Nếu bạn thực sự yêu thích CNTT mà không biết đến cái tên Data Science hay Khoa học dữ liệu thì đây chính là thiếu sót cực lớn đấy.
Chia sẻ bài viết này
5
(1)

Nhắc đến IT có lẽ bạn đã quá quen với những từ khóa như “lập trình”, “trí tuệ nhân tạo”, “an ninh mạng”, “hệ thống thông tin”,… tuy nhiên vẫn còn một lĩnh vực với độ hot không kém cạnh – NGÀNH KHOA HỌC DỮ LIỆU.

Nếu bạn thực sự yêu thích CNTT mà không biết đến cái tên Data Science hay Khoa học dữ liệu thì đây chính là thiếu sót cực lớn đấy.

Một ngành học tuyệt vời dành cho những người thích làm bạn với con số, cơ hội làm việc trong và ngoài nước với mức lương đáng ngưỡng mộ,… tất cả tạo nên sức hút đáng gờm của siêu thủ Khoa học dữ liệu.

Ngay bây giờ hãy cùng CAD giải mã ngành học này nhé!

Khoa học dữ liệu – Ngành học đón đầu kỷ nguyên số

Trước, trong và sau bất kỳ chiến dịch hay dự án nào đều phải trải qua công đoạn thu thập – phân tích dữ liệu.

“Những con số biết nói” sẽ cho bạn biết chính xác hiệu quả hoạt động và dự đoán sự phát triển trong tương lai, đó là tính năng ứng dụng quan trọng nhất của ngành khoa học dữ liệu.

Ngành khoa học dữ liệu
Kỷ nguyên số là “đất dụng võ” của ngành Khoa học dữ liệu

Sự bùng nổ về công nghệ và dữ liệu trong thời đại mới 

Sự bùng nổ về Big Data, Cloud, AI, Blockchain, AR, IoTs, MIS trong kỷ nguyên số đòi hỏi lượng lớn nhân lực có khả năng thu thập, lưu trữ, phân tích, dự báo tình hình kinh tế, hướng phân tán thông tin,… dựa trên các nguồn dữ liệu như chỉ số hoạt động, độ tuổi, giới tính, địa lý, ngôn ngữ,…

Từ đó ngành Khoa học dữ liệu ra đời và không ngừng đóng góp vào sự thành công của các tập đoàn hàng đầu thế giới. 

Về cơ bản học ngành Khoa học dữ liệu các bạn sẽ có được kiến thức, tư duy cùng cùng các kỹ năng quản trị, khai thác, phân tích dữ liệu dựa trên: Thống kê toán học + Khoa học máy tính + Kiến thức lĩnh vực ứng dụng.

Các mảng kiến thức Khoa học dữ liệu bao gồm: Khai thác dữ liệu (Data mining) -> Thống kê (Statistic) -> Học máy (Machine learning) -> Phân tích (Analyze) -> Lập trình (Programming).

Ngành Khoa học dữ liệu được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như y tế, quảng cáo, thương mại, tài chính, giao thông vận tải,…

Ngành khoa học dữ liệu ứng dụng ra sao?
Ứng dụng ngành Khoa học dữ liệu

Tương lai ngành Khoa học dữ liệu

Ngành Khoa học dữ liệu tại Việt Nam được mệnh danh là “mỏ vàng đang chờ khai thác” vì tiềm năng cực lớn nhưng số lượng người theo học còn khá hạn chế nếu so sánh với các chuyên ngành khác trong khối CNTT như lập trình hay quản trị hệ thống. 

Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đối số và rõ ràng chúng ta có thể thấy sự phát triển của khoa học kỹ thuật lớn lên từng ngày. Sống trong thời đại công nghệ con người ngày càng đòi hỏi nhiều tiện ích hơn, nhu cầu cũng thay đổi liên tục vì vậy nắm bắt được xu hướng người dùng là chìa khóa thành công của các doanh nghiệp.

Mà để thực hiện được điều đó doanh nghiệp phải có trong tay kết quả phân tích và dự đoán nguồn dữ liệu. Vậy nên nhu cầu nhân lực ngành khoa học dữ liệu ở hiện tại cũng như tương lai là vô cùng lớn. 

Hơn hết cơ hội học tập, cơ hội nghề nghiệp của ngành khoa học dữ liệu không chỉ gói gọn trong nước mà bạn hoàn toàn có thể chọn đến Anh, Úc, Canada, Mỹ,… du học hay làm việc ở bất cứ đâu trên thế giới nếu có vốn ngoại ngữ đủ tốt.

Ngành khoa học dữ liệu và tiềm năng của nó
Ngành Khoa học dữ liệu và tiềm năng của nó

Rủi ro khi chọn học ngành Khoa học dữ liệu 

Nghe có vẻ bất hợp lý khi vừa giúp các bạn củng cố niềm tin với ngành Khoa học dữ liệu lại ngay lập tức đưa ra mặt trái của ngành học này khiến mọi người một lần nữa bị “lung lay”!

Nhưng bạn cần hiểu rằng với bất kỳ ngành nghề nào chỉ khi chấp nhận được rủi ro của nó bạn mới thực sự đủ lực để theo đuổi đến cùng.

Ngay bây giờ CAD sẽ “bóc mẽ” toàn bộ những cái khó không tưởng của ngành Khoa học dữ liệu nhé:

  • Vật lộn với dữ liệu: từ dữ liệu thô đến thống kê báo cáo dù có sự trợ giúp của các phần mềm nhưng bạn vẫn có khả năng bị chôn vùi trong đống dữ liệu khổng lồ!
  • Toán thống kê chưa bao giờ là dễ: đây là môn học “níu giữ” biết bao thế hệ sinh viên “gắn bó” với trường, với lớp; vậy nên bạn phải thực sự chăm chỉ mới thuận lợi qua môn.
  • Chùn chân với lập trình: Python, R, SQL đủ để khiến bạn “ngã ngựa” bất cứ lúc nào trên con đường trở thành một chuyên viên phân tích dữ liệu.
  • Nhàm chán: ngày ngày ngồi phân tích, thống kê, nghiên cứu dữ liệu sẽ có lúc bạn cảm thấy thực sự rất nhàm chán…
  • Mất cân bằng giữa chuyên môn và kỹ năng mềm: đây là vấn đề mà rất nhiều người học, người làm việc trong ngành khoa học dữ liệu mắc phải và dù bạn có đưa ra bản báo cáo chính xác cỡ nào mà không có khả năng diễn giải nó thì hiệu quả công việc của bạn sẽ giảm đi đáng kể.
Góc khuất ngành Khoa học dữ liệu
Góc khuất ngành Khoa học dữ liệu

Nghề nghiệp trong ngành Khoa học dữ liệu

Học ngành Khoa học dữ liệu ra trường bạn có thể tiếp nhận các vị trí như:

  • Chuyên viên phân tích dữ liệu (Data Analyst): thu thập, chuyển đổi, phân tích dữ liệu theo lĩnh vực kinh doanh.
  • Kỹ sư dữ liệu (Data Engineer): tạo lập và duy trì hệ sinh thái dữ liệu trong cho doanh nghiệp. 
  • Kỹ sư học máy (Machine Learning Engineer): tạo kênh dữ liệu và cung cấp giải pháp phần mềm. 
  • Nhà phát triển BI – Business Intelligence: xây dựng chiến thực xúc tiến, kết nối thông tin nhanh chóng trong nội bộ doanh nghiệp, B2B, B2C,…
  • Quản lý dự án khoa học dữ liệu (Data scientist): xử lý các khối dữ liệu lớn trong dự án trực thuộc tập đoàn, viện nghiên cứu, chính phủ,…

Chưa kể mức lương ngành khoa học dữ liệu sẽ làm bạn thực sự giật mình vì độ khủng của nó. 

Lương ngành khoa học dữ liệu
Career foundry thống kê mức lương trung bình của ngành Khoa học dữ liệu

Tố chất nào cho người học ngành Khoa học dữ liệu?

Để học và làm việc trong ngành Khoa học dữ liệu các bạn cần có những tố chất sau:

  • Trí thông minh logic: bạn cần có một nền tảng tốt về toán học và thực sự nhạy bén với những con số để vượt qua các môn thiên về tính toán trong chương trình học, cũng như có cái nhìn tổng quan trước khi phân tích dữ liệu và đưa ra phương pháp khai thác tốt nhất.
  • Khả năng thông hiểu biểu đồ: bạn cần hiểu và biết cách trình bày dữ liệu ở dạng bảng biểu, sơ đồ nó sẽ giúp ích trong việc báo cáo số liệu và giải thích cho khách hàng hay các bộ phận liên quan hiểu về tình hình kinh doanh của công ty.
  • Tư duy phản biện: bạn cần có óc phân tích, đánh giá, liên tục đưa ra câu hỏi hoặc ý kiến cá nhân trên nhiều góc độ để nhìn nhận vấn đề một cách trực quan nhất. 
  • Kỹ năng thuyết trình: khi bạn đưa ra một con số hay bất cứ bản báo cáo nào trách nhiệm của bạn là làm cho người ta hiểu được ý nghĩa của nó; vậy nên kỹ năng thuyết trình là điều vô cùng quan trọng.
  • Vững đam mê: đây có lẽ là yếu tố quyết định bạn có theo đuổi ngành khoa học dữ liệu đến cùng hay không và trong tương lai nó là thứ giữ bạn lại với ngành nghề này; nếu bạn vẫn còn băn khoăn về việc làm cách nào để xây dựng, để giữ vững đam mê khoa học dữ liệu, video sau sẽ mang đến cho bạn một góc nhìn mới.

Có nên lựa chọn học ngành Khoa Học Dữ Liệu?

Việc nên hay không nên lựa chọn học ngành này sẽ cần được cân nhắc kỹ càng thông qua việc bạn dành thời gian để trả lời 3 câu hỏi quan trọng trong việc định hướng nghề nghiệp:

(Bạn có thể tham khảo thêm về phương pháp định hướng nghề nghiệp qua bài viết này để hiểu rõ hơn)

  1. Điều bạn yêu thích và mong muốn có được khi làm ngành Khoa Học Dữ Liệu?
  2. Điểm mạnh gì có thể phát triển, điểm yếu gì cần lưu ý cải thiện để đạt được kết quả khi theo đuổi ngành Khoa Học Dữ Liệu?
  3. Sau khi học xong bạn sẽ dự tính làm việc ở đâu và lên những cấp bậc gì trong ngành Khoa Học Dữ Liệu?

Với những câu hỏi này, bạn sẽ từng bước rõ ràng hơn về quyết định của chính mình.

Với câu hỏi số 1, bạn sẽ nhìn ra được điều mình thực sự muốn khi theo đuổi ngành này từ đó trở thành động lực giúp bạn vượt qua nhiều khó khăn, chông gai khi theo đuổi.

Ví dụ: Bạn muốn trở thành một người Chuyên viên Phân tích dữ liệu vì bạn mong muốn sau này có thể xây dựng hệ thống dữ liệu cho công việc kinh doanh của gia đình bạn, việc giúp đỡ và hỗ trợ ba mẹ khiến bạn cảm thấy rất vui.

Chuyên viên Phân tích
Chuyên viên Phân tích dữ liệu

Với câu hỏi số 2, sẽ giúp bạn tự tin hơn vào bản thân khi đã hiểu về năng lực của chính mình.

Để trả lời được câu hỏi này, bạn cần đối chiếu lại bản thân trong quá khứ, dựa vào những đánh giá từ những người xung quanh làm cơ sở để trả lời.

Hoặc để nhanh hơn bạn có thể sử dụng một số công cụ hỗ trợ xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản thân như: Sinh trắc vân tay, trắc nghiệm MBTI, DISC,… 

Ví dụ:

Dựa công cụ Sinh trắc vân tay, có thể tạm chia thành 2 thiên hướng chính:

  • Thiên hướng về chuyên môn logic: phù hợp với năng lực đi sâu vào kỹ sư kỹ thuật và xây dựng các thuật toán dữ liệu mới.
  • Thiên hướng về dựa trên dữ liệu để phân tích, ứng dụng vào kinh doanh, doanh nghiệp: sẽ thiên về chuyên viên phân tích dữ liệu, Chuyên viên phân tích kinh doanh,… 
nganh-khoa-hoc-du-lieu
Thiên hướng về chuyên môn logic và ứng dụng kinh doanh

Với câu hỏi số 3, bạn sẽ giúp bạn đưa giấc mơ trở về thực tế để từ đó đảm bảo rằng bạn sẽ có thể làm được điều mình thích, phù hợp nhưng vẫn có thể có thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình.

Để trả lời bạn sẽ cần thu thập thông tin về ngành dựa trên mối quan hệ, bố mẹ, anh chị, thầy cô,… để tìm ra hướng công việc phù hợp.

Hy vọng nội dung bài viết này sẽ hữu ích với bạn!

Nếu bạn đang vẫn còn đang băn khoăn về định hướng nghề nghiệp phù hợp của bản thân và cần sự giúp đỡ.

Đừng ngại! Hãy liên hệ với CAD để được tư vấn và hỗ trợ bạn nhé!

Vote sao cho CAD nhé!

Đánh giá hiện tại: 5 / 5. Số lượng 1

Hãy là người vote sao đầu tiên cho CAD!

NHỮNG NỘI DUNG TƯƠNG TỰ