ngành này nhé!

Kiến thức chuyên môn

Trước khi tiến hành công việc, người thực hiện chúng cần nắm những kiến thức cơ bản, chuyên môn, và cả những kiến thức liên quan, bao gồm lý thuyết và khả năng thực hành.

Không có lý thuyết, bạn sẽ không có cơ sở để thực hiện các thao tác công việc. Không có khả năng thực hành, bạn sẽ không biết cách ứng dụng lý thuyết vào thực tế.

Cho nên có thể nói, 2 yếu tố này là không thể bỏ qua. Ngược lại, bạn còn cần tập trung rèn luyện chúng.

Kỹ năng giao tiếp

Hiện nay, rất nhiều công việc đều được tiến hành dưới hình thức nhóm. Và ngành xây dựng cũng không ngoại lệ. Khi làm việc nhóm, bạn có thể sẽ được lắng nghe nhiều ý kiến khác nhau, đa dạng hơn và bao quát vấn đề hơn, và cả tính khả thi cao hơn.

Tuy nhiên để làm việc được trong nhóm, bạn cần kỹ năng làm việc nhóm, và quan trọng hơn hết là kỹ năng giao tiếp. Sự khéo léo trong trò chuyện có thể giúp bạn mở rộng nhiều mối quan hệ hơn. Đây là cũng kỹ năng quan trọng mà bất cứ ngành nào cũng cần.

Không chỉ trong nhóm, bạn còn cần giao tiếp, trao đổi với cả khách hàng, đối tác,… Nếu kỹ năng giao tiếp của bạn không tốt, có thể sẽ thu hẹp cơ hội việc làm của bạn trong tương lai.

Tư duy phân tích logic

Trong công việc, khả năng phân tích logic của bạn sẽ quyết định mức độ đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Tư duy phân tích có thể giúp bạn đưa ra được những giải pháp phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Sự logic trong phân tích cũng có thể giúp bạn rõ ràng hơn trong công việc, tránh hiểu sai và làm sai.

Người làm nghành xây dựng cần nhiều kiến thức về logic

Kỹ năng quản lý

Kỹ năng quản lý là một kỹ năng cần thiết để bạn có thể kiếm soát công việc một cách tốt hơn, tránh thiếu sót. Sự quản lý còn được dùng để quản lý công việc nhóm, quản lý nhân sự, hay thậm chí là quản lý cả dự án công trình này. Do đó, có thể nói, kỹ năng quản lý sẽ là công cụ giúp bạn trở nên nổi bật và có thể thăng tiến lên vị trí quản lý.

Đam mê

Đam mê được xem là nền tảng cơ bản cho sự gắn bó lâu dài với công việc. Đam mê có thể giúp bạn làm việc một cách đầy năng lượng, nhiệt huyết.

Sự đam mê cũng sẽ là động lực để bạn liên tục cải thiện bản thân, rèn luyện không ngừng nghỉ. Và chính sự rèn luyện này có thể giúp bạn mở rộng cơ hội nghề nghiệp, và thăng tiến nhanh hơn trong công việc.

Bạn có thể phải học rất nhiều thứ, nhưng chắc chắn không phải kỹ năng, hay kiến thức nào bạn cũng có thể hoàn toàn tiếp thu hết. Mức độ hiểu biết của bạn là tuỳ thuộc vào trí thông minh của bạn thuộc loại nào. Bạn cần xác định được điểm mạnh bẩm sinh của bạn là ở đâu. Đây sẽ là cơ sở để bạn lựa chọn công việc phù hợp với bản thân mình hơn.

Cơ hội nghề nghiệp trong ngành xây dựng như thế nào?

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành xây dựng có thể lựa chọn hướng đi phù hợp với bản thân. Bạn có thể lựa chọn làm việc tại các công ty tư vấn xây dựng, hoặc có thể là những giảng viên giảng dạy tại các trường đại học hay cao đẳng,…

Tuỳ vào từng công việc khác nhau mà lộ trình thăng tiến của bạn cũng sẽ không giống nhau.

Xem thêm video dưới đây để hiểu hơn nhé!

Cách chọn nghề chuẩn

Câu chuyện chọn nghề là một vấn đề vô cùng quen thuộc khi học năm lớp 12. Bạn sẽ phải đưa một quyết định quan trọng rằng nên chọn ngành nào để sau này làm được công việc trong mơ.

Cũng từ đây, hình thành nên rất rất nhiều cách chọn ngành khác nhau, như xem bói, xem thần số học, hay hỏi ý kiến của phụ huynh, thầy cô, rồi xem sinh trắc vân tay,… Vậy hôm nay, chúng ta sẽ lắng nghe anh Trí chia sẻ về chúng nhé!

Nhằm hỗ trợ tốt hơn cho sự lựa chọn ngành nghề của các bạn trẻ, trung tâm CAD – Sinh trắc học dấu vân tay của anh Nguyễn Hữu Trí sẽ giúp bạn:

  • Khai phá bản thân: tìm ra được ĐIỂM ĐẶC BIỆT của TÍNH CÁCH và TIỀM NĂNG não bộ
  • Giúp các bạn KHÁM PHÁ NHANH HƠN điểm mạnh bẩm sinh – điểm yếu cố hữu – ƯU THẾ CẠNH TRANH trong công việc
  • Tìm ra cho mình PHƯƠNG PHÁP làm việc theo đúng SỞ TRƯỜNG
  • Khám phá về 8 loại hình thông minh và biết mình sở hữu loại nào
  • Nắm bắt thiên hướng phát triển ngành nghề theo đúng tiềm năng và sở thích, tìm ra CÔNG VIỆC PHÙ HỢP NHẤT VỚI BẠN

Có rất nhiều cách chọn được nghề chuẩn. Nhưng về cơ bản, chúng là những tham khảo mà bạn có thể xem xét. Và hiển nhiên, quyền quyết định là do bạn, tất cả mọi thứ. Do đó, hãy cố gắng suy nghĩ và lựa chọn được ngành phù hợp với mình.

Hãy lưu bài viết để tham khảo nhé!

Tài liệu tham khảo:

Vote sao cho CAD nhé!

Đánh giá hiện tại: 0 / 5. Số lượng 0

Hãy là người vote sao đầu tiên cho CAD!

NHỮNG NỘI DUNG TƯƠNG TỰ