Chia sẻ bài viết này
0
(0)

Từ lâu học Dược đã gắn liền với 3 thứ: GIỎI, GIÀU và “DAI”!

Bộ 3 keywords này đến từ đâu? Bạn có đủ sức “trụ” lại với ngành nghề quốc dân này? Cùng CAD giải mã NGÀNH DƯỢC để biết bản thân có phù hợp theo đuổi đam mê khoác áo blouse trắng hay không nhé!

Ngành Dược chưa bao giờ hết hot!

Bạn có bao giờ thắc mắc làm cách nào mà “các cô chú bán thuốc tây” lại có khả năng giải mã được “hoa văn” trong đơn thuốc bệnh viện, ghi nhớ tên và công dụng của cả trăm loại thuốc bán trên kệ hay chưa? Đó có lẽ là lý do khiến người ta cảm thấy dược sĩ là cái gì đó rất GIỎI và NGẦU!

Chưa kể khi nhìn thấy mọi người phải xếp hàng để mua thuốc mà không một ai có thể trả giá thì gần như mặc định về độ GIÀU của các tiệm thuốc Tây! 

Điều quan trọng nữa khi nói về độ hot của ngành dược chính vì nó là một phần không thể thiếu của xã hội, toàn dân là khách hàng và chẳng lo bị “out trend”.

Cuối cùng nếu bạn để ý các công ty dược vẫn liên tục cho ra rất nhiều loại thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng,… nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội. Mặt khác các viện nghiên cứu lớn trên thế giới điều đang ngày đêm thử nghiệm điều chế thuốc đặc trị bệnh hiếm, chữa ung thư,… những công trình nghiên cứu của họ tạo nên sự CAO QUÝ của ngành Dược nói chung. 

Một ngành gắn liền với sự GIỎI – GIÀU – NGẦU – CAO QUÝ thì sức hút của nó với giới trẻ là điều không phải bàn cãi!

Chọn học ngành Dược
Chọn học ngành Dược

Đại học hay Cao đẳng – lối đi nào cho ngành Dược?

Ở đây chúng ta không phủ nhận tầm quan trọng của bằng cấp trong ngành Dược. Điều đáng nói ở đây là có người vẫn hiểu lầm về giá trị của bằng cấp và cho rằng học Cao đẳng thua kém Đại học, sự thực ra sao xem clip sau sẽ rõ:

Ngành Dược và công việc trong ngành dược

Xét về khía cạnh đào tạo, ngành Dược là một ngành nằm trong y tế cung cấp các kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về bào chế, sản xuất, khám chữa bệnh và phân phối các loại thuốc phục vụ sức khỏe con người.

Ngành Dược có liên hệ mật thiết với ngành y và người làm việc trong ngành dược được gọi chung là Dược sĩ.

Ứng với từng chuyên môn, ngành dược được chia thành: 

  • Dược lâm sàng: chuyên sâu về hoá dược (dược lực học và dược động học của phân tử thuốc); sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc trong Khoa Dược của các bệnh viện với nhiệm vụ đảm bảo chất lượng thuốc và tư vấn kê đơn thuốc.
  • Dược cổ truyền: học cách phân loại và sử dụng các nguyên liệu dược Đông-Tây Y; sinh viên có thể làm việc tại các cơ sở y tế hoặc bệnh viện Y học cổ truyền,…
  • Kiểm tra chất lượng thuốc: học về đánh giá, kiểm nghiệm chất lượng nguyên liệu, thành phẩm thuốc; sinh viên có thể làm việc tại các Trung tâm kiểm nghiệm thuốc hoặc giám sát quy trình sản xuất thuốc chữa bệnh,…
  • Sản xuất, phát triển thuốc: học chuyên sâu về các kỹ thuật bào chế thuốc; sinh viên có khả năng đảm nhận vị trí nghiên cứu, bào chế thuốc,…
  • Quản lý cung ứng thuốc: kiến thức về giải pháp cải thiện chất lượng sản xuất thuốc và tổng hợp các bộ luật liên quan đến điều chế/kinh doanh thuốc; sinh viên ra trường có thế làm việc tại các cơ sở y tế hoặc kinh doanh bán lẻ thuốc chữa bệnh,…
Ngành Dược bao gồm những nghề nghiệp nào?
Ngành Dược bao gồm những nghề nghiệp nào?

Trong ngành Dược bạn hoàn toàn có thể học lên Thạc sĩ, Tiến sĩ chuyên sâu theo từng chuyên ngành với cơ hội trở thành Chuyên viên nghiên cứu, Giảng viên,…

Học ngành Dược có khó không?

“Ngành Dược có khó không?”

Xin thưa rằng: “Nó không khó, mà là RẤT KHÓ!”

CAD sẽ đưa ra cho bạn một vài lý do “chế.t người” về độ khó của ngành Dược ngay bây giờ:

  • Chuyên môn chuyên sâu với vô vàn kiến thức mới, khó hiểu, khó thực hiện.
  • Kiểm tra gắt gao, nguy cơ “tạch” rất cao và nó sẽ khiến bạn trở thành sinh viên “plus” DAI nhất trường!
  • Không chỉ tiếng Anh, bạn còn phải tập làm quen với tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nhật,… để ít nhất là đọc được tên thuốc/hợp chất.
  • Hàng trăm ngàn cái tên và công dụng/tác dụng phụ… của thuốc cần được “in” vào đầu.
  • Ngành Dược không thể có những thứ “hình như”, “em nghĩ”, “chắc là”… mà nó cần sự chính xác tuyệt đối vì đặc thù ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng con người.
  • Học giỏi Hóa chưa chắc đã giỏi Dược, vì dược không đơn giản là giải phương trình hay phân biệt chai mất nhãn! Nó là liên quan đến nhiều thứ khác thậm chí là Luật.

Nếu vẫn chưa thấm được nỗi đau ngành dược thì cứ hỏi thử các liền anh, liền chị đang học năm 3, năm 4, năm 5, năm “plus” đi thì biết!

….

Đến đây nếu như bạn bỗng nhiên thấy “rén” thì ok nó là chuyện quá sức bình thường^^

Nhưng nếu bạn vẫn quyết “đâm đầu” dù chưa biết “tụ đam mê đánh lo âu” bằng cách nào thì xem ngay clip này, nó sẽ giúp bạn học cách yêu thích và sống trọn với thứ mình thực sự “say”:

 

Tố chất cần có ở một người học ngành Dược

Một điều tréo ngoe là cái mà mình thích chưa chắc đã phù hợp. Vậy nên dù bạn đã xác định được “tình yêu” với ngành Dược thì vẫn phải xét qua một bước nữa đó là các tố chất cần có ở người học dược.

Bước này sẽ cho bạn cái nhìn tổng quan về con người ngành Dược, một mặt là tự soi mình, mặt khác dựa vào đó để lên kế hoạch rèn luyện phù hợp nhé:

  1. Ham học hỏi: vì có rất rất nhiều kiến thức nền tảng, kiến thức mới mỗi ngày.
  2. Siêu cấp kiên trì: đơn giản vì nó vừa khó, vừa dài, vừa mệt, vừa tốn thời gian nên người học phải thực sự rất kiên trì mới theo tới cùng được.
  3. Cẩn thận, tỉ mỉ: đặc thù đòi hỏi độ chính xác nên cẩn thận là điều không phải bàn cãi ở đây.
  4. Khả năng ghi nhớ: kiến thức rộng nên hiển nhiên cần một “bộ nhớ” tốt.
  5. Giỏi ngoại ngữ: để đọc thêm tài liệu nước ngoài, thông tin thuốc, trao đổi nghiên cứu,…
  6. Yêu thích ngành Dược từ góc độ nhân văn chứ không phải là kinh tế: nó thể hiện cái tâm của người học Y nói chúng, từ cái tâm đó nuôi dưỡng đam mê và chúng ta kiên trì với nó.
    Cần những tố chất gì để học tốt ngành Dược?
    Cần những tố chất gì để học tốt ngành Dược?

Làm sao để biết bạn thực sự phù hợp với ngành Dược?

Sau khi nhìn thấy những khó khăn mà sinh viên Dược phải đối diện và cả những yếu tố cần có ở một người học dược mà bạn vẫn phân vân trước câu hỏi: “Có nên học ngành này hay không?” thì đã đến lúc bạn phải làm bài test!

Nói “test” nghe khá nghiêm trọng nhưng thực chất đó chỉ là một phép thử và CAD sẽ gợi ý cho bạn 2 cách sau đây:

Cách 1: tiếp tục search sau khi đọc xong bài viết này bạn sẽ có một list các thông tin về ngành dược để tự so sánh và đánh giá; để cách này đạt hiệu quả cá nhân bạn cần có kiến thức nhất định về ngành dược để lọc được thông tin chuẩn và dĩ nhiên việc mò mẫm trên internet tốn khá nhiều thời gian.

Cách 1: nếu bạn tin tưởng vào khoa học như cách bạn đến với ngành dược, CAD giới thiệu đến bạn một phương pháp mang tên Sinh Trắc Vân Tay với khả năng giúp chúng ta:

  • Khai phá bản thân: tìm ra được ĐIỂM ĐẶC BIỆT của TÍNH CÁCH và TIỀM NĂNG não bộ
  • Giúp các bạn KHÁM PHÁ NHANH HƠN điểm mạnh bẩm sinh – điểm yếu cố hữu – ƯU THẾ CẠNH TRANH trong công việc
  • Tìm ra cho mình PHƯƠNG PHÁP làm việc theo đúng SỞ TRƯỜNG
  • Khám phá về 8 loại hình thông minh và biết mình sở hữu loại nào
  • Nắm bắt thiên hướng phát triển ngành nghề theo đúng tiềm năng và sở thích, tìm ra CÔNG VIỆC PHÙ HỢP NHẤT VỚI BẠN

Để được tư vấn kỹ hơn về phương pháp này, bạn vui lòng truy cập TẠI ĐÂY.

Nếu vẫn còn nhiều phân vân về cách chọn nghề nghiệp chuẩn thì có thể tham khảo video sau nhé:

Tips rèn luyện cho sinh viên ngành Dược

Khi bạn kiên nhẫn đọc đến phần này điều đó cho thấy bạn đã xác định được ít nhất 50% việc sẽ quyết tâm theo đuổi ngành Dược. Vậy nên để bắt đầu một hành trình suôn sẻ, CAD sẽ chỉ ra cho bạn một số tips rèn luyện cho sinh viên ngành học này nhé:

  • Rèn luyện ngoại ngữ bằng cách đọc nhiều: tăng khả năng tiếp xúc sẽ giúp các bạn nhớ được từ vựng một cách tự nhiên nhất thay vì cố gắng học thuộc từng từ một.
  • Không chỉ sách hãy theo dõi cả người viết nên cuốn sách: bạn sẽ học được từ tác giả tầm nhìn, phong cách và đạo đức nghề nghiệp.
  • Tham gia vào các CLB học thuật: điều này giúp bạn rèn luyện chuyên môn không ngừng bằng việc trao đổi, học hỏi giữa các thành viên. 
  • Lập nhóm/Tham gia CLB thể dục thể thao: có sức khỏe là có tất cả, là dược sĩ đừng để mình bị ốm trước cả bệnh nhân nhé^^
  • Tham gia hội thảo chuyên đề: cơ hội giao lưu và tiếp thu kiến thức mới không thể bỏ qua của các sinh viên dược.
  • Tạo bảng kế hoạch/take note cụ thể: ghi trước và ghi lại tất cả những gì mình làm khi thực nghiệm sẽ giúp bạn dễ dàng kiểm soát, điều chỉnh được hiệu quả công việc.
Học ngành Dược cần rèn luyện những gì?
Học ngành Dược cần rèn luyện những gì?

Xây dựng con đường sự nghiệp trong ngành Dược

Ở phần cuối cùng này CAD sẽ cho bạn thấy con đường sự nghiệp của mình sẽ biến chuyển như thế nào qua clip sau:

Tất nhiên ở mỗi ngành nghề và hoàn cảnh các chức danh thăng tiến sẽ khác nhau, nhưng chung quy lại nếu bạn thực sự tập trung nỗ lực thì CAD tin rằng bạn sẽ làm được!

Cảm ơn bạn đã dành thời gian cho bài viết này, trước khi thoát trang đừng quên đánh giá sao và có thể để lại comment về bất kỳ ngành học nào muốn tham khảo nhé. CAD sẽ rất vui nếu được giúp bạn!

Chúc mọi người một ngày thực ý nghĩa^^

Vote sao cho CAD nhé!

Đánh giá hiện tại: 0 / 5. Số lượng 0

Hãy là người vote sao đầu tiên cho CAD!