Khả năng lập luận
Chia sẻ bài viết này
5
(1)

Tại sao nói “Lập luận là năng lực cốt lõi của tư duy”?

Khả năng lập luận của chúng ta đến từ những yếu tố nào và tại sao cần có lập luận?

Tất cả sẽ được giải mã trong bài viết dưới đây, cùng CAD theo dõi nhé!

Khả năng lập luận là gì? 

Có rất nhiều định nghĩa về lập luận tùy theo ngữ cảnh, nhưng đúc kết lại chúng ta có thể hiểu đơn giản rằng khả năng lập luận là hành động dùng ngôn ngữ để phân tích, chứng minh, giải thích cho một vấn đề nào đó nhằm thuyết phục người nghe đồng thuận với mình. 

Lập luận có 2 kiểu chính:

  • Thứ nhất lập luận theo kiểu rút ra kết luận từ tiền đề có trước để dẫn chứng cho vướng mắc hiện tại. Ví dụ khi chúng ta dùng định lý Pitago để chứng minh bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông trong một bài toán cụ thể; nó sẽ có dạng: Theo…. suy ra….
  • Thứ hai lập luận theo kiểu đưa ra các luận cứ, luận chứng để chứng minh/phản bác/đúc kết một vấn đề nào đó. Ví dụ khi chúng ta phản bác ý kiến “Ngủ 8 tiếng mỗi ngày để có sức khỏe tốt” bằng cách liên tục đưa ra lý do vì sao bản thân không đồng tình với nó, như việc phụ thuộc vào sinh lý, công việc, môi trường,….
Khái niệm khả năng lập luận
Khả năng lập luận là gì?

Tại sao cần có khả năng lập luận?

Khả năng lập luận xuất phát từ tư duy nhìn nhận, phân tích vấn đề của mỗi người. Người có tư duy về logic và chuyên môn càng cao thì khả năng lập luận càng tốt. Vì vậy có thể hiểu lập luận vừa là biểu hiện, vừa là năng lực cốt lõi của tư duy. Lấy một vài ví dụ về tầm quan trọng của khả năng lập luận trong cuộc sống, CAD sẽ xét trên 2 phương diện:

Trong công việc: 

Giả sử khi nhìn thấy rủi ro của dự án, khả năng lập luận sẽ giúp bạn đưa ra minh chứng khiến mọi người đồng tình với quan điểm của bạn; sau đó đề xuất phương án ứng phó đầy thuyết phục. 

Trong học tập:

Giáo viên ra đề bài “Anh/Chị nhận định như thế nào về quan điểm A của tác giả B?”, khi đó khả năng lập luận sẽ giúp bạn từng bước phân tích, đưa ra các luận điểm, luận cứ mang tính thuyết phục để chứng minh quan điểm của tác giả là đúng hay sai, vì sao. 

Tầm quan trọng của khả năng lập luận
Khả năng lập luận quan trọng như thế nào?

Sẽ ra sao nếu bạn không có khả năng lập luận?

Nếu không có khả năng lập luận chúng ta sẽ phải đối mặt với tình trạng gì? 

  • Không có khả năng thuyết phục người khác tin vào nhìn nhận và hành động của mình nên việc bị hiểu lầm, hiểu sai dễ dàng xảy ra 
  • Dễ dàng bị lấn át vì đuối lý, vì không đủ logic chứng minh đúng-sai
  • Dễ dàng bị người khác dẫn dắt, áp đặt vì không đủ lý lẽ bảo vệ quan điểm cá nhân
  • Nhận ra đúng/sai nhưng không tìm được cách chứng minh, hiểu nhưng không giải thích cho mọi người hiểu được
  • Hay bị mất phương hướng khi đứng trước quá nhiều luồng ý kiến do tư duy không vững và cách lập luận có nhiều lỗ hổng; sau đó bạn sẽ tự nghi ngờ bản thân đang đúng hay sai
  • Khó khăn trong việc đưa ra giải pháp vì khả năng phân tích kém
  • Không phù hợp với những nghề nghiệp đòi hỏi khả năng lập luận cao như luật sư, giảng viên, diễn giả,… 
Sức ảnh hưởng của khả năng lập luận
Để học tập và làm việc tốt, chúng ta rất cần khả năng lập luận

5 yếu tố cần có trong khả năng lập luận

Để lập luận mang lại kết quả tốt nhất bạn cần hội tụ đủ 5 yếu tố sau:

  • Tư duy logic: chưa bàn đến đúng/sai, mọi sự lập luận nếu không đủ logic về cách sắp xếp ý, nội dung truyền tải thì sẽ rất nhanh rơi vào ngõ cụt và bị người đọc/người nghe phản bác ngay lập tức.
  • Kiến thức chuyên môn: nếu lập luận của bạn dựa trên một nền tảng chuyên môn vững chắc thì người đọc/người nghe sẽ khó lòng phản bác vì mọi luận điểm đều bắt nguồn từ các định luật, kiến thức được thừa nhận là đúng. 
  • Khả năng nắm bắt tâm lý: ngoài sự sắc bén trong ngôn từ, nắm bắt được tâm lý đối phương sẽ giúp bạn chớp lấy thời cơ đưa ra luận điểm xác đáng khiến họ không thể phản bác và bị thuyết phục ngay sau đó.
  • Trí thông minh ngôn ngữ: khả năng vận dụng ngôn ngữ là yếu tố quan trọng quyết định thành bại của lập luận, với vốn từ kém bạn khó lòng diễn đạt suy nghĩ của mình chứ chưa nói đến nó có thuyết phục hay không. 
  • Trí thông minh tương tác: biểu hiện qua kỹ năng giao tiếp là một phần của khả năng lập luận, sự khôn khéo trong giao tiếp khiến đối phương dễ dàng có thiện cảm, tin tưởng bạn từ đó khả năng thuyết phục sẽ cao hơn. 
Yếu tố trong khả năng lập luận
5 yếu tố trong khả năng lập luận

Phương hướng rèn luyện khả năng lập luận

Đến đây bạn cần hiểu rằng khả năng lập luận không phải là một kỹ năng duy nhất mà được hợp thành từ nhiều yếu tố như tư duy logic, kiến thức chuyên môn, thông minh ngôn ngữ,… Vậy làm cách nào để rèn luyện cũng như phát triển khả năng này một cách toàn diện? Chúng ta cùng tham khảo một vài hướng đi sau nhé:

  • Xác định điểm quan trọng: nghiên cứu lại mục số 4 và tìm cách rèn luyện từng yếu tố; tại đây bạn có thể tiếp tục tìm kiếm các bài viết liên quan đến từng yếu tố kể trên để chắt lọc thông tin cần thiết.
  • Tìm người dẫn dắt: hãy theo dõi các diễn giả nổi tiếng và lắng nghe cách mà họ lập luận; bạn có thể học hỏi, tiếp nhận các thông điệp tích cực từ họ để có động lực rèn luyện mỗi ngày. 
  • Dựa vào tư vấn: tham khảo phương pháp Sinh trắc vân tay của CAD bạn sẽ nhận ngay về kết quả đánh giá năng lực cá nhân về điểm mạnh-điểm yếu-tiềm năng trong đó có tư duy lập luận và được tư vấn cụ thể về hướng rèn luyện phù hợp nhất. 
  • Tự rèn luyện: bạn có thể thử phân tích vấn đề dựa trên nhiều góc độ khác nhau, tập luyện truyền đạt nó sao cho thuyết phục nhất; hãy bắt đầu với việc xây dựng ý và đọc to nó, sau đó là thuyết trình trước mọi người. 
Rèn luyện khả năng lập luận
Cách rèn luyện khả năng lập luận

Trên đây là những thông tin cơ bản về khả năng lập luận mà CAD muốn gửi đến các bạn. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn đúng hơn về khái niệm lập luận và tìm được hướng rèn luyện phù hợp với bản thân.

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về chủ đề này hãy để lại bình luận bên dưới, đội ngũ CAD luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

Vote sao cho CAD nhé!

Đánh giá hiện tại: 5 / 5. Số lượng 1

Hãy là người vote sao đầu tiên cho CAD!