Mục tiêu của bài viết này là để bạn có góc nhìn đa chiều về ngành kiểm toán,
Những cái được và những cái giá phải trả để theo được ngành kiểm toán.
Bên cạnh đó bài viết cũng cung cấp thêm cho bạn những kiến thức căn bản nhất để bạn hiểu rõ cuộc chơi bạn định bước vào sẽ có những gì
và gợi mở cho các bạn lựa chọn phù hợp và khôn ngoan nhất.
Kết thúc bài viết này, các bạn sẽ trang bị cho bản thân mình:
- Hiểu ngành kiểm toán là gì trong nhiều khía cạnh của cuộc sống
- Những cái được và những cái mất của ngành kiểm toán
- Những kiến thức khái quát về ngành để bạn hiểu rõ cuộc chơi bạn định bước vào
- Xác định được bản thân mình có phù hợp để phát triển lâu dài với ngành kiểm toán hay không
Nghề Kiểm Toán Là Gì ?
Kiểm Toán: là quá trình thu thập dữ liệu, đánh giá và xác thực những con số trong bảng báo cáo tài chính do bộ phận kế toán cung cấp. Từ đó, đội ngũ kiểm toán sẽ đưa ra nhận định về thực trạng hoạt động tài chính của doanh nghiệp hoặc tổ chức. Để làm được việc trên, kiểm toán viên sẽ dùng các phương pháp đối chiếu, diễn giải thông tin, điều tra, quan sát, kiểm kê và thử nghiệm để xác minh tính đúng đắn của tài liệu và tính hợp pháp của các báo cáo tài chính của công ty hay tổ chức đó.
Bạn Nên Chọn Nghề Kiểm Toán
Nhu cầu không ngừng tăng lên
Hiện nay ở Việt Nam đã có hơn 100 công ty cung cấp các dịch vụ Kế toán – Kiểm toán, của cả Việt Nam lẫn quốc tế, và con số này đang không ngừng tăng lên. Trong bối cảnh toàn cầu hoá và các cuộc cách mạng về công nghiệp, nhu cầu về các dịch vụ tài chính như Kế toán hay Kiểm toán đang không ngừng tăng cao.
Cuộc cách mạng 4.0 có thể làm giảm nhu cầu về nhân lực ở các ngành lao động khác, nhưng với ngành Kế – Kiểm, điều này càng đòi hỏi nguồn nhân lực có chất lượng cao và có kinh nghiệm, sự hiểu biết về ngành.
Nghề có mức thu nhập cao
Một trong những lý do chọn nghề kế toán của rất nhiều người đó chính là do mức lương hấp dẫn. Lương của một nhân viên kế toán thông thường giao động từ 8-12 triệu. Mức lương tùy thuộc vào nơi bạn làm việc. Bên cạnh đó, các bạn có thể có những nguồn thu nhập từ các công việc làm thêm từ nghề kế toán. Nếu yêu nghề và chăm chỉ thì ngành nghề này đem lại cho bạn mức thu nhập cao.
Có cơ hội việc làm cao
Như chúng ta có thể thấy ngành kinh tế đang có những bước phát triển vượt bậc. Các công ty, doanh nghiệp được mở ra ngày càng nhiều. Đây cũng chính là cơ hội để ngành kiểm toán doanh nghiệp phát triển. Hầu hết công ty, doanh nghiệp hoặc một cửa hàng kinh doanh bán hàng cũng cần có nhân viên kiểm toán. Chính vì vậy, tiềm năng xin việc của những người có bằng cấp nghề kiểm toán là rất rộng mở.
Làm việc ổn định
Một trong những lý do vì sao bạn chọn nghề kiểm toán đó chính là tính ổn định trong công việc. Nghiệp vụ kế toán luôn có vai trò quan trọng và cần thiết bất cứ lúc nào, kể cả với môi trường kinh tế khó khăn. Do đó, nhân viên kiểm toán có thể yên tâm về vị trí của mình mà không cần lo lắng về sự bấp bênh của công việc. Chỉ cần bạn có năng lực thì trên thị trường việc làm hiện nay luôn có chỗ để bạn thể hiện.
Cơ hội thăng tiến trong nghề
Nghề kiểm toán có cơ hội thăng tiến cao. Các bạn có nhiều sự lựa chọn cho bản thân, sau khi đủ điều kiện làm một kiểm toán viên chuyên nghiệp, bạn có thể tiếp tục thăng tiến. Kiểm toán trưởng có thể là đích đến của nhiều người theo đuổi ngành này. Tuy vậy, có rất nhiều người đã có thêm những ưu thế khi theo đuổi kinh doanh, tài chính sau khi làm nghề kiểm toán.
Nghề nghiệp có tính quốc tế
Kiểm toán là một nghề nghiệp có tính quốc tế. Nếu bạn làm việc trong một công ty nước ngoài hoặc có vốn đầu tư nước ngoài thì cơ hội di chuyển nhiều nơi, đi công tác ở các nước… Muốn học giỏi ngành kiểm toán bạn cần có vốn tiếng Anh tốt thì cơ hội để thăng tiến sẽ rất cao. Đây là một trong những điều khiến nhiều người yêu thích làm việc trong các tập đoàn lớn.
Có sự linh hoạt là một lý do tại sao nên chọn nghề kiểm toán
Khi làm việc thì bạn có thể thấy được sự linh hoạt, sáng tạo. Bạn cần có những kỹ năng nghề nghiệp nhất định để công việc vận hành hiệu quả và chính xác.
Có thể thành chuyên gia
Nếu bạn là người có kiến thức và kỹ năng thành thạo thì việc thành công trong nghề kiểm toán là điều tất yếu. Khi bạn trở thành chuyên gia thì bạn có cơ hội nâng cao mức thu nhập của bản thân lên rất nhiều lần. Sự thăng tiến trong nghề này cũng rất tiềm năng khi bạn tự tin vào năng lực của bản thân.
Có thể học tập nhiều điều mới
Môi trường làm việc có nhiều cơ hội để bạn học hỏi thêm những điều mới. Đây cũng là một trong những lý do vì sao chọn nghề kiểm toán của nhiều bạn trẻ. Sự trải nghiệm và kiến thức bạn học được từ đồng nghiệp chắc chắn là hành trang để bạn thành công hơn trong tương lai.
Có mạng lưới thông tin và mối quan hệ tốt
Làm việc trong nghề kiểm toán mang đến cho bạn cơ hội được tiếp xúc với các khách hàng và các doanh nhân. Những mối quan hệ này rất tốt để bạn phát triển công việc trong tương lai. Bên cạnh đó, cơ hội nắm bắt những thông tin phục vụ công việc cũng trở nên rộng mở.
Được học tập trực tuyến
Ngày nay, các bạn có thể dễ dàng trau dồi thêm các kiến thức và kỹ năng cho bản thân qua mạng Internet. Ngành nghề kiểm toán được giảng dạy và cập nhật rất nhiều thông tin qua mạng nên các bạn có thể thuận tiện học tập, cập nhật thêm những kiến thức mới phục vụ công việc.
Liệu Bạn Có Thật Sự Đam Mê Với Nghề Kiểm Toán Không?
Có thể bạn đang quan tâm và có hứng thú với nghề kiểm toán.
Tuy nhiên, nghề kiểm toán có thật sự là đam mê của bạn để theo lâu dài.
Hãy xem video này để hiểu đam mê thật sự là gì và cách để đi tìm được đam mê.
Bạn Không Nên Chọn Nghề Kiểm Toán
– Về thời gian: Kiểm toán viên luôn bị áp lực về thời gian hoàn thành tiến độ công việc khi thực hiện kiểm toán, khối lượng công việc kiểm toán nhiều dễ gây stress cho kiểm toán viên.
– Về kiến thức: Kiểm toán viên phải thực hiện cho nhiều công ty với nhiều lĩnh vực khác nhau, nên kiểm toán viên luôn phải trau dồi kiến thức đối với lĩnh vực, ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, sự thay đổi của chế độ, luật… cũng đòi hỏi kiểm toán viên cần tiếp thu cập nhật để thực hiện kiểm toán.
– Về áp dụng công nghệ trong hoạt động nghề nghiệp: Khoa học công nghệ ngày càng phát triển, công ty khách hàng áp dụng nhiều phần mềm trong thực hiện kế toán, quản lý đòi hỏi kiểm toán viên phải có hiểu biết nhất định về lĩnh vực hoạt động của hệ thống thông tin trong doanh nghiệp khi tiến hành kiểm toán để có thể thu thập bằng chứng kiểm toán chính xác phục vụ cho việc ra quyết định của kiểm toán viên về báo cáo tài chính được kiểm toán.
– Về sự đào thải khắc nghiệt của nghề kiểm toán: Kiểm toán là một trong những nghề có thu nhập cao trong xã hội, tuy nhiên đòi hỏi của nghề Kiểm toán cũng rất cao như: Kiến thức, thời gian, sự nhanh nhạy, nếu mắc sai phạm trong nghề nghiệp có thể bị xử phạt rất nặng như: Xử phạt hành chính, bị tước chứng chỉ hành nghề kiểm toán.
– Những áp lực vô hình trong các Công ty kiểm toán tư nhân là áp lực giữ khách hàng nên có thể khi thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên có phần nhân nhượng trước những sai phạm của đơn vị được kiểm toán dễ dẫn đến kết luận kiểm toán không chính xác, ảnh hưởng đến kết luận của nhà đầu tư, mất uy tín của về nghề kiểm toán của Kiểm toán viên.
Căn Bản Về Nghề Kiểm Toán
Kiểm toán gồm nhiều lĩnh vực như kiểm toán về thông tin, kiểm toán hiệu quả, kiểm toán tính quy tắc và kiểm toán hiệu năng. Phân loại kiểm toán theo chủ thể sẽ có ba loại là:
- Kiểm toán Nhà nước: Được thực hiện theo quy định pháp luật và do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện. Đối tượng của kiểm toán nhà nước là các doanh nghiệp trực thuộc nhà nước.
- Kiểm toán độc lập: Được tiến hành bởi các kiểm toán viên tại các công ty độc lập chuyên về dịch vụ kiểm toán. Ngoài việc kiểm toán những báo cáo tài chính như thông thường, các công ty kiểm toán độc lập còn có các dịch vụ khác về tài chính và kinh tế tùy theo yêu cầu của khách hàng. Đây là loại kiểm toán nhận được sự tin cậy từ bên thứ ba hay những nhà đầu tư.
- Kiểm toán nội bộ: Là những kiểm toán viên trong nội bộ một công ty, tổ chức thực hiện kiểm toán theo yêu cầu của các thành viên Hội đồng quản trị hoặc Ban giám đốc. Những báo cáo kiểm toán thường chỉ được sử dụng trong nội bộ công ty.
Sự khác nhau giữa kế toán và kiểm toán
Kế toán và Kiểm toán có 3 điểm cơ bản như sau:
- Kế toán trình bày thông tin cụ thể về các giao dịch và tài sản trong tổ chức còn kiểm toán sẽ kiểm tra và xác nhận độ chính xác của những số liệu đó.
- Kế toán là hoạt động diễn ra liên tục quanh năm suốt tháng, trong khi kiểm toán được thực hiện định kỳ theo từng mốc thời gian cụ thể.
- Thời điểm kế toán kết thúc (chốt sổ tháng/ quý/ năm) thì kiểm toán mới bắt đầu vào cuộc.
Ngành kiểm toán học gì?
Học ngành kiểm toán sẽ trang bị khối kiến thức về thu thập, xử lý, kiểm tra và cung cấp thông tin tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua các nghiệp vụ của kế toán như:
- Tính toán chi phí
- Làm dự toán
- Phân bổ ngân sách
- Quản lý doanh thu
Học Nghề Kiểm Toán Ở Đâu Tốt?
Bạn không biết để giỏi trong ngành kiểm toán thì nên học ở đâu? Học trường đại học hay học ở trường cao đẳng,…
Bạn hãy xem video này:
Bạn có thể tham khảo thêm video này:
Tố Chất Và Kỹ Năng Cần Có
Kiểm toán là một ngành nghề làm việc với các con số thường xuyên. Đặc biệt, những con số này đều mang tính pháp lý, liên quan đến pháp luật. Để trở thành kiểm toán viên thực thụ, bạn cần có những tố chất và kỹ năng sau:
- Cẩn trọng, tỉ mỉ trong từng công việc.
- Trung thực, trách nhiệm.
- Có tính kỷ luật, kiên trì.
- Có khả năng tổ chức và làm việc dưới áp lực công việc.
- Hứng thú với những ý nghĩa được đem lại từ các con số.
- Đam mê làm việc trong lĩnh vực kế toán.
1. Khả năng làm việc nhóm
Kiểm toán bao gồm cả một quy trình với rất nhiều bước cần thực hiện.
Kiểm Toán không phải là công việc của một cá nhân mà là một chuỗi những nhiệm vụ của cả một tập thể.
Bạn sẽ không thể hoàn thành một cách xuất sắc nhiệm vụ mà không có khả năng phối hợp làm việc nhóm.
Trong đó, vai trò của kiểm toán trưởng là vô cùng quan trọng bởi đây là vị trí điều hành các thành viên trong nhóm để đảm bảo tiến độ công việc, đồng thời đưa ra hướng giải quyết cho các vấn đề nảy sinh và cùng bàn luận để đưa ra phương án xử lý tối ưu nhất.
2. Khả năng diễn giải và thuyết phục cao
Hoạt động của kiểm toán có phụ thuộc rất nhiều vào sự tin tưởng của đối tượng sử dụng dịch vụ kiểm toán. Không phải bất cứ lúc nào và không phải ai cũng có thể lắng nghe và dễ dàng đồng ý với những nhận định mà kiểm toán viên đưa ra, ngay cả khi họ đã có những bằng chứng cụ thể và xác thực.
Do vậy, để thành công trong ngành kiểm toán thì bạn cần xem xét khả năng diễn giải và thuyết phục như là một “kỹ năng” bắt buộc phải có chứ không phải thực hiện nó theo “bản năng”. Bên cạnh kiến thức chuyên môn thì kỹ năng này sẽ giúp kiểm toán viên dễ dàng hơn trong việc thuyết phục người nghe tiếp nhận vấn đề một cách chính xác và nhanh chóng.
3. Có tư duy logic
Đặc thù của ngành kiểm toán đòi hỏi tính khoa học và logic rất cao, do đó rèn luyện tư duy logic là điều không thể thiếu.
Mỗi một vấn đề xảy ra đều sẽ có nhiều hướng giải quyết khác nhau, cho ra những kết quả hoàn toàn khác nhau.
Do vậy một kiểm toán viên cần không ngừng nâng cao khả năng tư duy logic của mình để sắp xếp công việc cần làm một cách khoa học, đồng thời tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu của các giải pháp tạm thời để đưa ra một phương án điều chỉnh tối ưu nhất.
Làm Sao Để Xây Dựng Con Đường Sự Nghiệp Trong Ngành
Cơ hội nghề nghiệp của ngành kiểm toán
Ngành Kiểm toán hiện nay có cơ hội nghề nghiệp lớn và nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Tốt nghiệp ngành Kiểm toán, sinh viên có thể đảm nhiệm các công việc và vị trí sau khi ra trường, đó là:
- Kiểm toán viên
- Chuyên viên phân tích và tư vấn tài chính – kế toán
- Chuyên viên giao dịch ngân hàng
- Kiểm soát viên, thủ quỹ
- Nghiên cứu viên và giảng dạy kiểm toán – kế toán
- Tư vấn kế toán, thuế
- Tư vấn tài chính cho các công ty, doanh nghiệp
- Quản lý tài chính
- Kế toán trưởng – trưởng phòng kế toán;
- Giám đốc tài chính – CFO (Chief Financial Officer)
- Thanh tra kinh tế
Cách Chọn Ngành Nghề Chuẩn
3 tiêu chí để giúp bạn chọn ngành nghề chuẩn:
Nếu sau khi đọc xong bài viết, bạn vẫn còn nhiều băn khoăn và chưa chắc chắn mình có phù hợp với ngành nghề kiểm toán hay không, hãy tìm hiểu về công nghệ Sinh trắc vân tay CAD.
CAD – Sinh trắc học dấu vân tay của anh Nguyễn Hữu Trí sẽ giúp bạn:
- Khai phá bản thân: tìm ra được ĐIỂM ĐẶC BIỆT của TÍNH CÁCH và TIỀM NĂNG não bộ
- Giúp các bạn KHÁM PHÁ NHANH HƠN điểm mạnh bẩm sinh – điểm yếu cố hữu – ƯU THẾ CẠNH TRANH trong công việc
- Tìm ra cho mình PHƯƠNG PHÁP làm việc theo đúng SỞ TRƯỜNG
- Khám phá về 8 loại hình thông minh và biết mình sở hữu loại nào
- Nắm bắt thiên hướng phát triển
Nguồn tham khảo: