Góc ATD là gì?
ATD là tốc độ xử lý thông tin tại các bán cầu não: Có khoảng 100 tỉ tế bào thần kinh trong bộ não con người. Thông tin vận hành giữa các tế bào thần kinh và tốc độ chậm nhất là 260 mph hoặc 416km/h. ATD phản ánh khả năng phối hợp giữa các cơ và não trong việc truyền đạt và truyền tải thông tin. Tất cả các thông tin được truyền tải thông qua thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác và xúc giác đến các tế bào thần kinh và giao cho bộ não để phân tích xử lý.
Cách Tự Đo Góc ATD
- Dùng bút mực chấm vào 3 góc, là giao điểm vân tay của ba đường ở dưới cổ tay, ngón trỏ và ngón út, sau đó khép bàn tay lại và úp xuống tờ giấy trắng.
- Đo cho cả tay trái và tay phải (tay trái tương ứng với não phải và tay phải thì ngược lại)
- Xác định 3 giao điểm trên lòng bàn tay
- Nối 3 điểm lại với nhau
- Đo bằng thước đo độ, láy góc từ cổ tay đi lên.
Có thể hiểu. Khi đo góc ATD là ta đo 3 góc ở dưới ngón tay út, ngón tay trỏ, và cổ tay.
- Ngón tay út tương ứng với thùy chẩm – thể hiện khả năng quan sát, tiếp nhận thông tin thông qua thị giác.
- Ngón tay trỏ, tương ứng thùy trán – thể hiện khả năng tư duy, suy nghĩ, xử lí thông tin.
- Dưới cổ tay, tương ứng với ngón tay cái – thể hiện khả năng ra quyết định hành động.
Góc ATD < 35 Độ (Rất Nhanh)
Nếu bạn sở hữu góc ATD ở mức <35 độ thì chứng tỏ tốc độ xử lý thông tin của bán cầu não rất nhanh, rất nhạy bén trong việc tổng hợp và xử lý thông tin. Phản xạ nhanh nhạy. Điều này thể hiện bạn là người thông minh trong học tập, luôn nhanh chóng tìm kiếm phương pháp học tập và tìm ra các vấn đề để có thể hiểu rõ hơn.
Góc ATD càng nhỏ càng thể hiện phản xạ cơ bắp nhanh nhạy, có tố chất thể thao, nếu tập luyện có thể trở thành vận động viên chuyên nghiệp.
Việc học tập đối với bạn khá dễ dàng, bởi bạn dễ dàng xác định các điểm mấu chốt vấn đề.
Tuy nhiên, bạn dễ mất kiểm soát trong cảm xúc, dễ bị nhảy cảm quá mức với những vấn đề không cần thiết. Thường có những căng thẳng và lo lắng có thể phát sinh từ tính quá nhạy cảm. Đôi khi hay quan trọng hóa và nghiêm trọng quá vấn đề.
* Khuyến nghị:
Bạn là người rất nhanh nhạy, nhanh trí và có óc nhận thức sắc bén. Nhưng khi phải đối diện với một vấn đề nào đó bạn nên đối diện với một tinh thần thoải mái nhất.
Trong cuộc sống nếu có thể hãy mang theo một quyển sổ tay để có thể ghi tất cả lại những ý tưởng mà bạn đột nhiên nghĩ ra, và xây dựng kế hoạch để thực hiện ý tưởng này, sau này bạn sẽ thấy điều này vô cùng hữu ích.
Trước mỗi vấn đề nên hít một hơi thật sâu, điềm tĩnh và kiểm tra kỹ kết quả, tránh hấp tấp vội vàng, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động.
Góc ATD Từ 35-40 Độ (Nhanh)
Nếu bạn ở khoảng này thì bạn có được khả năng tổng hợp và xử lý thông tin khá nhanh.
Đa số mọi người ở mức này.
Những người ở mức này có sự cân bằng hai bán cầu não trong quá trình quan sát và xử lý thông tin. Bạn thường nắm khá vững các phương pháp tiếp thu kiến thức, có những suy luận chắc chắn, phản ứng nhạy bén, cơ thể nhanh nhẹn. Bạn có khả năng tự học, tự lực trong cuộc sống.
* Khuyến nghị:
Bạn thuộc những người khá thông minh và có khả năng thể hiện sự tự tin và nhạy bén. Vì thế hãy tận dụng tối ưu trí tuệ, thực hành và bồi dưỡng kiến thức, phát huy năng lực và tính chuyên nghiệp trong lĩnh vực của mình.
Góc ATD Từ 40-45 Độ (Bình Thường)
Nếu bạn ở mức này thì khả năng xử lý thông tin của bạn nằm ngưỡng trung bình.
Góc ATD nằm trong ngưỡng này nghĩa là tình trạng não trạng của bạn trong trạng thái cân bằng và ổn định về kỹ năng quan sát và khả năng thực hiện công việc, kỹ năng vận động.
* Khuyến nghị:
Với những cá nhân có chỉ số ATD trong khoảng này thì khi học tập cần xây dựng mục tiêu học tập của riêng mình.
Biết các tự tạo động lực cho mình. Điều này sẽ giúp khơi dậy hứng thú và mong muốn học hỏi cao hơn.
Góc ATD > 45 Độ (Chậm)
Góc độ ATD và độ nhạy bén trong học tập >45 thì thể hiện bán cầu não phản ứng chậm trong việc tiếp nhận thông tin. Thế nhưng, tốc độ tiếp nhận và xử lý thông tin chậm không có nghĩa là những người này kém thông minh hơn người khác mà chỉ là họ cần nhiều bước hơn để xử lý thông tin, đơn giản hóa thông tin.
Do đó, không nên ép bản thân học nhiều thứ trong cùng một lúc mà nên chia ra thành từng bước nhỏ và dành nhiều thời gian để thực tập bằng cách lặp đi lặp lại.
ATD cao cần tìm hiểu thêm chỉ số TFRC
* Khuyến nghị:
Phản ứng chậm trong việc tiếp nhận thông tin không liên quan đến trí thông minh mà đơn giản là họ cần nhiều thời gian suy nghĩ. Những lời động viên vào những thời điểm thích hợp sẽ rất là cần thiết để xây dựng sự tự tin, rèn luyện bản thân.
Những người này rất phù hợp với những hoạt động cần sự kiên trì và sức bền như chạy bộ, các hoạt động nhẹ nhàng.
Tổng Kết
Chỉ số ATD phản ánh tốc độ xử lý thông tin của cả bán cầu não trái và bán cầu não phải ở mỗi cá nhân. Nhờ vào những tác động phù hợp từ bên ngoài mà chỉ số từ góc ATD có thể thay đổi theo chiều hướng tích cực. Vì vậy có thể nói, việc xác định được chỉ số ATD càng sớm càng tốt để có phương pháp phù hợp.
Tuy nhiên việc rèn luyện để cải thiện độ nhạy phản xạ của mỗi cá nhân cũng cần có sự phù hợp. Tức là ban cần nắm được chỉ số ATD ở trong khoảng nào để xây dựng phương pháp rèn luyện phù hợp nhất.
Đối với trẻ em dưới 10 tuổi góc ATD có những biến đổi và chưa ổn định nên có thể trừ theo sai số gữa số tuổi và số độ. Số tuổi và số độ bị trừ tổng bằng 10.
Ví dụ:
– Trẻ 1 tuổi, khi đo được số độ là 44 thì trừ đi 9 là 35 độ
– Trẻ 6 tuổi, khi đo được số độ là 44 thì trừ đi 4 là 40 độ.