Giải mã trí thông minh không gian
Chia sẻ bài viết này
0
(0)

Bạn đã từng thắc mắc chưa: vì cái gì cùng một hình vẽ, cùng 12 cây chì màu trong tay, có người ta tạo nên nghệ thuật, có người chỉ như “điền màu vào chỗ trống”.

Bạn đã từng thử qua chưa: nặn lại bức tượng như trong video, bạn tự tin thành phẩm của mình được mấy phần giống mẫu?

Bạn đã đi lạc bao giờ chưa: có người được ví như “thổ địa”, có người đọc map vẫn lạc như thường…

Nếu bạn có chung thắc mắc với bất kì một điều nào ở trên hoặc bị thu hút bởi tiêu đề bài viết này thì bạn đã tìm đúng chỗ rồi. Chuẩn bị sẵn sàng mở khóa về TRÍ THÔNG MINH KHÔNG GIAN cùng CAD nhé!

Trí thông minh không gian là gì?

Trí thông minh không gian hay trí thông minh thị giác thuộc 8 LOẠI TRÍ THÔNG MINH được nghiên cứu bởi Howard Earl Gardner đề cập trong cuốn Frames of Mind: The theory of Multiple Intelligences (xuất bản năm 1983).

Vào thời điểm công bố thuyết đa thông minh, Howard Gardner đã thu hút rất nhiều sự quan tâm vì việc phân loại trí thông minh mở ra một góc nhìn mới về vấn đề nhìn nhận khả năng của một người. Điều tích cực nhất mà nó mang đến là giúp cho bản thân mỗi người cảm thấy tự tin vào chính mình, hiểu được rằng ai cũng có điểm mạnh riêng. 

Sau khi được áp dụng vào giáo dục, thuyết đa thông minh đã phát huy tác dụng trong việc giúp giáo viên nhìn nhận đúng khả năng của học sinh, sinh viên và có hướng giảng dạy phù hợp. 

Trí thông minh không gian
Trí thông minh không gian là gì?

Trí thông minh không gian trong đời sống thường nhật

Để nhận biết một người có trí thông minh không gian không hề khó. Bạn hoàn toàn có thể dựa trên quan sát những đặc điểm sau:

  • Đọc tốt bản đồ, nhận biết phương hướng tốt

Trong khi nhiều người không phân biệt được Đông-Tây-Nam-Bắc thì người có trí thông minh không gian lại rất giỏi tìm đường, nhớ đường và đọc hiểu bản đồ. Vậy nên nếu bạn là “thánh mù đường” thì có lẽ chỉ số thông minh không gian của bạn sẽ không được cao như kỳ vọng. Nhưng đừng lo lắng nhé vì chúng ta còn xét nhiều đặc điểm khác nữa!

  • Có khả năng hình dung được mọi thứ thông qua miêu tả bằng lời nói hoặc hình ảnh

Điều này xảy ra khi bạn nghe kể một câu chuyện và não bạn ngay lập tức hình dung ra toàn bộ khung cảnh theo đúng với mô tả. Hoặc trong lúc xem một video chỉ có hình ảnh hay một cuốn truyện tranh không lời bạn vẫn rất nhanh bắt được thông điệp mà tác giả muốn truyền tải.

  • Sắp xếp không gian xung quanh hợp lý, ngăn nắp, sáng tạo

Không chỉ là sắp xếp, người mạnh về trí thông minh không gian còn có khả năng bày trí nơi ở, nơi làm việc, khuôn viên một cách đầy sáng tạo. Hãy để ý theo dõi các mẫu decor phòng ngủ, văn phòng,… theo nhiều phong cách khác nhau, người tạo ra nó là minh chứng về thông minh không gian sáng giá nhất. 

Đặc điểm trí thông minh không gian
Trí thông minh không gian trong đời sống
  • Sử dụng tốt sơ đồ tư duy

Chắc chắn đã có ít nhất một lần bạn nghe qua về phương pháp học bằng sơ đồ tư duy lợi hại như thế nào. Tuy nhiên thực tế cho thấy không phải ai cũng tự tay vẽ ra được một sơ đồ tư duy hội đủ logic và thẩm mỹ. Nhóm người đam mê sáng tạo với mindmap, cảm thấy ghi nhớ dễ hơn nhờ trình bày dạng sơ đồ là nhóm mang đặc điểm tiếp theo của trí thông minh không gian. 

  • Khả năng tạo hình với đồ vật

Bạn đã xem người ta quay gốm, nặn tượng, tạc gỗ, thổi thủy tinh, lắp ráp mô hình lưu niệm chưa? Sự khéo léo và sáng tạo tuyệt vời ấy là một trong những đặc điểm của trí thông minh không gian. 

  • Sự phối hợp giữa tay và mắt rất nhịp nhàng

Dễ thấy nhất hãy quan sát các họa sĩ trong lúc họ ke viền nhân vật. Tay cầm cọ và mắt thực sự chăm chú; tay điều chỉnh lực và hướng đi cọ, mắt tập trung cao độ để đảm bảo về sắc độ vẽ ra đều đẹp, không xô lệch, mắt đi tới đâu cọ di tới đó. Sự phối hợp này phải rất nhịp nhàng để tạo ra một bức tranh hoàn hảo. 

  • Có trí nhớ tốt về hình ảnh và khuynh hướng nghệ thuật

Có thể bạn không nhớ đường nhưng sẽ nhớ rất rõ màu sắc, hình ảnh của các toà nhà, biển hiệu ven đường, đây cũng là một biểu hiện nhỏ về trí thông minh không gian. Hơn hết những người thiên về dạng trí thông minh này được đánh giá là có trí tưởng tượng phong phú, thích thiết kế, vẽ vời với thú vui sáng tạo không gian xung quanh. 

Điểm mạnh, điểm yếu của người thiên về trí thông minh không gian

“Được cái này, mất cái kia” là câu nói để hình dung những người thiên về trí thông minh không gian:

  • Bạn dễ dàng ghi nhớ bằng hình ảnh vì vậy học qua tranh ảnh, video sẽ giúp bạn tiếp thu tốt hơn. Ngược lại nếu phải lưu thông tin từ chữ và số thì đó là một thử thách đối với bạn. 
  • Bạn có niềm đam mê với việc tự tay thiết kế không gian xung quanh theo sở thích cá nhân. Nó sẽ rất tuyệt để tạo ra một không gian riêng mang đậm phong cách của bạn. Tuy nhiên không phải lúc nào chúng ta cũng chọn được môi trường ưng ý, style thiết kế trường học, văn phòng không hợp mắt chắc chắn sẽ khiến bạn rất khó chịu, thậm chí stress vì mọi thứ được bày trí không như ý. 
  • Người thiên về trí thông minh không gian rất nhạy cảm với bất cứ thay đổi nào của môi trường xung quanh nhất là về cách sắp xếp và màu sắc vì vậy họ dễ dàng chỉ ra sự sai biệt; mặt khác họ cũng dễ bị phân tâm bởi tiếng ồn.
  • Khuynh hướng nghệ thuật cùng trí tưởng tượng phong phú giúp người mạnh về trí thông minh không gian không ngừng cảm nhận và tạo ra những tác phẩm tuyệt vời. Tất cả những điều này đều phụ thuộc rất lớn vào cảm xúc, vậy nên đôi lúc họ sẽ bị cuốn theo những hình ảnh, tưởng tượng mang tính tiêu cực và stress vì nó. 
  • Việc đam mê sáng tạo giúp họ được thỏa mãn sở thích cá nhân. Điều này một mặt tạo hứng thú trong công việc, mặt khác có thể vì theo đuổi sự sáng tạo mà họ trở nên cầu toàn hơn, đầu tư nhiều thời gian hơn và có xu hướng vượt ra khỏi khuôn khổ. Vậy nên việc kiểm soát người mạnh về trí thông minh không gian không phải chuyện dễ dàng.
Điểm mạnh điểm yếu trí thông minh không gian
Tìm hiểu về trí thông minh không gian

Tại sao cần trau dồi trí thông minh không gian?

Như đã phân tích về đặc điểm cũng như điểm mạnh, điểm yếu của trí thông minh không gian, câu hỏi đặt ra rằng nó có thực sự quan trọng với sự phát triển của một người hay không? Ở đây CAD sẽ phân tích theo 2 trường hợp:

  • Trường hợp 1: công việc và mọi thứ xoay quanh bạn là những con số hoặc đòi hỏi sức mạnh thể chất hơn là sáng tạo nghệ thuật.
  • Trường hợp 2: bạn đang sống trong môi trường mà tất cả mọi việc đều cần sự sáng tạo, linh hoạt, thế giới của bạn đa màu đa sắc.

Chúng ta sẽ không bàn về trường hợp 2 vì trí thông minh không gian ở đây hiển nhiên là điều bắt buộc phải có, hơn hết bạn còn cần thực sự mạnh về một lĩnh vực nào đó để có chỗ đứng riêng. 

Trau dồi trí thông minh không gian
Làm thế nào để trau dồi trí thông minh không gian

Quay lại trường hợp thứ nhất, đa phần mọi người nghĩ trí thông minh không gian là điều không cần thiết. Nếu bạn đọc đến đây và cũng nghĩ như vậy thì quả là sai lầm!

Giá trị của trí thông minh không gian không hề gói gọn trong việc sáng tạo bằng hình ảnh, sự thật là chúng giúp bạn giải quyết được nhiều vấn đề trong cuộc sống như: “chống” mù đường; phối hợp tay-mắt nhịp nhàng trong việc làm bếp, tập luyện thể dục thể thao,…

Chưa kể việc “chôn chân” với chữ số hay rèn luyện thể chất là điều có thể khiến bạn trở nên cứng nhắc trong mắt người khác và cá nhân bạn cũng gặp khó khăn trong việc hòa nhập vào môi trường mới. Vậy nên trên con đường phát triển của một người không thể vắng bóng trí thông minh không gian.

Nó giống như việc để một cỗ máy vận hành trơn tru ngoài chức năng chính còn phụ thuộc đáng kể vào rất nhiều chức năng phụ trợ khác. Đây cũng là lý do vì sao chúng ta cần rèn luyện để trau dồi trí thông minh không gian. 

Trí thông minh không gian chiếm bao nhiêu % trong bạn?

Nếu đọc từ đầu bài viết bạn đã biết trí thông minh không gian chỉ là một trong 8 loại trí thông minh của con người. Hơn hết rất hiếm trường hợp nào mạnh đều toàn bộ các đặc điểm của một loại trí thông minh.

Chính vì vậy người ta mới dùng chỉ số % để đo lường về trí thông minh. Để nhận biết bản thân có trí thông minh không gian là điều không hề khó, bạn có thể tìm hiểu ở phần đầu bài viết này hoặc search từ khóa tương ứng trên Google; nhưng để đưa ra được con số chính xác chúng ta phải cần đến sự hỗ trợ của khoa học công nghệ.

Đến đây CAD gợi ý cho bạn tìm hiểu về phương pháp Sinh trắc học vân tay với khả năng khám phá năng lực bản thân thông qua từng chủng vân. Những đường vân này sẽ nói lên: 

  • ĐIỂM ĐẶC BIỆT trong TÍNH CÁCH và TIỀM NĂNG não bộ của bạn
  • Điểm mạnh bẩm sinh – điểm yếu cố hữu – ƯU THẾ CẠNH TRANH trong công việc
  • Chỉ ra PHƯƠNG PHÁP làm việc theo đúng SỞ TRƯỜNG
  • Chỉ số cụ thể của các loại trí thông minh bạn đang sở hữu 
  • CÔNG VIỆC PHÙ HỢP NHẤT VỚI BẠN theo đúng năng lực

Để được tư vấn kỹ hơn về phương pháp này, bạn vui lòng truy cập TẠI ĐÂY.

Ngoài ra khi sử dụng dịch vụ sinh trắc vân tay của CAD ngoài nhận bản báo cáo chi tiết bạn còn được chuyên viên tư vấn tận tình giải thích từng mục kết quả.

Hơn hết ý nghĩa quan trọng mà sinh trắc vân tay mang lại là giúp bạn định vị bản thân để lên kế hoạch rèn luyện phù hợp nhất. 

Cách rèn luyện trí thông minh không gian

Sau khi đã hiểu được tầm quan trọng của trí thông minh không gian điều bạn cần là tìm cách rèn luyện nó, CAD gợi ý đến bạn một số tips “nâng cấp” nhé:

  • Tưởng tượng hình ảnh từ những đám mây, hiện tượng tự nhiên hay nhân tạo 
  • Tự tạo hình ảnh, ký hiệu của riêng mình để ghi chú, nó có thể là dạng khoanh tròn, highlight, gạch chân,…
  • Học cách làm bản đồ nơi bạn ở, ngôi trường bạn học,…
  • Học cách thể hiện thông tin bằng nhiều dạng biểu đồ khác nhau
  • Khuyến khích sử dụng hình ảnh để diễn đạt suy nghĩ, lời nói trong học tập và công việc
  • Tham gia vào các lớp học vẽ, điêu khắc, chụp ảnh, quay phim,….
  • Chơi các trò chơi cần năng lực không gian thị giác cao như tìm điểm khác biệt giữa 2 hình vẽ, xếp ảnh phong cảnh, mê cung,…
  • Có thể chụp, vẽ lại những gì bạn ấn tượng 
  • Tự tay lên ý tưởng trang trí cho ngôi nhà của bạn
  • Sử dụng các phần mềm hỗ trợ vẽ-dựng 2D, 3D để rèn luyện khả năng sáng tạo, tính toán trong không gian.
Rèn luyện trí thông minh không gian
Cách rèn luyện trí thông minh không gian

Trên đây là ví dụ cho việc tự rèn luyện trí thông không gian và không có nghĩa là bạn cần làm tất cả những điều kể trên mới đạt được kết quả tốt.

Hãy nhớ rằng mỗi người đều có thiên phú riêng, nếu thực sự không thích vẽ bạn hoàn toàn có thể chuyên tâm vào việc chụp ảnh, decor nhà cửa hay chơi game giải trí, hãy làm điều khiến bạn thực sự cảm thấy thoải mái đó mới là hướng rèn luyện đúng.

Nghề nghiệp phù hợp với người mạnh về trí thông minh không gian

Dựa trên những đặc điểm của trí thông minh không gian, những người thiên về loại trí thông minh này phù hợp với nghề nghiệp như: kiến trúc sư, designer, phi công, bác sĩ thẩm mỹ, họa sĩ, đầu bếp, cameraman, hướng dẫn viên du lịch, thiết kế thời trang,…

Lấy một ví dụ về thiên tài trí thông minh không gian phải kể đến César Pelli – vị kiến trúc sư tài ba của Argentina. Ông nổi tiếng với những ý tưởng táo bạo về thiết kế cách tân được minh chứng bằng tấm huy chương vàng Viện kiến trúc sư Hoa Kỳ (1991). Một số tác phẩm của César Pelli bao gồm: tòa TWA Terminal ở sân bay JFK – New York, hệ thống trường Cao đẳng Stiles & Morse, văn phòng Đôi Petronas Twin Towers cao 450m tại thủ đô Kuala Lumpur,… Với những đóng góp to lớn trong lĩnh vực kiến trúc hiện đại, ông được bổ nhiệm làm Giám đốc thiết kế tại DMJM, Chủ nhiệm khoa kiến trúc tại Đại học Yale. Là một trong những tinh anh trong làng kiến trúc, César Pelli trở thành thần tượng của không ít sinh viên và những người yêu thích kiến trúc trên khắp thế giới. 

Nhân vật trí thông minh không gian
César Pelli – Nhân vật điển hình cho trí thông minh không gian 

Trên đây là toàn bộ những thông tin về trí thông minh không gian mà CAD muốn gửi đến các bạn. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về loại trí thông minh đặc biệt này bạn đừng ngại bình luận bên dưới bài viết để CAD có cơ hội chia sẻ cùng bạn nhiều hơn. 

Cuối cùng đừng quên đánh giá sao trước khi thoát trang nhé. Chúc mọi người có được hướng phát triển phù hợp.

Vote sao cho CAD nhé!

Đánh giá hiện tại: 0 / 5. Số lượng 0

Hãy là người vote sao đầu tiên cho CAD!