Mục tiêu của bài viết này là để bạn có góc nhìn đa chiều về ngành hàng không,
Những cái được và những cái giá phải trả để theo được ngành hàng không.
Bên cạnh đó bài viết cũng cung cấp thêm cho bạn những kiến thức căn bản nhất để bạn hiểu rõ cuộc chơi bạn định bước vào sẽ có những gì?
và gợi mở cho các bạn lựa chọn phù hợp và khôn ngoan nhất.
ết thúc bài viết này, các bạn sẽ trang bị cho bản thân mình:
- Hiểu ngành hàng không là gì trong nhiều khía cạnh của cuộc sống
- Những cái được và những cái mất của ngành hàng không
- Những kiến thức khái quát về ngành để bạn hiểu rõ cuộc chơi bạn định bước vào
- Xác định được bản thân mình có phù hợp để phát triển lâu dài với ngành hàng không hay không
Ngành Hàng Không Là Gì ?
Ngành hàng không là lĩnh vực kinh tế vận tải, áp dụng kỹ thuật công nghệ cao, hiện đại với hoạt động mang tính quốc tế cao, gắn liền với an toàn và an ninh, buộc phải hoạt động đồng bộ trong một quy trình chặt chẽ. Trong ngành hàng không có rất nhiều nghề nghiệp đa dạng.
Những Lý Do Bạn Nên Chọn Ngành Hàng Không
Trong ngành hàng không, bạn có thể lựa chọn làm việc tại:
Các hãng hàng không
Hiện có hai hãng hàng không là Hãng hàng không quốc gia Việt Nam Vietnam Airlines và Hãng hàng không cổ phần Pacific Airlines.
Ngoài ra, còn có hai công ty dịch vụ bay là Công ty bay dịch vụ VASCO và Công ty bay dịch vụ dầu khí SFC.
Các cảng hàng không
Là tổ hợp công trình bao gồm sân bay, nhà ga và các trang, thiết bị, công trình mặt đất cần thiết khác được sử dụng cho máy bay đi và đến, thực hiện các dịch vụ vận chuyển hàng không.
Việt Nam có 3 cụm cảng hàng không ở ba khu vực Bắc, Trung, Nam gồm 20 cảng hàng không.
Các trung tâm quản lý bay
Là đơn vị có chức năng điều hành, cung ứng dịch vụ không lưu và các dịch vụ phụ trợ khác nhằm đảm bảo an toàn, điều hoà và có hiệu quả cho tất cả các máy bay dân dụng hoạt động tại các cảng hàng không.
Hiện chúng ta có 3 trung tâm quản lý bay: Nội Bài (miền Bắc), Đà Nẵng (miền Trung), Tân Sơn Nhất (miền Nam).
Môi trường làm việc năng động
Làm việc trong ngành hàng không, bạn luôn sống trong không khí của sự vận động liên tục cho các chuyến bay với nhiều cơ hội tiếp xúc với những khuôn mặt mới đến từ bốn phương trời. Bạn cũng có nhiều cơ hội được đi máy bay miễn phí hoặc giảm giá, như một chính sách đãi ngộ của các hãng hàng không với nhân viên của mình.
Nhiều cơ hội ứng tuyển
Vận tải hàng không là một ngành có tốc độ tăng trưởng rất nhanh, nhu cầu tuyển dụng lớn và luôn tuyển công khai thành từng đợt hoặc quanh năm, tuỳ nhu cầu của từng bộ phận. Nhiều loại hình công việc chỉ tuyển người có trình độ lao động phổ thông. Nếu thuộc đội ngũ nhân lực chất lượng cao trong ngành, bạn sẽ có nhiều cơ hội để khẳng định và học tập, tu dưỡng.
Liệu Bạn Có Thật Sự Đam Mê Vơi Ngành Hàng Không ?
Có thể bạn đang quan tâm và có hứng thú với ngành hàng không.
Tuy nhiên, ngành hàng không có thật sự là đam mê của bạn để theo lâu dài.
Hãy xem video này để hiểu đam mê thật sự là gì và cách để đi tìm được đam mê.
Những Lý Do Bạn Không Nên Chọn Ngành Hàng Không
Giờ giấc làm việc khắc nghiệt
Giờ giấc làm việc trong ngành hàng không khá khắc nghiệt. Công việc ở tất cả các bộ phận đều phải làm ca đêm, trong cả ngày nghỉ cuối tuần và lễ tết. Một số vị trí như nhân viên làm việc ở sân bay chẳng hạn, được yêu cầu làm việc ngoài trời trong mọi điều kiện thời tiết với những công việc khá nặng nhọc.
Về thị trường
Thị trường đã có dấu hiệu hồi phục nhưng mới chỉ ở thị trường nội địa trong khi thị trường quốc tế, nơi mang lại hơn 60% doanh thu cho các hãng hàng không Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn để có thể đạt được như mức trước dịch (năm 2019).
Các thị trường du lịch lớn của Việt Nam như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan vẫn chưa được kích hoạt do các quốc gia này vẫn duy trì các biện pháp chống dịch ở những mức độ khác nhau, chưa tạo điều kiện cho du lịch quốc tế.
Thị trường khách Nga thì bị đóng băng, chưa biết đến khi nào mở lại do xung đột Nga – Ukraine. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của COVID19, trên bình diện quốc tế, thu nhập của người dân bị tác động lớn.
Do vậy người dân có xu hướng thắt chặt chi tiêu, tiết giảm nhu cầu không cần thiết trong đó có nhu cầu du lịch quốc tế.
Về tài chính
Sau 2 năm chống chọi với đại dịch, các đơn vị trong ngành hàng không, đặc biệt là các hãng hàng không Việt Nam đều chật vật, xoay xở để có nguồn tài chính, dòng tiền trong việc duy trì hoạt động.
Việc bảo đảm nguồn vốn để phát triển giai đoạn hậu COVID-19 là một thách thức lớn đối với các hãng hàng không.
Về nguồn nhân lực
Với việc khai thác cầm chừng, có giai đoạn gần như đóng băng (đỉnh điểm vào nửa cuối năm 2021) đã gây ra sự xáo trộn, thay đổi về nhân lực của các hãng hàng không Việt Nam.
Ngoài việc chức lại bộ máy, sắp xếp lao động theo hướng tinh gọn, giảm bớt các tầng nấc trung gian để giảm bớt chi phí về tiền lương thì cũng dẫn đến việc chuyển dịch lao động sang các ngành nghề lĩnh vực khác.
Với việc phục hồi của thị trường hàng không, gia tăng nhu cầu khai thác trên phạm vi toàn cầu, các hãng hàng không đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt lao động chuyên môn, nhất là tổ bay, nhân viên kỹ thuật và các hãng hàng không Việt Nam cũng không phải ngoại lệ.
Về Giá nhiên liệu
Giá nhiên liệu, sau một giai đoạn dài giữ ổn định ở mức thấp thì hiện giá xăng dầu hàng không liên tục tăng trong giai đoạn vừa qua và chưa có tín hiệu giảm nhiệt.
Việc giá nhiên liệu Jet A1 trên 160 USD/thùng (tăng gần 30% so dự kiến) và chiếm trên 40% chi phí khai thác của các hãng hàng không, áp lực chi phí lên hoạt động các hãng hàng không đang rất nặng nề và đây là một thách thức không nhỏ đến các hãng hàng không nói riêng và ngành hàng không nói chung.
Về tình hình chiến sự giữa Nga và Ukraine
Tình hình chiến sự giữa Nga và Ukraine đã khiến cho hoạt động khai thác hàng không quốc tế bị ảnh hưởng do phải tránh không phận Nga và vùng chiến sự và điều này cũng ảnh hưởng đến các đường bay Châu Âu của các hãng hàng không Việt Nam khi phải bay vòng, phát sinh thêm chi phí.
- Mô hình tổ chức ngành HKDD Việt Nam; chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các đơn vị trong ngành Hàng không Việt Nam
- Cơ cấu, tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, vai trò, vị trí của Nhà chức trách ngành HKVN (Cục Hàng không Việt Nam) và Nhà chức trách tại Cảng Hàng không – Sân Bay (các Cảng vụ hàng không)
– Hệ thống quản lý Nhà nước về HKDD: Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng không Việt Nam, Các Cảng vụ hàng không; các Bộ, ngành liên quan (Quốc phòng, ngoại giao…)
Những nội dung cơ bản của hệ thống pháp luật về HKDD
– Các quy định quốc tế về HKDD
- Các tổ chức quốc tế, khu vực và các mô hình hợp tác về HKDD
- Hệ thống các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia
- Hệ thống các phụ ước (Annex) của ICAO
- Các Hiệp định song phương và đa phương
– Về Pháp luật HKDD Việt Nam
- Những vấn đề cơ bản của Luật HKDD Việt Nam năm 2006 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2014, có hiệu lực từ ngày 01/07/2015.
Cảng Hàng không Sân bay
Về cảng hàng không, sân bay
– Khái niệm cảng hàng không, sân bay
– Phân loại cảng hàng không, sân bay
– Các công trình cơ bản và Các dịch vụ hàng không và phi hàng không tại cảng hàng không, sân bay.
– Khai thác cảng hàng không, sân bay
– Hệ thống cảng hàng không, sân bay ở Việt Nam
Quản lý hoạt động bay (ATM) và các dịch vụ hỗ trợ
– Về Quản lý hoạt động bay
– Về quản lý vùng trời:
- Phân chia vùng trời
- Các loại dịch vụ được cung cấp trong từng vùng trời
– Về dịch vụ không lưu:
- Quy tắc bay
- Dịch vụ kiểm soát không lưu
- Dịch vụ thông báo bay
- Dịch vụ báo động
- Các dịch vụ hỗ trợ (Thông tin HK, Không báo tin tức HK, Khí tượng HK, tìm kiếm cứu nạn, dịch vụ tư vấn không lưu…)
– Về quản lý luồng không lưu (ATFM)
An Ninh Hàng Không
– Về công tác an ninh hàng không.
– Quản lý việc đảm bảo an ninh hoạt động HKDD.
– Các quy định về an ninh hàng không (Quốc tế và Việt Nam).
– Hệ thống An ninh hàng không.
– Giám sát công tác An ninh Hàng không
An Toàn Hàng không
– Khái quát chung về an toàn hàng không.
– Quản lý việc đảm bảo an toàn hàng không.
– Giới thiệu hệ thống quản lý an toàn (SMS)
– Các quy định, văn bản quy phạm về an toàn hàng không
– Giám sát công tác An toàn Hàng không
Phục vụ mặt đất
– Tổng quan về phục vụ mặt đất
– Quy trình khai thác mặt đất phục vụ chuyến bay cho các hãng hàng không
– Chuyến bay thường lệ và không thường lệ
Học Ngành Hàng Không Ở Đâu ?
Bạn không biết để giỏi trong ngành hàng không thì nên học ở đâu? Học trường đại học hay học ở trường cao đẳng,…
Bạn hãy xem video này:
Bạn có thể tham khảo thêm video này:
Bạn có thể thi vào Trường Hàng không Việt Nam (104 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 8, Quận Phú Nhuận, Tp Hồ Chí Minh). Tuy nhiên, bạn cũng có thể đến với ngành hàng không bằng nhiều con đường khác: khối các trường kỹ thuật, khối hành chính văn phòng, khối kinh tế – tài chính… Đây là một ngành đa lĩnh vực và cơ hội luôn rộng mở với bạn.
Tố Chất và Kỹ Năng Cần Có
Điều kiện để trở thành tiếp viên hàng không
– Ngoại hình: Nữ 18-25 tuổi, cao 1,58-1,75m; nam 18-27 tuổi, cao 1,68 -1,82m, đối tượng dự tuyển phải có ngoại hình dễ nhìn, tươi tắn, cân đối, vì TVHK cần phải tạo được sự thiện cảm, thân thiện trong quá trình giao tiếp.
– Có sức khỏe tốt, không khuyết tật.
– Trình độ tiếng Anh giao tiếp lưu loát (TOEIC từ 255 điểm, TOEFL từ 350 điểm hoặc IELTS từ 3.5 điểm trở lên).
– Hoạt bát, nhanh nhẹn, ứng xử tình huống nhạy bén cũng là những tiêu chuẩn, tố chất cần thiết của một tiếp viên hàng không.
(Nguồn Vietnam Airlines)
Nếu bạn đang quan tâm về tố chất người người làm ở các vị trí khác trong ngành hàng không thì bạn có thể comment thì bài viết sẽ được cập nhật liên tục để giải đáp mọi thắc mắc của bạn.
Cách Để Xây Dựng Con Đường Sự Nghiệp Trong Ngành Hàng Không
PHI CÔNG
Làm công việc lái máy bay vận chuyển hành khách, thư hoặc hàng hoá v.v… Để trở thành phi công, trước hết bạn phải có bằng lái máy bay dân dụng. Điều này cũng có nghĩa là bạn phải vượt qua một kỳ thi tuyển đầu vào với những bài kiểm tra về sức khoẻ, kiến thức và ngoại ngữ, sau đó là rất nhiều bài học cùng hàng trăm giờ bay thử trước khi bạn chính thức có bằng lái máy bay trong tay.
Phi công hàng không dân dụng có thể điều khiển nhiều loại máy bay khác nhau, từ máy bay chở khách, máy bay chuyên dụng đến máy bay vận tải.
Công việc chính của phi công là chuẩn bị, trình hoặc kiểm tra các kế hoạch bay; kiểm tra số lượng hành khách và khối lượng hàng hóa, nhận định lượng nhiên liệu cần thiết, kiểm tra tình trạng thiết bị để xác nhận sự đảm bảo của quy trình bảo dưỡng; kiểm tra các thiết bị điều khiển máy bay. Trong quá trình bay, phi công bằng các biện pháp nghiệp vụ kỹ thuật của mình điều khiển máy bay theo sự chỉ dẫn của trạm không lưu, theo đúng quy trình an toàn. Ngoài ra, anh ta còn cung cấp cho hành khách các thông tin về chuyến bay, điều kiện thời tiết và các bến đỗ trong hành trình; điều hành tổ lái và tổ tiếp viên; báo cáo về quá trình bay với đài kiểm soát không lưu. Sau mỗi chuyến bay, phi công luôn chú ý viết báo cáo và lưu giữ nhật ký chuyến bay…
Với nhiệm vụ như vậy, phi công đòi hỏi phải có sức khoẻ tốt, thị lực tốt, thính lực tốt, không có bệnh về tim và các bệnh mãn tính. Ngoài ra, họ còn cần khả năng phối hợp và giao tiếp tốt, óc tổ chức, lên kế hoạch, kỹ năng định hướng, dẫn đường, khả năng tập trung cao độ trong một thời gian dài. Phi công cũng đòi hỏi phải là người có trách nhiệm, điềm đạm, bình tĩnh, tự tin.
- Yêu cầu tối thiểu với học viên dự khoá bay của Vietnam Airlines là bằng tốt nghiệp PTTH (với tuổi từ 17 đến 20); đã đang là sinh viên đại học, cao đẳng, trung cấp (với tuổi từ 20 đến 25), trình độ tiếng Anh bằng B trở lên, sức khoẻ đạt yêu cầu.
HUẤN LUYỆN BAY
Đây là vị trí công việc của những người dạy lái máy bay dân dụng. Họ nắm được tất cả các vấn đề lý thuyết và thực hành liên quan đến điều khiển máy bay cũng như các quy luật, quy tắc trong ngành hàng không, dẫn đường và điều kiện thời tiết. Ngoài các yêu cầu giống hệt như một phi công giàu kinh nghiệm bình thường, đó còn phải là người chín chắn, có trách nhiệm, cẩn thận, chu đáo, sẵn lòng giúp đỡ người khác, kiên nhẫn, sống tích cực, khả năng tự chủ cao.
NHÂN VIÊN KIỂM SOÁT KHÔNG LƯU
Là người theo dõi và trực tiếp hướng dẫn hướng đi của máy bay tại sân bay trong phạm vi đường bay, ngăn ngừa va chạm giữa các máy bay, phối hợp các hoạt động tìm kiếm và cứu nạnkhi có vấnđề phát sinh.
Nhân viên kiểm soát không lưu làm việc tại tháp điều khiển của sân bay và trung tâm kiểm soát rađa. Họ làm theo ca, tuỳ theo thời gian của các chuyến bay. Công việc chính của họ là giữ cho máy bay đi đúng hướng và gần với các phi trường, đảm bảo máy bay chỉ bay theo đường đi đã được lên sẵn chương trình, sử dụng rađa để theo dõi và điều chỉnh hướng đi của máy bay, duy trì thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến điện với phi công trên máy bay, hỗ trợ phi công trong các trường hợp khẩn cấp. Mỗi kiểm soát viên có một phận sự riêng như hạ cánh, tiếp cận,cất cánh, di chuyển trên mặt đất…
Kiểm soát viên không lưu đòi hỏi phải có khả năng tập trung cao độ vào công việc, phản xạ nhanh chóng, vững vàng trước áp lực công việc, có tinh thần trách nhiệm cao, giao tiếp thành thạo bằng ngoại ngữ (đặc biệt là tiếng Anh).
TIẾP VIÊN HÀNG KHÔNG
Phục vụ hành khách và những thành viên trên phi hành đoàn trên máy bay dân dụng, tiếp viên hàng không thực hiện các biện pháp nghiệp vụ đảm bảo có một chuyến bay an toàn và thoải mái.
Công việc chính của tiếp viên hàng không là soát vé, xếp chỗ, kiểm tra hành lý, hướng dẫn lối đi cho hành khách trước và trong chuyến bay;đảm bảo an toàn cho khách trong suốt chuyến bay thông qua việc hướng dẫn, làm mẫu các thao tác cấp cứu và các biện pháp an toàn cho khách sử dụng kiến thức sơ cứu để giúp đỡ những khách hàng yếu mệt; phục vụ ăn uống v.v…
Nơi làm việc chính của tiếp viên chính là trên máy bay, ở độ cao đến 10 ngàn mét. Họ làm việc theo ca, thời gian làm việc phụ thuộc vào lịch trình các chuyến bay và múi giờ. Công việc của họ tương đối căng thẳng và vất vả.
Yêu cầu với tiếp viên hàng không là sức khỏe tốt, khéo léo, khả năng giao tiếp tốt, cởi mở, bình tĩnh, có khả năng làm việc dưới áp lực cao, biết điều phối thời gian v.v… Tuổi tác, chiều cao và cân nặng được giới hạn trong từng vị trí công việc theo quy định của từng hãng hàng không.
Muốn theo nghề này, bạn phải đảm bảo các yêu cầu sau: tốt nghiệp PTTH, trải qua khóa đào tạo tiếp viên và tiếng Anh thành thạo, chiều cao từ 1,58 m đến 1,8 m (với nữ).
NHÂN VIÊN CÂN BẰNG TRỌNG TẢI
Công việc là tính toán trọng tải của hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu kiện thực tế cho máy bay, lên kế hoạch và lập sơ đồ xếp hàng, tính toán nhiên liệu. Yêu cầu: tốt nghiệp PTTH, tiếng Anh thông thạo, kỹ năng vi tính tốt, kỹ năng tính toán, khả năng tổ chức sắp đặt tốt.
THỦ TỤC VIÊN
Công việc chính là kiểm tra khách lên máy bay, làm thủ tục đăng ký và ký gửi hành lý cho khách. Yêu cầu sơ tuyển: tốt nghiệp PTTH, có thêm một số chứng chỉ theo yêu cầu của hãng hàng không, sử dụng thành thạo tiếng Anh, máy vi tính, sức khỏe tốt, thính lực tốt.
KỸ SƯ BẢO DƯỠNG MÁY BAY
Làm nhiệm vụ bảo dưỡng và sửa chữa động cơ, thân máy bay, cabin, các hệ thống trong máy bay, cánh máy bay và các bộ phận cấu thành khác trong máy bay.
Kỹ sư bảo dưỡng máy bay chuyên về điện tử có trách nhiệm bảo dưỡng, kiểm tra và dự đoán những lỗi xảy ra với hệ thống các thiết bị vô tuyến. Kỹ sự bảo dưỡng chuyên về cơ khí chịu trách nhiệm với hệ thống vỏ và máy móc cùng các phụ kiện của máy bay. Kỹ sư bảo dưỡng kết cấu chịu trách nhiệm về vỏ máy bay cùng các bộ phận hỗn hợp phi kim loại khác trong máy bay.
- Lưu trữ hồ sơ, chứng từ về việc sửa chữa máy bay.
Những kỹ sư này làm việc trực tiếp ngoài sân bay trong không khí ồn ào, khẩn trương, dưới mọi điều kiện thời tiết. Họ làm việc chủ yếu trong giờ hành chính, nhưng cũng có những trường hợp khẩn cấp phải làm thêm giờ, vào ngày nghỉ hay lễ Tết.
THỢ MÁY
Đây là lực lượng chính trong bộ phận bảo dưỡng kỹ thuật cho máy bay, có trình độ kỹ sư hoặc công nhân kỹ thuật.
Nhu cầu tuyển dụng của vị trí công việc này khá lớn với nhiệm vụ kiểm tra, theo dõi động cơ, xác định các trục trặc kỹ thuật và tiến hành sửa chữa. Nghề nghiệp này thường xuyên phải tiếp xúc với xăng dầu, hóa chất và dụng cụ nguy hiểm. Đôi khi bạn phải trèo thang, dàn giáo hay cố định một tư thế cúi, quỳ rất lâu để xem xét và sửa chữa máy móc. Công việc đòi hỏi ở bạn thể lực tốt, đôi bàn tay khéo léo, chính xác.
NGOÀI RA CÒN CÓ CÁC VỊ TRÍ NHƯ:
- Nhân viên hỗ trợ khách hàng, chuyên giúp khách giải quyết các thủ tục giấy tờ
- Nhân viên vận chuyển hành lý
- Nhân viên thông tin cung cấp thông tin cần thiết, giải quyết khiếu nại của khách.
- Nhân viên tìm kiếm hành lý thất lạc
- Nhân viên điều động để phối hợp giữa các bộ phận, cá nhân để đảm bảo chuyến bay thông suốt
- Nhân viên bán vé máy bay
- Nhân viên tiếp nhận và kiểm tra đóng gói, phân loại hàng hóa
- Nhân viên bảo vệ cảng hàng không
- Nhân viên cứu hộ cảng hàng không
- …
Cách Chọn Ngành Nghề Chuẩn
3 tiêu chí để giúp bạn chọn ngành nghề chuẩn:
Nếu sau khi đọc xong bài viết, bạn vẫn còn nhiều băn khoăn và chưa chắc chắn mình có phù hợp với ngành hàng không hay không, hãy tìm hiểu về công nghệ Sinh trắc vân tay CAD
CAD – Sinh trắc học dấu vân tay của anh Nguyễn Hữu Trí sẽ giúp bạn:
- Khai phá bản thân: tìm ra được ĐIỂM ĐẶC BIỆT của TÍNH CÁCH và TIỀM NĂNG não bộ
- Giúp các bạn KHÁM PHÁ NHANH HƠN điểm mạnh bẩm sinh – điểm yếu cố hữu – ƯU THẾ CẠNH TRANH trong công việc
- Tìm ra cho mình PHƯƠNG PHÁP làm việc theo đúng SỞ TRƯỜNG
- Khám phá về 8 loại hình thông minh và biết mình sở hữu loại nào
- Nắm bắt thiên hướng phát triển
Nguồn tham khảo: