THẤU HIỂU BẢN THÂN là cụm từ rất dễ để nói, nhưng có mấy người làm được điều này.
Mỗi sáng thức dậy, bạn có từng cảm thấy bản thân “trống rỗng”, không muốn làm gì, cứ ngồi thẫn thờ kể cả điện thoại cũng chả thèm bấm luôn không? Đã bao giờ bạn tự hỏi “Tại sao mình thấy mệt mỏi, tự ti, bế tắc thế này?”?
Có những ngày chúng ta tự tin nhận deadline rồi lại điên cuồng khẳng định bản thân qua hàng đống công việc mình làm. Hay chúng ta tích cực thay đổi bản thân theo những định kiến của người khác, rồi lại quên mất bản thân mình là ai.
Đừng lo nếu có những ngày như thế. Chỉ là tâm hồn bạn đang rung lên hồi chuông cảnh báo. Bảo rằng bạn đã quá vội vã quay cuồng rồi! Hãy chậm lại một nhịp và quay lại thấu hiểu bản thân mình, yêu thương nó nhiều hơn một chút nữa đi.
Tại sao chúng ta đánh mất chính mình?
- Chúng ta thường đặt nhu cầu của mọi người lên trên bản thân mình. Việc quá tập trung vào người khác khiến ta không nhận ra điều mình thực sự mong muốn là gì? Vì vậy, Chúng ta mất kết nối với suy nghĩ và cảm giác của mình. Bạn có thường xuyên dùng điện thoại hoặc ăn vặt mỗi khi cảm thấy khó chịu? Những thứ này khiến chúng ta mất đi cảm giác tò mò và quên đi cảm giác thật sự của mình và dần dần không nhận ra được chính mình.
- Những thay đổi quan trọng trong cuộc sống; những trải nghiệm như ly hôn, nghỉ hưu, mất việc làm, cái chết của người thân, hoặc các sự kiện đau thương khác cũng có thể dẫn đến mất cảm giác của bản thân, đặc biệt là các phần liên quan đến cá tính của chúng ta.
- Có thể chúng ta cảm thấy xấu hổ và cố che giấu mình. Có thể chúng ta bị chỉ trích hoặc bị trêu chọc là tồi tệ, kỳ lạ, xấu xí, ngu ngốc hay vô dụng. Có thể bạn thích chơi cờ vua, nhưng những người xung quanh lại nói tham gia vào câu lạc bộ cờ chẳng “cool” tí nào, thế là, chúng ta bỏ cờ vua. Hoặc chúng ta xấu hổ vì giới tính thật của mình, cố gắng chối bỏ nó và sống theo những quan điểm “vốn phải là như vậy” của người khác. Có thể chúng ta đã và đang được dạy làm sao thích nghi với hoàn cảnh để tồn tại được trong xã hội rất hay biến động này. Chúng ta đang cố “ấn một hình vuông vào cái khung hình tròn” và cố gắng trở thành mẫu hình khác với bản thân.
Kết quả là, chúng ta quên mất bản thân mình “trông” như thế nào. Ngoại hình, cách thể hiện cảm xúc, những ước mơ và cả cách chúng ta chăm sóc cơ thể mình đều dựa trên những tiêu chuẩn của xã hội để điều chỉnh. Thế rồi, bạn tự hào rằng phiên bản hiện tại của bản thân là tốt nhất. Nhưng thật ra, bạn đang đánh mất dần con người thật của chính mình, để đổi lại là hình mẫu hoàn hảo trong mắt người ngoài.
Xem thêm: 3 cách lắng nghe bản thân mà ít ai biết
Gấp 10 lần hiệu quả thấu hiểu bản thân
“Time for yourself!” – “Thời gian chỉ dành riêng cho mình – cắt hết những xao động ồn ào bên ngoài!”
Làm sao mình lắng nghe được nếu xung quanh mình toàn là những tin nhắn, email, điện thoại của người này, kẻ kia, những lời khen chê, xì xầm…?!
Một chút nhỏ, mỗi ngày… Dẹp hết tất cả những thứ đó qua 1 bên, trong 1 khoảnh khắc thôi cũng được, để lắng nghe! Phải lắng lại thì mới nghe được!
Lên cho mình 1 khoảng thời gian nhỏ mỗi ngày, chỉ dành nó cho riêng các bạn… tập thể dục nhẹ nhàng, đi dạo loanh quanh sau khi ăn tối, ngâm mình trong bồn tắm… cách ly với những thiết bị công nghệ và những mối quan hệ… Chúng ta buộc phải có 1 chút thời gian chỉ dành riêng cho mình, 15 phút thôi cũng được!
36 câu hỏi giúp bạn THẤU HIỂU BẢN THÂN tốt hơn
Những lời đàm tếu bên ngoài, những tiếng “ting ting” của điện thoại hay những deadline từ trường học, công việc khiến bạn như đang đi vào một khu rừng. Bạn đi từng bước một theo “dòng đời xô đẩy”. Và, bạn đánh mất bản thân mình trong mớ bòng bông đó.
Đặt câu hỏi là một cách rất tuyệt vời để tìm ra vấn đề của mình. Nếu không muốn mình mãi ở trong khu rừng rậm ấy, hãy đọc và nghiền ngẫm những câu hỏi dưới đây. Sau đó tự hỏi mình ít nhất 1 lần để hiểu rõ bản thân mình đang có gì và muốn có gì trong cuộc sống này.
20 câu hỏi cho những kỹ năng và khả năng của bản thân
- Tôi có đang “bỏ phí” kỹ năng hay khả năng nào của mình không?
- Điểm yếu của tôi là gì? Điểm nào ở bản thân mà tôi rất ngại nhắc tới?
- Tôi có đang lo lắng thái quá việc người khác nghĩ gì về mình không?
- Tôi có thể tập thêm những thói quen nào khác?
- Từ khi nào tôi chỉ chăm chăm vào việc tôi trông như thế nào mà quên mất việc tôi đang cảm thấy ra sao?
- Điều mà tôi cam kết thay đổi là gì?
- Tôi có thể bắt đầu thói quen mới nào?
- Những bài học tôi đang được học là gì?
- Tôi đã và đang né tránh điều gì chỉ vì sợ hãi?
- Tôi đang học được gì trên hành trình chinh phục mục tiêu của chính mình?
- Điều tôi thích làm khi còn nhỏ mà đến hôm nay, tôi vẫn có thể thực hiện?
- Thành quả lâu dài mà tôi đang cố dựng xây là gì?
- Tôi có thể làm gì với những khó khăn, hạn chế của mình ngay bây giờ?
- Tôi có thể làm gì để nâng tầm giá trị của chính mình?
- Tôi học được gì từ nỗi sợ của mình?
- Điều mà tôi đã từ bỏ nhưng vẫn muốn được theo đuổi?
- Từ khi nào tôi trở nên do dự khi làm điều gì đó?
- Điều mà tôi rõ ràng phải từ bỏ là gì?
- Tôi đo lường sự thành công của mình như thế nào?
- Từ khi nào tôi cho phép từ “không” cản trở bản thân?
Xem thêm về các loại trí thông minh tại đây.
13 câu hỏi cho cảm xúc của bản thân
- Hiện tôi đang cảm thấy lo lắng về điều gì nhất?
- Trái tim đang dẫn lối tôi đi đến đâu?
- Tôi nên nói gì khi những người xung quanh đều im lặng?
- Tôi muốn cảm thấy như thế nào?
- Những dấu hiệu cho thấy tôi đang bị hiểu nhầm hay bị phớt lờ là gì?
- Khi nào tôi có thể “đầu hàng”?
- Khi nào tôi cần chịu trách nhiệm cho hành động của mình?
- Tôi đã vượt qua những thử thách nào trước đây?
- Tôi có thể trân trọng bản thân mình nhiều hơn nữa như thế nào?
- Ước mơ tôi đã từ bỏ nhưng vẫn luôn muốn thực hiện là gì?
- Từ khi nào tôi luôn chọn sống trong vùng an toàn?
- Điều gì tôi có thể thực hiện ngay bây giờ mà không cần lo lắng hay sợ thiếu tự tin?
- Kế hoạch mới cho cuộc đời của tôi là gì?
3 câu hỏi cho sóc sức khoẻ cơ thể
- Cơ thể tôi đang muốn gì?
- Một môn thể dục nào mà tôi luôn yêu thích luyện tập?
- Khởi đầu mới mà tôi có thể bắt đầu ngay là gì?
Kết luận
Mỗi ngày hãy cho mình một khoảng thời gian ngắn, yên tĩnh và thoải mái. Chọn ra một trong số 36 câu hỏi trên để tự hỏi mình. Bạn có thể viết ra 1 quyển sổ để hiểu rõ thêm bản thân và xác định mục tiêu cho cuộc sống của mình nhé. Việc viết ra cũng giúp cho những suy nghĩ của bạn ngăn nắp hơn nhiều đấy.
Nhớ là ĐỪNG TỰ ĐÁNH GIÁ mình, chẳng có câu trả lời nào là hoàn hảo! Bạn chỉ cần lắng lại và trả lời chân thật nhất là được.
Mong là những câu hỏi trên đã giúp bạn lắng lại để nghe được bản thân nhiều hơn, hiểu hơn về bản thân mình.
Và nếu ngay lúc này, bạn đang cần một công cụ NHANH, KHÁCH QUAN và CHÍNH XÁC để hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Dựa vào đó, bạn có thể xác định rõ ngành nghề PHÙ HỢP NHẤT với mình và cách làm việc năng suất hơn nhờ tận dụng sở trường của mình.
Bạn có thể tham khảo buổi tư vấn bằng Ứng dụng Sinh trắc vân tay CAD tại đây: https://insideoutcad.vn/cad-sinh-trac-van-tay/