Chia sẻ bài viết này
0
(0)

Hàng triệu lượt theo dõi

Hàng trăm bình luận

Hàng nghìn đơn hàng được bán ra

…..

Tất cả những điều tuyệt vời này đều là bí quyết đến từ một trong những ngành nghề hot nhất hiện nay – MARKETING!

Ngành Marketing gắn liền với sự bùng nổ, sáng tạo và người làm marketing luôn tràn đầy sức trẻ và linh hoạt trong mọi hoàn cảnh. Đặc biệt với thế hệ Gen Z, marketing chính xác là một trong những ngành học có sức hút cực khủng!

Điều gì khiến Marketing trở nên “thần thánh” như vậy? Hào quang của nó đến từ đâu? Đọc ngay bài viết bên dưới để có câu trả lời bạn nhé!

Ngành Marketing là gì?

Marketing là một hình thức TIẾP THỊ nhằm mục đích kết nối sản phẩm với khách hàng. Marketing bao gồm tất cả những việc cần thực hiện để THU HÚT – DUY TRÌ mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng. 

Như vậy ngành Marketing hiểu đơn giản là ngành học cách làm sao để thu hút và duy trì mối quan hệ giữa thương hiệu-khách hàng. Học marketing bạn sẽ được cung cấp kiến thức về nghiên cứu thị trường, thị hiếu, hành vi người tiêu dùng để lên chiến lược tiếp thị hiệu quả.

Marketing & Marketer
Marketing là gì?

Lịch sử phát triển của ngành marketing từ 1.0 đến 5.0:

Để biết được ngành marketing đã thay đổi như thế nào trong thời đại số chúng ta hãy quay ngược thời gian về năm 1760:

MARKETING 1.0: xuất hiện khi cách mạng công nghiệp bùng nổ, nhu cầu thị trường tăng đột biến, cung không đủ cầu. Khi đó marketing lấy sản phẩm làm trung tâm, cạnh tranh gay gắt về chất lượng và tính năng sản phẩm. 

MARKETING 2.0: bắt nguồn từ cuộc Cách mạng công nghệ thông tin khi internet trở nên phổ biến và việc tiếp cận thông tin trở nên dễ dàng hơn thời kỳ trước. Marketing chuyển sang lấy khách hàng làm trung tâm, doanh nghiệp bắt đầu cố gắng định vị thương hiệu trong lòng khách hàng.

MARKETING 3.0: được kích hoạt bởi công nghệ tương tác khi mà máy tính, smartphone trở nên phổ biến giúp người dùng tiếp cận thông tin và tương tác với nhau một cách nhanh chóng. Từ đây marketing lấy con người làm trung tâm, tập trung định vị sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị của doanh nghiệp mang đến cho xã hội.

MARKETING 4.0: biến đổi để thích nghi trong kỷ nguyên số, marketing lấy con người làm trung tâm, ứng dụng công nghệ để tạo sự kết nối giữa thương hiệu và khách hàng. IOT (Internet of Things – Vạn vật kết nối), Cloud (điện toán đám mây), Big Data, AI lần lượt được ứng dụng trong marketing để tăng tính tiếp cận người dùng. 

MARKETING 5.0: thừa hưởng từ 4.0 và các bước phát triển thực tế hơn trong việc ứng dụng các công nghệ bắt chước con người (công nghệ kế tiếp) để giao tiếp, sáng tạo, truyền tải và nâng cao giá trị trong suốt hành trình của khách hàng. Các công nghệ kế tiếp này bao gồm AI, NLP, cảm biến, robot, thực tế tăng cường (Augmented Reality – AR), thực tế ảo (Virtual reality – VR), IoT, blockchain.

Các phương thức Marketing
Các phương thức Marketing

Vai trò của ngành marketing trong doanh nghiệp:

Marketing là một bộ phận cực kỳ quan trọng trong doanh nghiệp đặc biệt trong xu hướng cạnh tranh khốc liệt và sự phát triển công nghệ, mạng xã hội,… như hiện nay.

Có 6 lợi ích vàng mà ngành marketing mang lại cho doanh nghiệp:

  • Thứ nhất: marketing cung cấp thông tin sản phẩm cho khách hàng, giúp họ biến đến sản phẩm của bạn giữa rất nhiều mặt hàng cạnh tranh.
  • Thứ hai: marketing giúp duy trì mối quan hệ của thương hiệu với khách hàng trước-trong-sau khi họ sử dụng sản phẩm.
  • Thứ ba: marketing giúp doanh nghiệp tương tác với khách hàng mọi lúc mọi nơi trên nhiều nhiều nền tảng khác nhau, điều này vừa chăm sóc khách hàng vừa kích thích khả năng mua hàng của khách.
  • Thứ tư: marketing giúp doanh nghiệp bán được hàng, có nghĩa là nó sẽ liên tục lặp lại thu hút và kích thích người tiêu dùng mua hàng nhờ vào chiến lược về giá, khuyến mãi, giá trị sản phẩm,…
  • Thứ năm: marketing nâng cao lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhờ vào chiến lược tiếp thị khôn khéo, tối ưu chi phí.
  • Thứ sáu: marketing tạo ra khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp, thậm chí đó có thể là khách hàng từ phía đối thủ.
Vai trò Marketing trong doanh nghiệp
Vai trò Marketing trong doanh nghiệp

Thực trạng ngành marketing tại các doanh nghiệp

Toàn cầu hóa kéo theo sự cạnh tranh gay gắt về hàng hóa và dịch vụ. Vì vậy các doanh nghiệp rất cần một đội ngũ marketing chuyên nghiệp để định vị thương hiệu của mình trên thị trường. Điều này đã mở ra cơ hội phát triển rộng mở cho ngành marketing trong tương lai, đặc biệt là Digital Marketing.

So sánh mức lương ngành Marketing
So sánh mức lương ngành Marketing

 

Các doanh nghiệp dần ý thức được tầm quan trọng của marketing và đầu tư cho mảng này ngày càng nhiều. Đồng nghĩa với việc họ sẵn sàng trả giá cao đề có nguồn nhân lực chất lượng. Và người làm marketing, đặc biệt cho các doanh nghiệp vừa-nhỏ bắt buộc phải đa nhiệm kiến thức lẫn kỹ năng để cùng lúc xử lý hàng loạt các hạng mục.

Tố chất cần có của một Marketer chuẩn trong ngành Marketing:

MARKETER  là những người làm việc trong lĩnh vực marketing. Họ sẽ phụ trách việc nghiên cứu toàn bộ về thị trường, đối thủ, insight khách hàng để lên kế hoạch triển khai từng khâu trong marketing hướng tới mục tiêu tiếp thị sản phẩm. 

Để trở thành một Marketer chuẩn bạn cần:

  1. Nhạy bén và yêu thích sự sáng tạo, không đi theo lối mòn.
  2. Là người có thể không nhiệt tình nhưng rất thân thiện và cởi mở.
  3. Có khả năng sáng tác văn/thơ/nhạc/truyện… và cảm thụ nghệ thuật khá tốt.
  4. Là người sống rất cảm xúc dù bề ngoài tỏ ra không quan tâm.
  5. Luôn muốn nói lên cảm nhận và ý kiến của mình trước mọi người.
  6. Được đánh giá là hoạt ngôn, hài hước.
  7. Biết cách lắng nghe và đồng cảm với người khác.
  8. Có khả năng nghĩ ra rất nhiều phương án cho một vấn đề và luôn tính đến rủi ro.
  9. Rất hay quan sát hành vi của mọi người xung quanh từ đó biết được phần nào tính cách của họ.
  10. Nhạy bén với những con số và biết cách phân tích, tổng kết vấn đề.
Kiểm tra độ phù hợp với ngàng Marekting
Bạn có thực sự phù hợp để học ngành Marketing?

Sau khi đã nghiền ngẫm 10 đặc điểm trên hãy cho CAD biết bạn đạt bao nhiêu điểm bằng cách comment bên dưới bài viết nhé. Bạn sẽ không cô đơn đâu, ở đây có rất nhiều đồng đội đấy!

Có nên lựa chọn học ngành Marketing?

Việc nên hay không nên lựa chọn học ngành này sẽ cần được cân nhắc kỹ càng thông qua việc bạn dành thời gian để trả lời 3 câu hỏi quan trọng trong việc định hướng nghề nghiệp:

(bạn có thể tham khảo thêm về phương pháp định hướng nghề nghiệp qua bài viết này để hiểu rõ hơn)

  1. Điều bạn yêu thích và mong muốn có được khi làm ngành Marketing?
  2. Điểm mạnh gì có thể phát triển, điểm yếu gì cần lưu ý cải thiện để đạt được kết quả khi theo đuổi ngành Marketing?
  3. Sau khi học xong bạn sẽ dự tính làm việc ở đâu và lên những cấp bậc gì trong ngành Marketing?

Với những câu hỏi này, bạn sẽ từng bước rõ ràng hơn về quyết định của chính mình.

Với câu hỏi số 1, bạn sẽ nhìn ra được điều mình thực sự muốn khi theo đuổi ngành này từ đó trở thành động lực giúp bạn vượt qua nhiều khó khăn, chông gai khi theo đuổi.

Ví dụ: Bạn muốn trở thành một người Chuyên viên Marketing vì bạn mong muốn sau này có thể làm Marketing cho cửa hàng kinh doanh thú cưng của chính mình.

Với câu hỏi số 2, sẽ giúp bạn tự tin hơn vào bản thân khi đã hiểu về năng lực của chính mình.

Để trả lời được câu hỏi này, bạn cần đối chiếu lại bản thân trong quá khứ, dựa vào những đánh giá từ những người xung quanh làm cơ sở để trả lời.

Hoặc để nhanh hơn bạn có thể sử dụng một số công cụ hỗ trợ xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản thân như: Sinh trắc vân tay, trắc nghiệm MBTI, DISC,… 

Ví dụ:

Dựa công cụ Sinh trắc vân tay, có thể tạm chia thành 2 thiên hướng chính:

  • Thiên hướng về hoạt động vận động nhiều: với năng lực này sẽ phù hợp với những các mảng tổ chức sự kiện hoặc các hoạt động giải trí, hỗ trợ cộng đồng.
  • Thiên hướng về hoạt động online: với năng lực này bạn sẽ phù hợp với các vị trí làm về làm nội dung trên các kênh mạng xã hội như: Youtube, Facebook,…
nganh-marketing
2 thiên hướng: vận động nhiều và hoạt động online

Với câu hỏi số 3, bạn sẽ giúp bạn đưa giấc mơ trở về thực tế để từ đó đảm bảo rằng bạn sẽ có thể làm được điều mình thích, phù hợp nhưng vẫn có thể có thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình.

Để trả lời bạn sẽ cần thu thập thông tin về ngành dựa trên mối quan hệ, bố mẹ, anh chị, thầy cô,… để tìm ra hướng công việc phù hợp.

Hy vọng nội dung bài viết này sẽ hữu ích với bạn!

Nếu bạn đang vẫn còn đang băn khoăn về định hướng nghề nghiệp phù hợp của bản thân và cần sự giúp đỡ.

Đừng ngại! Hãy liên hệ với CAD để được tư vấn và hỗ trợ bạn nhé!

Vote sao cho CAD nhé!

Đánh giá hiện tại: 0 / 5. Số lượng 0

Hãy là người vote sao đầu tiên cho CAD!

NHỮNG NỘI DUNG TƯƠNG TỰ