Chắc hẳn từ nhỏ các bạn đã nhận thức được sự quan trọng của nghề giáo đúng không nào? Cùng có rất nhiều bậc phụ huynh khuyên con mình nên theo nghề này, vì không phải làm nhiều, lương cố định, còn được sự kính trọng của người khác,… Nghe có vẻ dễ dàng quá đúng không?
Vậy hãy cùng nhau tìm hiểu xem chúng dễ dàng như lời đồn không nhé!
Ngành sư phạm là gì?
Sư phạm được hiểu là công việc giảng dạy, đào tạo tại các cơ sở giáo dục, các trường học hay các tổ chức về giáo dục. Ngành sư phạm sẽ chịu trách nhiệm đào tạo những người sẽ trở thành những cô giáo, thầy giáo cho các trường học đó.
Như các bạn đã biết, thầy cô giáo từ lâu đã trở thành hình ảnh đẹp được sử dụng rất nhiều trong văn học, họ được ví như những người đưa học sinh sang bờ bên kia của “tri thức”. Đến đây, chắc hẳn bạn cũng hình dung được vị trí của nghề giáo trong lòng mỗi người như thế nào.
Chất lượng sinh viên đầu vào của những ngành khác thế nào, một phần quyết định là từ đội ngũ cán bộ ngành sư phạm đã đào tạo sinh viên thế nào. Do đó, có thể thấy, ngành sư phạm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học sinh, lực lượng lao động cho các ngành khác.
Bạn nên học sư phạm, vì sao?
Sẽ không quá khó hiểu khi người nhà của bạn, đặc biệt là ông bà lớn tuổi, khuyến khích bạn lựa chọn nghề giáo cho sự nghiệp sau này của mình. Hãy cùng điểm qua những lý do này nhé!
Ngành nghề ý nghĩa
Từ lúc nước ta bị nạn thất học, dần dần về sau, tỷ lệ người dân biết chữ cũng dần tăng lên. Công sức của nghề giáo là không thể phủ nhận. Cũng từ đây, ngành học này được rất nhiều người coi trọng, thậm chí là kính trọng, nể phục những thầy cô giáo.
Những người thầy, người cô đã trở thành những hình mẫu lý tưởng cho những bài ca, bài thơ và cả những tác phẩm văn học, cũng là một nhân vật không thể thiếu trong thời học sinh của mỗi chúng ta. Họ là những người cặm cụi mày mò để có thể đem đến cho chúng ta những bài giảng chất lượng và hiệu quả.
Chúng ta hay mơ ước một công việc nhiều tiền. Vâng, nhưng cái mà người khác coi trọng ở ngành này không chỉ là sự ổn định trong thu nhập, mà còn sự tận tâm của người thầy, người cô.
Ổn định
Nếu nói đến ngành sư phạm, nghề giáo, thì những cụm từ như “không tăng ca”, “thu nhập ổn định”,… sẽ luôn được nhắc đến. Vâng, chúng không hề sai.
Nếu bạn là một giáo viên, công việc chính của bạn sẽ chỉ sẽ chỉ diễn ra trong giờ hành chính. Đó cũng là một ưu điểm nổi bật của nghề này. Ngoài ra, nguồn thu nhập của bạn từ công việc cũng sẽ ổn định hơn rất nhiều.
Như vậy, ngoài thời gian làm việc, bạn hoàn toàn có thể dùng nó cho gia đình của mình. Đây được xem là một ưu điểm, gần như là toàn bộ lý do mà các bạn trẻ lựa chọn công việc này.
Nhiều ưu đãi về học phí
Hiện nay, có rất nhiều lời đồn về học phí của ngành sư phạm sẽ được miễn giảm. Thật ra, đó chính là sự thật. Nhiều trường đã giảm tiền học phí đi rất nhiều để thu hút thêm các bạn trẻ đến với ngành này. Việc này cũng dễ hiểu. Bởi nếu đào tạo ra một người làm nghề giáo thật sự tâm huyết và có đủ tài năng thì thật không dễ.
Không có đam mê, có làm giáo viên được không?
Đầu tiên, sau khi tốt nghiệp ngành sư phạm, không nhất thiết bạn phải làm giáo viên. Đó chỉ là công việc được nhiều người nghĩ đến và lựa chọn thôi.
Tuy nhiên, khi bạn làm bất cứ ngành nghề nào, nếu không có đam mê, bạn sẽ rất khó thành công, huống chi là giáo viên. Nói đến giáo viên, niềm đam mê của bạn có thể phải nhiều hơn mức bình thương một chút. Bởi lẽ, làm giáo viên, bạn không chỉ cần kiến thức sư phạm, mà bạn còn phải có sự tận tâm, tâm huyết trong giảng dạy. Mà những cái này sẽ bằng không nếu thiếu hai chữ “đam mê” dẫn đầu.
Nếu bạn còn đang băn khoăn không biết bản thân mình có đam mê với nghề giáo hay không thì hãy tham khảo video dưới đây nhé!
Những bất lợi bạn nên cân nhắc trước khi lựa chọn nghề giáo
Có thể nói ở bất cứ công việc nào, sự đánh đổi là điều hiển nhiên sẽ xảy ra. Bạn có thể trở thành một người ưu tú, nhưng bạn cần rõ ràng rằng những đánh đổi, những bất lợi mà bạn phải chịu có đáng không. Tương tự, khi học ngành sư phạm cũng vậy, bạn cũng cần xây dựng tư tưởng trước cho những đánh đổi mà mình phải chấp nhận khi theo ngành này.
Thời gian, công sức, tiền bạc
Không có gì để bàn cãi đây chính là bộ ba mà ở ngành nào cũng có, tuy nhiên, mức độ sẽ không giống nhau. Khi bạn học một ngành như sư phạm, khi bạn làm một nghề như nghề giáo, bạn cần nhiều hơn đó là sự nhiệt huyết với từng bài giảng của mình.
Từng bài giảng của bạn có thể chỉ giảng dạy trong vài chục phút, nhưng thời gian bạn đầu tư cho nó hiển nhiên có thể nhiều gấp mấy lần thời gian bạn dạy. Đó chính là sự đánh đổi.
Mặc dù bạn có nhiều thời gian ở nhà hơn, nhưng để có được bài giảng chất lượng, thời gian bạn thật sự rảnh có khi không nhiều đến vậy. NHƯNG, những đánh đổi của bạn là đáng, nếu đây là ngành nghề yêu thích của mình.
Mặt khác, thời gian bạn dùng để đưa ra một kế hoạch đào tạo, cũng không phải ngắn. Bạn cần dùng cả công sức, sự tập trung cao độ để có thể suy nghĩ và đưa ra những kế hoạch phù hợp nhất. Ở đây, chắc hẳn, bạn cũng có thể cảm thấy được sự tâm huyết của những người làm trong ngành sư phạm, đúng không nào?
Nhàm chán
Từng ngày, bài giảng giống nhau, khó tránh những lúc những người làm giáo viên cảm thấy nhàm chán. Nếu không thực sự thích và có lý do quan trọng, chắc hẳn họ cũng sẽ không làm trong ngành này lâu.
Tuy nhiên, nếu bạn muốn, chính bạn cũng có thể đầu tư và suy nghĩ những hoạt động khác nhau, khiến cho lớp học không còn nhàm chán đến vậy. Và đôi khi, sự hoạt náo của bạn có thể thúc đẩy được hiệu quả làm việc của bản thân bạn đấy. Cho nên, hãy tìm hiểu kỹ tính khí của các bạn nhỏ trong lớp của bạn để có được phương án giảng dạy hiệu quả nhất.
Đối với vài người, họ đến trường và gặp gỡ được các bạn học sinh cũng đã cảm thấy vui. Do đó, việc nhàm chán chỉ xảy ra ở một ít người và một ít môn. Quan trọng là bạn có chấp nhận thay đổi hay không thôi.
Còn nếu bạn đang ở vị trí quản lý, thì để tránh sự nhàm chán, đơn điệu trong lớp, bạn cũng có thể quan sát và đưa ra những gợi ý để khắc phục sự buồn tẻ này nhé.
Nên học ngành sư phạm ở đâu?
Hiện nay ở một số trường đại học và cao đẳng đều có các chương trình đào tạo ngành sư phạm. Nhưng vấn đề là NÊN HỌC CAO ĐẲNG HAY ĐẠI HỌC?
Vấn đề này là chuyện trăn trở của nhiều bạn trẻ từ xưa đến nay. Vậy hôm nay hãy để anh Trí giải quyết nó nhé!
Cần chuẩn bị gì khi học ngành sư phạm?
Bất kể ngành học nào, để có thể bước vào làm việc, bạn cũng cần chuẩn bị cho mình một số thứ từ kiến thức đến tinh thần thật tốt, để hoàn thành công việc một cách tốt nhất.
Kiến thức vững vàng
Những người công tác tại ngành sư phạm luôn được ấn tượng bởi những gì họ biết có khi rộng hơn rất nhiều so với những người khác.
Để bước chân vào làm việc trong ngành sư phạm, bạn không chỉ cần chuẩn bị những kiến thức về sư phạm, về môn học mà mình phải dạy, và cả những kiến thức có liên quan khác.
Nếu bạn là một giáo viên, thử nghĩ xem, nếu học sinh hỏi về môn bạn dạy nhưng bạn lại không biết trả lời, có phải rất mất uy tín không? Do đó, trước khi đến lớp, một người giáo viên thường rất bận rộn chuẩn bị bài giảng. Đó chính là sự vất vả của họ.
Kỹ năng truyền đạt tốt
Đối với ngành sư phạm, đặc biệt là giáo viên, khả năng truyền đạt là một yếu tố quan trọng quyết định bạn có phải là một giáo viên giỏi hay không.
Bạn có kiến thức rất rộng nhưng kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, truyền đạt thông tin của bạn lại kém thì những gì bạn nói, học sinh của bạn cũng không hiểu được. Điều này sẽ làm lãng phí thời gian của cả bạn và cả học sinh, hiệu quả lại không có.
Kỹ năng này hoàn toàn có thể luyện tập, nhưng cần rất nhiều nỗ lực từ bạn. Nếu ngành sư phạm là công việc yêu thích của mình thì hãy dành nhiều thời gian để mài giũa chúng nhé.
Tính nhẫn nại
Bạn có từng bước vào một lớp rất quậy và ồn chưa?
Nếu bạn không có tính nhẫn nại chắc hẳn bạn sẽ khó gắn bó với công việc này đấy. Nhẫn nại lắng nghe những câu trả lời của học sinh, dù sai dù đúng. Nhẫn nại nhắc nhở “Cả lớp im lặng!”. Nhẫn nại giải thích cho những học sinh chưa hiểu bài,…
Tính nhẫn nại có thể khiến bạn trở thành một người giáo viên tâm lý và sẽ nhận được sự yêu thương từ học sinh. Đó cũng là điều đáng quý ở một người làm nghề giáo.
Yêu nghề
Niềm yêu thích đối với công việc sư phạm, bạn sẽ có thêm sức mạnh để không ngừng rèn luyện bản thân để đáp ứng được yêu cầu công việc.
Một khi bạn làm việc vì sự yêu thích, vì đam mê của bản thân thì bạn có thể gắn bó với công việc này một cách bền bỉ hơn. Bạn có thể sẽ học cách bao dung, học cách lắng nghe, học cách thấu hiểu, học cách nói chuyện với các em nhỏ,… Đó chính là khởi đầu tốt cho công việc của mình.
Tuy nhiên, kỹ năng của bạn, khả năng học hỏi của bạn không phải có sẵn, cũng sẽ không giống nhau. Một phần còn đến từ trí thông minh của bạn thiên về khía cạnh nào. Việc xác định đúng loại trí thông minh cũng sẽ giúp bạn biết được điểm mạnh của mình ở đâu để biết được ngành nào mới thực sự phù hợp với mình.
Nhưng quan trọng hơn hết vẫn là sự rèn luyện của bản thân bạn đến đâu. Có thiên phú nhưng không mài giũa thì cũng sẽ bị mai một thôi. Nếu đã xác định được ngành phù hợp của mình là gì thì hãy kiên trì tiếp tục học tập, và rèn luyện thật tốt nhé.
Con đường sự nghiệp ở ngành sư phạm thế nào?
Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể lựa chọn công tác tại các trường từ mầm non, đến đại học, hoặc làm việc tại các phòng ban quản lý giáo dục hay những tổ chức, trung tâm về giáo dục trong và ngoài nước,…
Tuỳ vào từng công việc mà lộ trình thăng tiến của bạn cũng sẽ không giống nhau. Video dưới đây là một tham khảo dành cho bạn.
Cách chọn nghề chuẩn
Cuộc sống xã hội ngày càng phong phú thì cách lựa chọn nghề nghiệp cũng sẽ đa dạng, nhiều loại khác nhau. Có thể là nghe lời của phụ huynh, thầy cô, lời lôi kéo của bạn bè, hay các bạn gen Z sẽ có những cách như xem bài Tarot, xem thần số học hay sinh trắc vân tay,… Hoặc cũng có thể đi tìm sự tư vấn từ người khác, chẳng hạn như anh Nguyễn Hữu Trí, ở video dưới đây.
Nhằm hỗ trợ tốt hơn cho sự lựa chọn ngành nghề của các bạn trẻ, công ty CAD – Sinh trắc học dấu vân tay của anh Nguyễn Hữu Trí sẽ giúp bạn:
- Khai phá bản thân: tìm ra được ĐIỂM ĐẶC BIỆT của TÍNH CÁCH và TIỀM NĂNG não bộ
- Giúp các bạn KHÁM PHÁ NHANH HƠN điểm mạnh bẩm sinh – điểm yếu cố hữu – ƯU THẾ CẠNH TRANH trong công việc
- Tìm ra cho mình PHƯƠNG PHÁP làm việc theo đúng SỞ TRƯỜNG
- Khám phá về 8 loại hình thông minh và biết mình sở hữu loại nào
- Nắm bắt thiên hướng phát triển ngành nghề theo đúng tiềm năng và sở thích, tìm ra CÔNG VIỆC PHÙ HỢP NHẤT VỚI BẠN
Đi làm là một khởi đầu mới sau khi bước chân ra khỏi giảng đường đại học, là một cột mốc rất quan trọng. Do đó, hãy dành chút thời gian để tìm hiểu và đưa ra lựa chọn sáng suốt nhất nhé!
Hãy lưu lại bài viết để tham khảo nhé!
Tài liệu tham khảo: