Bên cạnh những chuyên ngành về nghiên cứu, khám chữa bệnh cho người như nhi, răng hàm mặt, đa khoa,… ngành y còn có một lĩnh vực ý nghĩa không kém đó là THÚ Y.
Đặc biệt trong điều kiện thời tiết thay đổi thất thường như hiện nay ngành Thú y là lá chắn quan trọng đối phó với các loại dịch bệnh trên động vật.
Chưa kể ngoài nông nghiệp, bác sĩ thú y hiện nay còn có thể mở phòng khám cho thú cưng với thu nhập đáng kể.
Còn điều gì bạn cần biết về ngành học đặc biệt này? Cùng CAD khám phá nhé!
Ngành Thú y là gì?
Ngay tên gọi của ngành học này, Thú y là ngành y cho động vật, cụ thể là vật nuôi của con người hoặc các loài động vật hoang dã khác. Vậy nên đối tượng phục vụ của ngành thú y hoàn toàn khác biệt so với các chuyên ngành khác của nghề y.
Xét về khái niệm ngành học, thú y là ngành nghiên cứu ứng dụng những kiến thức y học về chẩn đoán, phòng và điều trị bệnh cho động vật.
Theo học ngành Thú y các bạn sẽ được trang bị kiến thức dịch tễ, lâm sàng, kỹ thuật chẩn đoán, ngoại khoa, giải phẫu,… cùng với hiểu biết về luật phòng chống dịch bệnh.
Ngoài ra bạn cũng sẽ được học thêm một số kỹ năng tư vấn kỹ thuật, công nghệ, kinh doanh chăn nuôi nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Vì sao nên học ngành Thú y?
Để trả lời cho câu hỏi: “Vì sao nên học ngành thú y?” chúng ta cần xét ở 2 góc độ: Nhu cầu thị trường & Bản thân ngành học:
Nhu cầu thị trường
- Thời tiết thay đổi thất thường, ngành chăn nuôi luôn đứng trước nguy cơ bùng phát dịch bệnh và người dân rất cần sự tư vấn, hỗ trợ từ các bác sĩ thú y để đảm bảo lợi ích kinh tế và duy trì bầy đàn khỏe mạnh.
- Việc tự ý cứu chữa vật nuôi bằng phỏng đoán không căn cứ rất dễ dẫn đến tình trạng tệ hơn, vì vậy chúng ta cần có người đầy đủ chuyên môn để đưa ra chẩn đoán và hướng điều trị kịp thời.
- Từ các hộ kinh doanh nhỏ cho đến những trang trại lớn đều cần cố vấn kỹ thuật trước khi tiến hành xây dựng chuồng trại và đầu tư con giống. Chuyên gia về thú y sẽ cho chúng ta biết cách xử lý chất thải an toàn và phòng chống dịch bệnh hiệu quả.
- Ngành chăn nuôi dần ứng dụng khoa học công nghệ để tăng năng suất, ngoài các kỹ sư nông nghiệp, nhân viên thú y cũng góp phần vào việc hướng dẫn người dân sử dụng máy móc, kỹ thuật, thuốc,… đúng tiêu chuẩn.
- Xu hướng nuôi thú cưng và đầu tư cho chúng ngày càng tăng cao đặc biệt ở khu vực thành thị. Giá dịch vụ cho thú cưng không hề rẻ nhưng nhiều người vẫn sẵn sàng chi số tiền lớn để chăm sóc chúng nên làm bác sĩ thú y cũng có thu nhập đáng kể.
Bản thân ngành học
- Điểm lợi đầu tiên là tần suất làm việc của các bác sĩ thú y không dày đặc như bác sĩ ở chuyên ngành khác, ít trực đêm hay làm việc xuyên lễ.
- Được tiếp xúc với các loại động vật mỗi ngày nên đặc biệt phù hợp với người yêu thích động vật.
- So với con người, khám chữa bệnh cho động vật ít phức tạp hơn.
Ngành Thú y ra trường làm nghề gì?
Sinh viên tốt nghiệp ngành thú y có thể đảm nhiệm các vị trí cán bộ kỹ thuật, chuyên viên nghiên cứu tại các doanh nghiệp lĩnh vực chăn nuôi và thú ý như De Heus, Vemedim, Greenfeed, Sunjin, Japfa, Navetco,,…; các đơn vị khuyến nông, chi cục chăn nuôi,… hoặc tiếp tục học lên trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ để phục vụ nghiên cứu chuyên sâu, giảng dạy ở trường Đại học, Cao đẳng.
Ngoài ra sinh viên còn có thể làm việc tại các bệnh viện thú y, sở thú hoặc tự mở các phòng khám, trạm thú y của riêng mình.
Về mức độ thăng tiến tại doanh nghiệp các bạn có thể tham khảo qua video sau:
Học ngành Thú y nên chọn Đại học hay Cao đẳng?
Hiện nay ngành Thú y được đưa vào giảng dạy ở nhiều trường Đại học, Cao đẳng trên cả nước. Cũng giống như những chuyên ngành khác của y học, thú y thực sự quan trọng về bằng cấp chuyên môn.
Vậy bằng Đại học hay Cao đẳng đâu mới là lựa chọn an toàn? Xem ngay video bên dưới để đưa ra lựa chọn sáng suốt nhé:
Học ngành Thú y có khó không?
Để trả lời cho câu hỏi: “Học ngành thú y có khó không?” chúng ta hãy cùng điểm danh top 5 mặt trái của ngành học này nhé. Và bạn sẽ là người tự đánh giá:
- Combo Hóa-Sinh nâng cấp: nếu không giỏi Hóa-Sinh và cũng không thích học 2 môn này thì hãy ngay lập tức từ bỏ ý định trở thành bác sĩ thú y nhé vì bạn sẽ phải học combo Hóa-Sinh nâng cao và ứng dụng.
- Những “bệnh nhân” không biết nói: đối tượng của thú y là động vật và chúng sẽ không thể nói cho bạn biết bản thân đang đau ở đâu, khó chịu chỗ nào, việc của bạn là phải tự quan sát và chẩn đoán.
- Nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm: tiếp xúc với mầm bệnh mang lại nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm từ động vật qua người và ngược lại.
- Tiếng Anh chuyên ngành: phần lớn các loại tài liệu học và thông tin thuốc, bệnh trạng,… hầu hết được viết bằng tiếng anh; vậy nên nếu yếu anh văn thì bạn rất lâu nữa mới ra trường được!
- Kiến thức siêu rộng: bạn sẽ phải đối mặt với kiến thức nội-ngoại khoa, giải phẫu, ký sinh, vi khuẩn, dinh dưỡng, sản, quản lý dịch bệnh, công nghệ,…
Tố chất cần có ở người học ngành Thú y
Để học và làm việc trong ngành Thú y bạn cần tập hợp những tố chất sau:
- Khả năng tự học: ngoài kiến thức trên trường bạn cần phải đọc thêm giáo trình, sách, báo, kết quả nghiên cứu của các tác giả nhau để cập nhật kịp thời công nghệ mới, thông tin dịch bệnh,…
- Kiên trì: kiến thức ngành thú y không chỉ nhiều mà còn dài và khó nhớ vì vậy đòi hỏi người học phải thực sự chăm chỉ và kiên trì.
- Kỹ năng tổng hợp và phân tích: bạn sẽ phải làm rất nhiều bài báo cáo nên cần có tư duy phân tích, tổng hợp vấn đề/dữ liệu tối ưu nhất.
- Kỹ năng thuyết trình: học ngành thú y ngoài báo cáo bạn còn phải trải qua rất nhiều lần thuyết trình về đề tài nghiên cứu và kỹ năng thuyết trình chiếm một phần quan trọng trong kết quả đánh giá về bạn.
- Tư duy logic: ngoài phục vụ cho những con số trong bài báo cáo, tư duy logic là điều kiện cần trong việc chẩn đoán bệnh trạng.
- Sự yêu thích: nói cách khác bạn phải là người yêu động vật và thích làm những công việc giúp ích cho các loài động vật.
Sau khi đọc qua một loạt những tố chất cần có ở người học ngành Thú y và bạn vẫn phân vân liệu ngành học này có thực sự phù hợp với mình hay không thì đó là dấu hiệu cho thấy bạn chưa thực sự nhìn rõ khả năng của mình.
Vậy nên điều bạn cần làm lúc này là tìm cách định vị lại bản thân, CAD gợi ý đến bạn phương pháp Sinh trắc vân tay – chiếc chìa khóa giúp chúng ta:
- Tìm ra được ĐIỂM ĐẶC BIỆT của TÍNH CÁCH và TIỀM NĂNG não bộ thông qua dấu vân tay.
- Giúp các bạn KHÁM PHÁ NHANH HƠN điểm mạnh bẩm sinh – điểm yếu cố hữu – ƯU THẾ CẠNH TRANH trong công việc.
- Tìm ra cho mình PHƯƠNG PHÁP làm việc theo đúng SỞ TRƯỜNG.
- Khám phá về 8 loại hình thông minh và biết mình sở hữu loại nào.
- Nắm bắt thiên hướng phát triển ngành nghề theo đúng tiềm năng và sở thích, tìm ra CÔNG VIỆC PHÙ HỢP NHẤT VỚI BẠN.
Để được tư vấn kỹ hơn về phương pháp này, bạn vui lòng truy cập TẠI ĐÂY.
Hoặc xem video bên dưới để tự test lại chính mình với 3 tiêu chí chọn ngành nghề chuẩn nhé:
Tips rèn luyện để học tốt ngành Thú y
Mỗi người sẽ phù hợp với một phương pháp học khác nhau vậy nên CAD sẽ đưa ra cho bạn một vài tips rèn luyện và cá nhân bạn cần ứng dụng nó theo cách của riêng mình để đạt hiệu quả cao nhất nhé:
- Tập thói quen ghi chép theo keyword: kiến thức là vô tận và chắc chắn bạn không thể nhớ tất cả, cũng không thể ghi chép mọi thứ nên hãy tập thói quen “ghim” chúng lại bằng các keyword; việc này vừa giúp bạn tiết kiệm thời gian vừa tổng hợp kiến thức tốt hơn.
- Tham gia các dự án tình nguyện/bảo trợ động vật: điều này sẽ cho bạn cơ hội trải nghiệm môi trường làm việc trong tương lai, mở rộng mối quan hệ, học hỏi kinh nghiệm và củng cố thêm tình yêu thương động vật.
- Trao đổi với giảng viên chuyên môn: với bất kỳ thắc mắc hay ý kiến nào đừng ngại trao đổi với giảng viên chuyên môn, họ sẽ giúp bạn có thêm nhiều hướng giải quyết tối ưu hơn.
- Tự diễn giải lại bài giảng theo cách hiểu của mình: bạn hãy thử tự thuật lại bài giảng trước gương, đọc to nó, điều này vừa giúp não ghi nhớ sâu hơn vừa là cách rèn khả năng thuyết trình hiệu quả.
- Lên kế hoạch học tiếng anh: hãy tập trung học từ năm nhất và duy trì việc học, ứng dụng tiếng anh trong cuộc sống thường nhật như đọc sách tiếng anh, giao tiếp, xem phim, ghi chú bằng tiếng anh; việc phổ ngoại ngữ xung quanh sẽ giúp bạn dễ dàng ghi nhớ chúng hơn là chỉ học trong sách.
- Rèn luyện thể dục thể thao: để học tốt bất cứ ngành nghề nào sức khỏe là điều kiện tiên quyết vì vậy hãy dành thời gian cho việc tập thể dục và duy trì ăn uống điều độ nhé.
Trên đây là tất cả thông tin về ngành Thú y mà CAD muốn gửi đến các bạn. Hy vọng rằng bài viết này sẽ phần nào giúp ích cho những ai đang có ý định theo đuổi ngành học này.
Hoặc nếu cần tìm cách nào đó để “đánh thức” đam mê nghề nghiệp trong bạn hãy dừng lại ít phút xem video bên dưới nhé:
Trước khi thoát trang đừng quên để lại đánh giá bằng cách chấm sao nhé. Cảm ơn bạn đã dành thời gian cho bài viết này. Chúc một ngày tốt lành!